Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng

Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là khoảng 2,5 triệu người. Trong đó, nhóm người lớn trên

Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là khoảng 2,5 triệu người. Trong đó, nhóm người lớn trên 70 tuổi vào khoảng 1,23 triệu, chiếm 50% số người tử vong liên quan đến viêm phổi. Vậy, tại sao viêm phổi ở người lớn tuổi lại nguy hiểm và đâu là dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi để nhận biết sớm và điều trị kịp thời? Cùng tìm hiểu ngay! 

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng khiến cho các phế nang bình thường chứa đầy không khí bị thay thế bởi chất lỏng và mủ. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn, virus và nấm. Viêm phổi là vấn đề rất được quan tâm ở trẻ em, tuy nhiên, bệnh lại chưa được quan tâm đúng mức ở người lớn tuổi – một trong những đối tượng nguy cơ cao chuyển biến nặng và gặp biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

Triệu chứng viêm phổi ở người lớn tuổi

Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng

Các triệu chứng viêm phổi ở người lớn tuổi có thể khác với triệu chứng ở các nhóm tuổi khác. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Cảm thấy mệt, run rẩy, đứng không vững, tăng nguy cơ té ngã
  • Có thể không bị sốt, một số người còn có nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường
  • Thờ ơ, lú lẫn hoặc mê sảng
  • Giảm khả năng thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày
  • Thở nhanh, khó thở
  • Nhịp tim nhanh
  • Tiêu chảy
  • Tiểu tiện không tự chủ
  • Chán ăn
  • Bệnh lý nền trở nặng hơn.

Các triệu chứng ở người lớn tuổi thường nhẹ hơn, khó phát hiện hơn và có thể khác với các triệu chứng điển hình của viêm phổi. Người chăm sóc hoặc bản thân người bệnh thường không nhận ra cho đến khi các dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi bắt đầu xuất hiện. Điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ trong chẩn đoán và bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị.

Tuy nhiên, người lớn vẫn có thể có các triệu chứng điển hình của viêm phổi như: ho có hoặc không có đờm, sốt, ớn lạnh, đau ngực đặc biệt nặng hơn khi hít thở sâu hoặc ho, mệt mỏi, thở nhanh, hụt hơi.

Nếu người lớn hơn 65 tuổi có các triệu chứng trên, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi

Viêm phổi có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng ở người lớn tuổi. Do đó, việc phát hiện sớm là rất quan trọng. Các biểu hiện sau là dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi, cần phải đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Khó thở, nhịp thở nhanh
  • Đau ngực
  • Móng tay, mặt hoặc môi tái xanh
  • Ho có đờm nghiêm trọng
  • Nhiệt độ cơ thể bất thường, chẳng hạn như sốt cao (từ 40 độ C trở lên) hoặc nhiệt độ thấp hơn bình thường (35 độ C trở xuống)
  • Lú lẫn (mới xuất hiện, không do bệnh lý trước đó), mê sảng hoặc thay đổi trạng thái chức năng (không thể thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày một cách bình thường).

Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng

Viêm phổi ở người lớn nguy hiểm như thế nào?

Vì sao bệnh viêm phổi thường nặng hơn ở người lớn tuổi?

Có một số lý do khiến bệnh viêm phổi nguy hiểm hơn ở người lớn tuổi:

  • Hệ thống miễn dịch con người suy yếu một cách tự nhiên khi chúng ta già đi.
  • Người lớn tuổi có nhiều khả năng mắc các bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc bệnh tim, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.
  • Người lớn tuổi phải nhập viện dài ngày hoặc ở trong các cơ sở chăm sóc tập trung như viện dưỡng lão nên có nguy cơ cao mắc viêm phổi do đây là nơi tồn tại nhiều mầm bệnh.
  • Người lớn tuổi cũng có nguy cơ cao hơn mắc viêm phổi hít – xảy ra khi hít những thứ như thức ăn, nước bọt hoặc chất nôn vào phổi và sau đó bị nhiễm trùng. Lý do là người lớn tuổi dễ mắc các rối loạn nuốt. Các tổ chức y tế cho biết có tới 10 đến 33% người lớn tuổi đang bị ảnh hưởng bởi chứng khó nuốt.
  • Việc sử dụng thuốc ở người bệnh lớn tuổi cũng rất phức tạp. Các loại vi khuẩn thường kháng thuốc (do nhiễm từ môi trường bệnh viện/cơ sở chăm sóc sức khỏe) và xảy ra nhiều tương tác thuốc – thuốc, thuốc – bệnh nền.

Mức độ nguy hiểm của dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi

Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng

Viêm phổi ở những người từ 65 tuổi trở lên cho thấy nguy cơ nhập viện và tử vong cao hơn khi so sánh với các nhóm tuổi khác. Tỷ lệ tử vong tăng lên ở những bệnh nhân cao tuổi bị viêm phổi ở đơn vị chăm sóc đặc biệt, lên tới 55,9% ở một số nước châu Á.

Các triệu chứng viêm phổi ở người lớn có thể không điển hình và nhanh chóng tiến triển nặng, nhiều người chỉ nhận ra khi có các dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi.

Thời gian phục hồi của bệnh viêm phổi khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ở một số người lớn tuổi, thời gian hồi phục có thể lâu hơn. Một nghiên cứu cho thấy rằng những người cao tuổi mắc các bệnh về đường hô hấp tiềm ẩn cần 60 ngày để hồi phục sau một đợt viêm phổi. Bên cạnh đó, người lớn tuổi còn có nguy cơ bị viêm phổi tái phát cao hơn. 

Người lớn tuổi cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc các biến chứng viêm phổi. Các biến chứng có thể là suy hô hấp, tích tụ chất lỏng trong và xung quanh phổi (tràn dịch màng phổi), nhiễm trùng huyết, áp xe phổi và tử vong.

Bạn có thể quan tâm:

Phòng ngừa viêm phổi ở người lớn tuổi

Người lớn tuổi có thể ngăn ngừa bệnh viêm phổi bằng cách thực hiện những điều sau:

  • Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn: Điều này giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi do S. pneumoniae. Có 2 loại vắc xin phế cầu khuẩn dành cho người lớn từ 65 tuổi trở lên ở Việt Nam – Synflorix và Prevenar 13. Hãy hỏi bác sĩ về loại nào phù hợp với bạn. 
  • Tiêm vắc xin cúm hàng năm: Viêm phổi là một biến chứng tiềm ẩn của bệnh cúm, vì vậy, hãy tiêm vắc xin cúm hàng năm. 
  • Rửa tay thường xuyên: Giữ gìn vệ sinh cá nhân giúp phòng tránh nhiều loại bệnh nhiễm trùng.
  • Tránh hút thuốc: Hút thuốc có hại cho phổi và có thể khiến việc chống lại nhiễm trùng đường hô hấp trở nên khó khăn hơn.
  • Lựa chọn lối sống lành mạnh: Ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc giúp tăng cường miễn dịch và tốt cho sức khỏe tổng thể.

Một điều cũng rất quan trọng là người lớn tuổi và người chăm sóc cần nâng cao nhận thức về bệnh viêm phổi nói chung cũng như dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi nói riêng. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác hoặc đặt câu hỏi về chủ đề viêm phổi, hãy tham gia Cộng đồng của Nhà thuốc Bắc Giang ngay nhé!

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan