Đau khớp vai: Triệu chứng có đáng lo ngại?

Đau khớp vai do tổn thương các cấu trúc phần mềm quanh khớp (Gân, cơ, dây chằng, bao khớp) là nguyên nhân khá phổ biến gây khó chịu và ảnh hưởng sinh hoạt, làm việc của nhiều người hiện nay. Vậy nguyên nhân là gì? Có cần thiết phải quan tâm khám và điều trị sớm hay không? Hãy cùng YouMed tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau.

1. Nguyên nhân gì gây đau khớp vai?

Khớp vai là một trong những khớp lớn của cơ thể, gồm nhiều khớp tham gia. Chức năng của khớp vai cho phép chúng ta thực hiện nhiều động tác phục vụ đời sống, sinh hoạt và làm việc.

Đau khớp vai là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh lý viêm quanh khớp vai, có thể xảy ra sau một chấn thương với cường độ mạnh tại vùng vai, nhưng kể cả không có chấn thương, bạn vẫn có thể mắc bệnh, bởi các nguyên nhân gây ra:

  • Khi bạn dang tay và đưa tay lên cao quá đầu, hai đầu mấu xương sẽ vô tình kẹp các gân cơ xoay ở khớp vai, lặp lại liên tiếp và lâu dần sẽ làm tổn thương các gân cơ này.
  • Khi bạn khép tay, cũng có thể làm giảm lượng máu nuôi các gân vùng vai do chỏm xương cánh tay ép vào.

Ngoài ra, bạn có thể bị do các nguyên nhân:

Đau khớp vai: Triệu chứng có đáng lo ngại?
Hình ảnh minh họa khớp vai bị viêm

2. Bạn có cần lo lắng khi bị đau khớp vai không?

Khi bạn bị đau khớp vai, thường sẽ không quá đau đớn, nhưng dễ gây khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Điều đáng lo ngại hơn, nó có thể đi kèm hạn chế vận động khớp và đứt các gân vùng vai. Nếu bạn không có sự quan tâm đúng mực và điều trị sớm, bạn có thể bị “đông cứng” khớp vai, đứt gân, và việc phục hồi vận động về bình thường là khó khăn.

3. Khi nào chúng ta cần đi khám đau khớp vai?

Bác sĩ sẽ khuyên bạn đến khám chuyên khoa cơ – xương – khớp trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh trên 50 tuổi và bị đau khớp vai, đặc biệt thường hay bị căng thẳng thần kinh.
  • Bị đau kéo dài sau chấn thương, hoặc phải bất động bằng bó bột kéo dài.
  • Có đau khớp vai kèm hạn chế hoặc mất hoàn toàn các động tác khớp vai, nhất là động tác dạng cánh tay và quay cánh tay.
  • Đau khớp vai xuất hiện đột ngột với tính chất dữ dội.
Đau khớp vai: Triệu chứng có đáng lo ngại?
Khi nào chúng ta cần đi khám đau khớp vai?

4. Điều trị đau khớp vai như thế nào?

Khi đã loại trừ các tổn thương gãy xương ở khớp vai, bác sĩ có thể điều trị đau khớp vai của bạn bằng các phương pháp như sau:

  • Chỉ định các thuốc giảm đau, giãn cơ và chống viêm.
  • Tiêm thuốc chống viêm tại khớp vai: Có thể tiêm thuốc vào bao gân bị tổn thương, hoặc tiêm nong trực tiếp vào khớp vai để bóc tách tổ chức xơ dính trong trường hợp bạn bị “đông cứng” khớp vai.
  • Hướng dẫn tập vật lý trị liệu sớm khi các triệu chứng đau đã giảm sau điều trị. Bạn có thể được áp dụng liệu pháp “đắp bùn”, hoặc điều trị bằng sóng ngắn, siêu âm hỗ trợ.
  • Phẫu thuật cắt bao khớp, nối gân thường chỉ áp dụng cho một số trường hợp nặng.

Đánh giá chung của các bác sĩ chuyên khoa cơ – xương – khớp, phương pháp điều trị hiệu quả nhất đau khớp vai trong các bệnh lý viêm quanh khớp vai là tiêm thuốc tại chỗ, nhưng đòi hỏi thực hiện tại cơ sở chuyên khoa.

Đau khớp vai rất phổ biến và thường gặp, có thể liên quan đến các tổn thương nặng và gây hậu quả nặng nề về mất chức năng vận động khớp vai. Biến chứng nặng nề hơn do sự chủ quan và quan tâm chưa đúng mực ở nhiều người bệnh. Khám và điều trị sớm khi bị đau khớp vai sẽ giúp tăng khả năng hồi phục và khỏi hoàn toàn cho người bệnh.

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu