Đau đầu do thay đổi thời tiết: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau đầu do thay đổi thời tiết là một trong những triệu chứng rất phổ biến khi trái gió, trở trời. Triệu chứng này thường dễ xuất hiện ở một số người do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có yếu tố cơ địa. Vậy thì khi nào triệu chứng đau đầu này trở nên đáng lo ngại và cần được điều trị kịp thời? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang để được giải đáp những thắc mắc trên.

Đau đầu do thay đổi thời tiết nguyên nhân là gì?

Đầu tiên, mời bạn đọc cùng tham khảo qua những nguyên nhân gây đau đầu khi thời tiết thay đổi. Nguyên nhân chính của tình trạng đau đầu này là do một số người có cơ địa nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết. Các yếu tố thay đổi có thể dẫn đến đau đầu ở người bệnh bao gồm:

  • Nhiệt độ.
  • Độ ẩm.
  • Áp suất không khí.
  • Thời tiết mưa nắng thất thường.
  • Bão, lũ lụt,…
  • Chuyển giao giữa các mùa trong năm.

Xem thêm: Dị ứng thời tiết: Nhận diện, điều trị và cách phòng ngừa

Các nhà nghiên cứu khoa học đã thực hiện nhiều khảo sát mang tính thống kê. Và họ kết luận rằng khi nhiệt độ tăng 5°C, thì tỷ lệ người bị đau đầu sẽ tăng lên 7,5% vào ngày hôm sau.1

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Nguyên nhân và cách điều trị
Các yếu tố liên quan đến thời tiết có thể gây ra tình trạng đau đầu

Đồng thời, khi áp suất trong không khí giảm (trước khi trời mưa xảy ra) và thời tiết có những sự thay đổi. Chúng cũng có mối liên hệ mật thiết tới tỷ lệ người bị đau đầu. Triệu chứng đau đầu thường xuất hiện trong vòng 2 đến 3 ngày sau đó. Cơ chế chính là do mạch máu bị co giãn đột ngột khi có sự đổi thay của khí hậu. Chẳng hạn như nóng sang lạnh, lạnh sang nóng, thay đổi hướng gió,…1 2

Biểu hiện đau đầu do thay đổi thời tiết

Đau đầu khi thời tiết thay đổi thường có biểu hiện rất dễ nhận ra. Người bệnh sẽ bị đau đầu từ 1 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với sự thay đổi của thời tiết. Đau đầu khi trời đột ngột lạnh hoặc nóng cũng đều có những biểu hiện chung sau đây:3

  • Thời gian xuất hiện triệu chứng trung bình dao động từ 1 đến 3 ngày sau đó.
  • Mức độ đau có thể từ nhẹ, âm ỉ cho đến dữ dội như búa bổ. Đôi khi khiến người bệnh khó chịu, khóc thét, không chịu nổi.
  • Vị trí đau rất dễ thay đổi. Từ vùng trán, vùng đỉnh đầu cho đến hai bên thái dương hoặc phía sau đầu.
  • Những triệu chứng có thể kèm theo như: buồn nôn và nôn, chóng mặt, xây xẩm. Ngoài ra còn có các triệu chứng như: rối loạn giấc ngủ, chảy nước mũi, hắt hơi, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn.
  • Đau có thể lan xuống mặt và cổ. Trong một vài trường hợp, bệnh liệt mặt có thể xuất hiện đi kèm với tình trạng đau đầu.

Các phương pháp chẩn đoán đau đầu khi thời tiết thay đổi

Biện pháp chẩn đoán đau đầu do thay đổi thời tiết chủ yếu là hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng. Các bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử của người bệnh để xem xét tình trạng đau đầu này có liên quan đến sự thay đổi của thời tiết hay không. Đồng thời đưa ra bệnh nguyên gây nên triệu chứng này. Chẳng hạn như: viêm mũi xoang dị ứng, viêm xoang cấp, thiếu máu não, đau nửa đầu Migraine,…3 4

Xem thêm: Phân biệt viêm mũi dị ứng, viêm mũi thông thường và viêm mũi xoang

Sau khi thăm khám, một số xét nghiệm cần thiết sẽ được các bác sĩ chỉ định. Chẳng hạn như:3 4

  • Công thức máu.
  • Bộ mỡ máu.
  • Chụp Xquang các xoang trên đầu.
  • Chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ (chụp MRI).
  • Đo điện não.
  • Chọc dò dịch não tủy,…

Điều trị và kiểm soát cơn đau đầu do thay đổi thời tiết

Điều trị cơn đau đầu khi thời tiết thay đổi

Điều trị đau đầu do thời tiết thay đổi không giống nhau hoàn toàn ở mỗi bệnh nhân. Đồng thời còn tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của cơn đau đầu. Vì vậy, tùy theo từng tình trạng mà bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau.

Một số bệnh nhân có thể giảm đau đầu thông qua việc sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như:4

  • Nhóm giảm đau khám viêm NSAIDs.
  • Paracetamol và các thuốc giảm đau kết hợp có chứa Paracetamol.
  • Thuốc tăng tuần hoàn não như: thuốc Ginkgo biloba, Piracetam,…
Đau đầu do thay đổi thời tiết: Nguyên nhân và cách điều trị
Thuốc giảm đau Paracetamol có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi đau đầu do thời tiết

Nếu các thuốc trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kê đơn cho người bệnh. Chẳng hạn như:4

  • Nhóm thuốc triptans: Sumatriptan, Zolmitriptan.
  • Thuốc Tamik (dihydroergotamin).
  • Codein và các thuốc giảm đau chứa gốc opioid khác.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptylin, Tianeptin,…

Xem thêm: Thuốc giảm đau opioid và những điều cần biết

Kiểm soát cơn đau đầu do thay đổi thời tiết

Nói chung, đau đầu do thời tiết thay đổi rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Đồng thời rất dễ tái đi tái lại. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau. Chỉ nên uống thuốc giảm đau khi đau nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Một số biện pháp giúp kiểm soát đau đầu khi thời tiết thay đổi:1 2 4

  • Bồi bổ cơ thể bằng các loại thuốc bổ có chứa vitamin B.
  • Tăng cường rau xanh, trái cây trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Dùng nón che nắng khi đi ngoài trời nắng. Hoặc giữ kín đầu, giữ ấm cho đầu khi trời lạnh.
  • Siêng năng tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe của cơ thể.
  • Ăn uống đều đặn, uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
  • Ngủ đủ giấc, thư giãn nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế để đầu óc căng thẳng.
Đau đầu do thay đổi thời tiết: Nguyên nhân và cách điều trị
Ngủ đủ giấc là một trong những phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng đau đầu do thời tiết

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về triệu chứng đau đầu do thay đổi thời tiết. Nói tóm lại, đau đầu do thay đổi thời tiết là một triệu chứng thông thường, người bệnh không nên chủ quan. Hãy đi khám bệnh khi đau đầu kéo dài, không giảm với các thuốc giảm đau thông thường. Đồng thời nên áp dụng những biện pháp phòng đau đầu như những khuyến cáo trong bài viết. Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính
Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống