Đau đầu ở trẻ em: bạn đã biết cách phòng ngừa cho trẻ chưa?

Không chỉ xuất hiện ở người lớn, nhiều đứa trẻ cũng thường hay than phiền về đau đầu. Ngoài ra, đau đầu ở trẻ nhỏ cũng có một số lý do rất giống người lớn. Không chỉ phụ huynh mà những người chăm sóc trẻ cũng nên biết về vấn đề đau đầu ở trẻ em. Tìm hiểu những thông tin bổ ích dưới đây sẽ giúp Bác sĩ càng dễ dàng xác định nguyên nhân. Hơn nữa, có thể giúp trẻ sống chung với những cơn đau đầu mạn tính một cách vui vẻ.

Đau đầu ở trẻ em: bạn đã biết cách phòng ngừa cho trẻ chưa?

1. Đau đầu ở trẻ có những nguyên nhân nào?

1.1 Đau đầu migraine

Hầu hết những đứa trẻ bị chứng đau đầu migraine (thường được gọi là đau nửa đầu) có liên quan đến yếu tố di truyền. Khoảng 5% trẻ em bị đau đầu mãn tính sẽ được chẩn đoán do đau đầu migraine. Độ tuổi sớm nhất xuất hiện cơn đau đầu tiên là 4 tuổi. Trước tuổi dậy thì, các bé trai có nhiều khả năng đau đầu migraine hơn các bé gái. Tuy nhiên, sau tuổi dậy thì, bởi vì có sự thay đổi nội tiết tố, tỉ lệ đau đầu migraine ở bé gái tăng gấp đôi so với bé trai. 

Ở người lớn, thường đau nhói ở một bên đầu. Nhưng với trẻ em, đau đầu migraine có thể ảnh hưởng đến cả hai bên. Triệu chứng đau đầu thường đi kèm với buồn nôn, nôn, chóng mặt, mờ mắt, dễ nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, thay đổi tính cách. Thời gian diễn ra của cơn đau đầu thường không giống nhau ở các độ tuổi hay ngay cả trẻ cùng trang lứa. Nhìn chung, điều đó có thể xảy ra chỉ trong 1 giờ cho đến 1 ngày hoặc lâu hơn. 

Khoảng 15% trẻ em bị bệnh này dễ nhạy cảm với ánh sáng. Đôi khi có thể cảm thấy ngứa ran ở mặt hoặc cánh tay hay chân. Những triệu chứng này được xem như là dấu hiệu cảnh báo trước khi khởi phát cơn đau. Một tỷ lệ nhỏ trẻ đau đầu migraine cũng gặp phải tình trạng yếu vận động tạm thời. Trẻ có thể mất cảm giác phối hợp động tác như vấp ngã hoặc rắc rối khi bày tỏ mong muốn của bản thân.

1.2 Đau đầu dạng căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng là thường không quá nghiêm trọng và đáp ứng tốt với thuốc kèm nghỉ ngơi. Có hai hình thức xảy ra ở đau đầu dạng căng thẳng là cơn cấp tính và mãn tính. Nhức đầu từng cơn ngắn có thể xảy ra vài lần một tháng. Trong khi đau đầu mãn tính có thể xảy ra gần như mỗi ngày.

Đau đầu từng cơn thường xảy ra vào giữa ngày, âm ỉ. Có thể kéo dài từ 30 phút đến cả ngày. Vị trí thường gặp ở phía trước, đỉnh và hai bên đầu. Một số trẻ sẽ khó chịu bởi những đêm mất ngủ và phải thức dậy sớm hơn chúng muốn.

1.3 Những bệnh lí toàn thân

May mắn dưới 5% đau đầu của trẻ em là kết quả của bệnh lí nghiêm trọng hoặc các vấn đề thể chất. Bao gồm áp xe, chấn thương đầu, khối u hoặc viêm màng não do vi khuẩn hay virus. Tuy nhiên, Bác sĩ cần phải loại trừ nguyên nhân nguy hiểm này trước khi nghĩ đến các lí do khác

1.3.1 Nhiễm trùng hệ thần kinh

Sốt có thể gây đau đầu. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn hay virus cúm thông thường. Sốt, đau đầu và các triệu chứng thần kinh cùng nhau xuất hiện cũng có thể nghi ngờ nhiễm trùng hệ thần kinh. Đặc biệt là viêm màng não hoặc viêm não. Triệu chứng cần chú ý là trẻ bị cứng cổ, yếu tay chân, co giật, lơ mơ, nói sảng, buồn nôn và nôn vọt mọi thứ. Điều quan trọng là trẻ cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Bởi vì biến chứng của bệnh rất nặng nề, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

 

Đau đầu ở trẻ em: bạn đã biết cách phòng ngừa cho trẻ chưa?

1.3.2 Chấn thương đầu

Hầu hết trẻ em bị va đập đầu trong những hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, chỉ một số ít có thể bị chấn thương đầu nghiêm trọng. Đôi khi tai nạn gây ra sang thương ở da đầu hoặc xương mà không ảnh hưởng đến não. Ngược lại, trong những trường hợp khác, có thể không có bằng chứng về tổn thương xương, nhưng não lại bị ảnh hưởng.

Trẻ có thể than phiền về đau đầu và kèm theo buồn nôn hoặc nôn trong vài giờ đầu. Nhưng nếu cơn đau đầu kéo dài hơn một vài ngày, thậm chí còn tồi tệ hơn và có những thay đổi về thần kinh (phản ứng, mức độ ý thức, chóng mặt hoặc buồn nôn, co giật) thì nên đưa trẻ đi khám Bác sĩ ngay lập tức .

1.3.3 Nhiễm trùng xoang và các vấn đề về răng

Khi có dấu hiệu nhiễm trùng xoang đang diễn ra bao gồm sốt, chảy dịch màu vàng hoặc xanh ở tai, mũi, đau nhức răng. Viêm xoang mãn tính không phải nguyên nhân gây đau đầu tái phát. Nếu các triệu chứng chủ yếu là đau đầu, có khả năng là cơn đau nửa đầu. Trên thực tế, nghẹt mũi là triệu chứng rất phổ biến của đau đầu migraine.

2. Con bạn cần làm những xét nghiệm nào?

Khi nghi ngờ nguyên nhân bệnh lí toàn thân, việc thực hiện xét nghiệm là rất cần thiết. Thông thường, một số xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp xác định nếu có bất kỳ vấn đề. Tùy vào nguyên nhân mà Bác sĩ nghĩ đến làm xét nghiệm hình ảnh nào phù hợp cho trẻ. Thông thường, với trẻ sơ sinh, siêu âm não là chỉ định hay gặp. Ngoài ra, có thể chụp CT scan hay MRI não. Trừ khi trẻ có cử động bất thường hoặc mất ý thức, đo điện não đồ thường không cần thiết. 

3. Yếu tố khởi phát đau đầu ở trẻ

Đối với hầu hết trẻ em, đau đầu migraine thường có tính chất gia đình. Một cơn đau đầu migraine và đau đầu dạng căng thẳng thường được kích hoạt bởi tác động từ môi trường hoặc cảm xúc. Trong một số trường hợp, yếu tố khởi phát này có thể được xác định. Những yếu tố được thống kê phổ biến nhất là: căng thẳng, thay đổi thói quen hằng ngày hoặc giấc ngủ, đèn sáng hoặc tiếng ồn lớn, một số loại thực phẩm và đồ uống.

Sau khi chẩn đoán xác định, mục tiêu của điều trị là giúp giảm bớt hoặc loại bỏ các triệu chứng đau đầu và ngăn ngừa những cơn đau đầu có thể xảy ra trong tương lai.

Đối với trẻ em, đau đầu migraine và dạng căng thẳng có thể trở nên trầm trọng hơn bởi một hoặc nhiều tác nhân bên ngoài. Điều quan trọng là cần xác định tác nhân nào ảnh hưởng đến trẻ. Bởi vì nếu tránh các yếu tố kích hoạt, có thể làm giảm cường độ và tần suất của những cơn đau đầu mạn tính này.

Những bệnh lí toàn thân như nhiễm trùng, việc giữ vệ sinh cũng như chích ngừa vắc xin cũng rất quan trọng. 

4. Làm sao để phòng ngừa đau đầu ở trẻ? 

4.1 Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng được xem như tác nhân chính gây ra cơn đau đầu migraine và đau đầu dạng căng thẳng cho hầu hết trẻ em. Mặc dù cha mẹ luôn muốn bảo vệ con cái tránh xa những căng thẳng. Tuy nhiên, đó là điều không thể tránh khỏi. Căng thẳng là một phần của cuộc sống. Những áp lực trong học tập hay sự bình đẳng, biến cố đột ngột như bệnh, cha mẹ ly hôn, người thân mất … có thể ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên. Vậy nên, việc dạy cho trẻ cách kiểm soát căng thẳng ngay từ khi còn nhỏ có thể giúp cho con bạn các kỹ năng sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Cố gắng nhồi nhét quá nhiều thứ trong một ngày sẽ tạo ra áp lực thời gian. Phần nào lấy đi thời gian dành cho giấc ngủ của trẻ. Trẻ nên năng động tham gia vào những điều chúng thích. Nhưng hãy cẩn thận khi trẻ dành thời gian quá lâu cho việc đó. Cha mẹ cần tìm ra sự cân bằng phù hợp của các hoạt động ngoại khóa, trường học và thời gian rảnh rỗi.

Đau đầu ở trẻ em: bạn đã biết cách phòng ngừa cho trẻ chưa?

4.2 Thay đổi thói quen ăn uống phù hợp

Việc cho trẻ ăn thường xuyên trong ngày có thể rất hữu ích đối với giảm đau đầu migraine. Bữa sáng là bữa ăn thường bị bỏ qua. Nguyên nhân thường do thiếu thời gian hoặc trẻ không cảm thấy đói bụng. Không cần thiết phải ăn một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng. Mặc dù đó là điều lý tưởng. Nhưng ăn một cái gì đó vào buổi sáng sau một đêm dài không có thức ăn là rất quan trọng.

Bạn có thể cùng trẻ đến cửa hàng thực phẩm và chọn những món ăn sáng phù hợp. Đặt những thứ này gần cửa ra vào, trong xe và thậm chí trong ba lô của trẻ. Trẻ em bị đau đầu migraine nên có bữa ăn nhẹ trong ngày.

Đau đầu ở trẻ em: bạn đã biết cách phòng ngừa cho trẻ chưa?

 Với một lượng nhỏ được sử dụng khi cơn đau đầu migraine xuất hiện, caffein có thể giúp ngăn chặn cơn đau kéo dài. Tuy nhiên, nếu con bạn tiêu thụ nhiều caffeine trong một ngày, điều này có thể dẫn đến tác dụng ngược lại. Nhất là khi con bạn đột nhiên ngưng dùng caffeine sau một thời gian dài. Điều quan trọng cần lưu ý là nguồn caffeine trong chế độ ăn của trẻ. Phổ biến như soda, đồ uống giàu năng lượng và sô cô la. 

Một số loại thực phẩm hoặc chất phụ gia có thể gây đau đầu migraine: pho mát, pizza, thịt cá đóng hộp, xúc xích, bột ngọt … Bạn cần lưu ý để chắc chắn liệu chúng có thật sự ảnh hưởng đến trẻ.

4.3 Vệ sinh giấc ngủ

Giấc ngủ đủ sâu và đủ lâu rất quan trọng đối với sức khỏe của mọi trẻ em. Đặc biệt ở những trẻ bị đau đầu migraine và dạng căng thẳng. Trẻ nhỏ thường cần ít nhất 8 đến 9 giờ ngủ vào ban đêm. Riêng độ tuổi thanh thiếu niên có thể cần nhiều hơn. Khi các thiết bị điện tử trở nên phổ biến hơn, chúng sẽ là đồ chơi giải trí trước giờ đi ngủ. Vì thế, có thể làm trẻ xao lãng việc đi ngủ. Giường của con bạn nên được sử dụng chỉ với mục đích dành cho việc ngủ. Ti vi, máy tính bảng và điện thoại nên được tắt hoặc lấy ra khỏi phòng ngủ. 

 Giấc ngủ bị gián đoạn, đôi khi khó thở vào ban đêm, cơn ngưng thở ngắn khi ngủ – có thể là tác nhân gây đau đầu ít được chú ý. Nếu con bạn ngáy, thức dậy thường xuyên hoặc dường như rất mệt mỏi vào ban ngày bất kể ngủ nhiều vào ban đêm, bạn nên thông báo những vấn đề này với Bác sĩ điều trị cho trẻ.

Đau đầu ở trẻ em: bạn đã biết cách phòng ngừa cho trẻ chưa?

4.4 Béo phì

Hiện nay có tới 1/3 trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì. Tỉ lệ này ngày càng có xu hướng tăng dần. Nhất là ở khu vực thành phố. Có rất nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng cân nặng tăng thêm này. Bao gồm cơn đau đầu migraine khởi phát thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Bạn cần khuyên trẻ thực hiện chế độ giảm cân một cách lành mạnh. Bởi vì có thể giúp giảm tần suất và mức độ trầm trọng của đau đầu migraine. 

>>> Để hiểu thêm về căn bệnh Béo phì và cách điều trị mời bạn đọc tại đây.

4.5 Chích ngừa vắc xin

Một số tác nhân vi khuẩn và virus gây viêm não, viêm màng não đã có vắc xin. Bởi động lực của vi khuẩn rất mạnh, nên nếu cơ thể trẻ bị nhiễm sẽ rất dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chích ngừa là biện pháp đơn giản và góp phần giúp trẻ tránh được những tác nhân này. 

5. Có những phương pháp nào điều trị đau đầu cho trẻ?

5.1 Điều trị không cần thuốc

Một vài trường hợp, không cần dùng thuốc để điều trị đau đầu migraine hoặc dạng căng thẳng ở trẻ nhỏ. Trong cơn đau đầu, đứa trẻ cần phải nghỉ ngơi. Tốt nhất là để trẻ ngủ trong một căn phòng yên tĩnh, hơi tối và mát mẻ. Nếu ở trường, trẻ có thể có một giấc ngủ ngắn ở phòng y tá. Đó là những gì trẻ cần trước khi trở lại buổi học.

Tránh những yếu tố khởi phát có thể để ngăn các cơn đau xuất hiện. Thông thường sẽ rất hữu ích khi bạn ghi lại về mức độ thường xuyên xảy ra đau đầu. Việc này giúp bạn có thể xác định các tác nhân tiềm ẩn. Hoạt động thể chất hàng ngày cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát đau đầu và giảm căng thẳng. 

5.2 Thuốc

Khi cơn đau đầu bắt đầu, một số loại thuốc có thể làm giảm bớt các triệu chứng. Thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen thường được dùng để điều trị đau đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên. Ngoài ra, Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc chống nôn hoặc thuốc an thần để giúp trẻ nghỉ ngơi.

Nếu xuất hiện cơn đau hơn 2 lần một tuần và gây trở ngại cho các hoạt động, khi đó việc uống thuốc hàng ngày là cần thiết để ngăn ngừa bệnh tái phát ở trẻ. 

Đối với những bệnh lí toàn thân, có nhiều phương pháp điều trị. Trong đó, kháng sinh là cần thiết nếu nghi ngờ nhiễm trùng. Ngoài ra, một vài tình huống trẻ có thể cần đến phẫu thuật.

Phương pháp điều trị có thể kết hợp thuốc cũng như trị liệu không dùng thuốc. Đau đầu thường xuyên sẽ không tốt cho sự phát triển của não. Khi kịp thời điều trị, con bạn có thể kiểm soát được cơn đau đầu và ngăn ngừa tiến triển thêm sau này.

Tài liệu tham khảo

1. National Headache Foundation, “Childrens Headache Disorders”

https://headaches.org/resources/childrens-headache-disorders/, accessed on 11 April 2020.

 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang