Dấu hiệu ung thư vòm họng mà bạn nên biết

Ung thư vòm họng thường bắt đầu từ các tế bào phẳng nằm trong cổ họng của bạn. Bệnh cảnh này phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi và ở nam giới hơn phụ nữ. Dưới đây là các dấu hiệu ung thư vòm họng mà bạn nên biết.

Nguyên nhân ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng xảy ra khi các tế bào trong cổ họng của bạn phát triển đột biến gen. Những đột biến này khiến các tế bào phát triển không kiểm soát và tiếp tục sống sau khi các tế bào khỏe mạnh bình thường sẽ chết. Các tế bào tích tụ có thể tọa thành một khối u trong cổ họng của bạn.

Dấu hiệu ung thư vòm họng mà bạn nên biết
Ung thư vòm họng

Không rõ nguyên nhân nào gây ra đột biến, từ đó dẫn đến ung thư vòm họng. Nhưng các bác sĩ đã xác định các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu ung thư vòm họng mà bạn nên biết

Một số thói quen trong lối sống làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vòm họng, bao gồm:

  • Hút thuốc lá;
  • Uống quá nhiều rượu;
  • Thể chất dinh dưỡng kém;
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu trái cây và rau quả;
  • Tiếp xúc với một số hóa chất độc hại chẳng hạn như amiăng, bụi than…
  • Vệ sinh răng miệng kém;
  • Hội chứng di truyền (tiền sử gia đình bị ung thư vòm họng);
  • Nhiễm virus, bao gồm virus u nhú ở người (HPV) và virus Epstein-Barr;
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Ung thư vòm họng cũng có liên quan đến các loại ung thư khác. Trên thực tế, một số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng được chẩn đoán đồng thời với bệnh ung thư thực quản, phổi, bàng quang…Điều này có thể là do những bệnh ung thư này có một số yếu tố nguy cơ giống nhau.

Tóm lại, bằng cách áp dụng một lối sống lành mạnh, bao gồm tránh rượu và thuốc lá, bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ ung thư vòm họng.

Các giai đoạn ung thư vòm họng

Mỗi loại ung thư đều có các quy tắc riêng về giai đoạn, mô tả mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nhưng nhìn chung, giai đoạn 1 và 2 là những bệnh ung thư nhỏ hơn và vẫn nằm trong một vùng của cơ quan. Các bệnh ở giai đoạn 3 có thể đã di căn đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cổ họng. Và ung thư giai đoạn IV có thể đã lan đến các hạch bạch huyết và các bộ phận khác nhau của đầu, cổ hoặc ngực. Các bệnh ung thư giai đoạn 4 nghiêm trọng nhất là đã di chuyển đến các bộ phận xa của cơ thể như phổi, gan…

Nếu bác sĩ tìm thấy các tế bào ung thư trong cổ họng, họ sẽ yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để xác định giai đoạn hoặc mức độ ung thư. Các giai đoạn từ 0 đến 4:

Giai đoạn 0

Đây là giai đoạn đầu của quy mô. Giai đoạn này diễn tả các tế bào bất thường trong niêm mạc cổ họng có khả năng trở thành ung thư.

Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 là giai đoạn rất sớm của bệnh ung thư. Khối u không quá 2cm và ung thư chưa di căn đến các hạch bạch huyết.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 mô tả một khối u lớn hơn 2cm nhưng không quá 4cm. Và giai đoạn này cũng chưa di căn đến các hạch bạch huyết.

Giai đoạn 3

Ung thư vòm họng giai đoạn 3 mô tả khối ung thư lớn hơn 4cm hoặc đã di căn đến một hạch bạch huyết ở cùng bên cổ với khối u. Hạch đó nhỏ hơn 3cm.

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn phát triển nhất của ung thư vòm họng. Khối u có thể có kích thước bất kỳ, nhưng nó đã lan rộng đến:

  • Mô lân cận, chẳng hạn như cổ, khí quản, tuyến giáp, thực quản, hàm, miệng hoặc các vị trí khác
  • Một hạch bạch huyết lớn (kích thước lớn hơn 3cm) ở cùng bên cổ với khối u, nhiều hạch bạch huyết có kích thước bất kỳ ở cùng bên cổ với khối u hoặc một hạch bạch huyết có kích thước bất kỳ ở bên cổ đối diện với khối u.
  • Các bộ phận xa của cơ thể ngoài cổ họng, chẳng hạn như phổi.

Ung thư vòm họng giai đoạn 4 có thể được chẩn đoán lần đầu tiên. Nhưng nó cũng có thể là ung thư vòm họng tái phát (ung thư tái phát sau khi điều trị). Ung thư có thể quay trở lại phần cơ thể nơi nó phát triển ban đầu (tái phát khu vực), trong các hạch bạch huyết hoặc ở một bộ phận khác của cơ thể (tái phát xa).

Ung thư vòm họng giai đoạn 3 và giai đoạn 4 có nhiều khả năng tái phát sau khi điều trị ban đầu hơn so với các giai đoạn ung thư trước.

Dấu hiệu ung thư vòm họng

Có thể khó phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu.

Các dấu hiệu ung thư vòm họng phổ biến có thể bao gồm:

  • Thay đổi giọng nói;
  • Khó nuốt;
  • Giảm cân;
  • Đau họng;
  • Nhu cầu liên tục làm sạch cổ họng;
  • Ho dai dẳng, có thể ho ra máu;
  • Sung hạch bạch huyết ở cổ;
  • Thở khò khè;
  • Đau tai;
  • Khàn tiếng.

Hãy đến khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số trên và chúng không cải thiện sau hai đến ba tuần.

Chẩn đoán ung thư vòm họng

Các xét nghiệm để chẩn đoán ung thư vòm họng có thể bao gồm:

Kiểm tra sức khỏe

Khi tới khám bác sĩ, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của bạn. Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu như đau họng, khàn tiếng, ho dai dẳng mà không cải thiện và không có lời giải thích cho các dấu hiệu thì có thể nghi ngờ là ung thư vòm họng.

Bác sĩ sẽ kiểm tra miệng, cổ họng và có thể đưa ngón tay đeo găng tay vào miệng để kiểm tra những vùng khó nhìn thấy. Hoặc bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị để quan sát kỹ hơn cổ họng của bạn.

Nếu bác sĩ cho rằng bạn có thể bị ung thư, họ sẽ yêu cầu các xét nghiệm và thủ tục tùy thuộc vào loại ung thư nghi ngờ.

Xét nghiệm máu

Có thể lấy mẫu để kiểm tra sức khỏe tổng quát của bạn

Sinh thiết

Sinh thiết thu thập một mẫu mô và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Đó là cách duy nhất để biết chắc chắn một khối u có phải là ung thư hay không và nó là loại gì. Quy trình này có thể được thực hiện bằng phẫu thuật, kim nhỏ hoặc ống nội soi – một ống mềm có camera đưa xuống cổ họng qua mũi hoặc miệng. Kĩ thuật này sẽ được thực hiện trong phòng mổ với gây mê toàn thân.

Nội soi thanh quản

Một ống mềm, mỏng có đèn chiếu sáng ở đầu (ống nội soi) sẽ được đưa qua mũi, miệng hoặc một vết rạch để tìm các bất thường trong cổ họng. Nội soi thanh quản giúp bác sĩ có cái nhìn cận cảnh hơn về cổ họng của bạn.

Siêu âm

Một thiết bị nhỏ được gọi là bộ chuyển đổi được sử dụng để phát ra sóng âm thanh vọng lại khi chúng và vào một thứ gì đó dày đặc như cơ quan hoặc khối u.

Chụp X-quang

Bạn có thể chụp X-quang phổi để kiểm tra sức khỏe tổng thể hoặc để xem liệu ung thư có di căn đến phổi hay không.

Chụp CT

Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) sử dụng chùm tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang chi tiết bên trong cơ thể bạn.

Chụp MRI

Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) sử dụng nam châm và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể bạn.

Chụp PET

Chụp PET (chụp cắt lớp phát xạ positron) kết hợp với chụp CT thường được khuyến khích. Chất phóng xạ được tiêm vào cơ thể để hiển thị các tế bào ung thư.

Triển vọng về ung thư vòm họng phụ thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư khi nó được chẩn đoán và điều trị. May mắn thay, hầu hết các bệnh ung thư vòm họng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, có nghĩa là triển vọng nhìn chung tốt hơn so với một số loại ung thư khác. Vì vậy, nếu bạn đang có những biểu hiện của các dấu hiệu ung thư vòm họng ở trên, hãy đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính
Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống