Đau đầu dạng căng thẳng: Có nguy hiểm không?

Đau đầu dạng căng thẳng là một cơn đau lan tỏa từ nhẹ đến trung bình và thường được mô tả là cảm giác như một vòng buộc chặt quanh đầu. Đây là loại đau đầu phổ biến nhất nhưng nguyên nhân chưa được hiểu rõ. Bài viết này sẽ đưa đến cho các bạn những thông tin cơ bản về dạng đau đầu này!

1. Đau đầu dạng căng thẳng là gì?

Nhìn chung, đây là một trong những kiểu đau đầu phổ biến nhất. Đau đầu dạng này thường không phải do một tình trạng bệnh gây ra và thường được gọi là đau đầu lành tính. Những tên gọi khác trước đây từng dùng như đau đầu căng cơ, đau đầu nguyên phát, đau đầu stress.

Bởi vì có quá nhiều tên cho dạng đau đầu này nên Hiệp hội đau đầu thế giới đã thống nhất sử dụng từ “Đau đầu dạng căng thẳng”. Điển hình thường đau từ mức độ nhẹ đến trung bình, thường đau ở 2 bên đầu. Có cảm giác đầu bị căng ra và cảm giác nặng nặng ở 2 mắt. Đau thường không có cảm giác đập theo nhịp mạch và không đi kèm với nôn ói. Đau đầu sẽ không nặng lên khi thực hiện các hoạt động thường ngày và thường kéo dài khoảng từ 30 phút đến nhiều giờ nhưng không kéo dài trong nhiều ngày.

2. Nguyên nhân của đau đầu dạng căng thẳng?

Nguyên nhân chính xác gây ra là gì thì vẫn chưa được biết. Nhưng người ta biết được có rất nhiều yếu tố thúc đẩy dẫn đến như rượu, căng thẳng mệt mỏi, khô mắt, caffein, mất ngủ, cảm cúm, hút thuốc lá…

Đau đầu dạng căng thẳng: Có nguy hiểm không?
Mất ngủ có thể kích hoạt đau đầu dạng căng thẳng

3. Triệu chứng của đau đầu dạng căng thẳng?

Triệu chứng chính là cảm giác đau căng xung quanh đầu, thường được mô tả như đầu có cảm giác bị “bó chặt”

Cổ và vai thường có cảm giác căng và đau khi bị chạm vào kèm theo đó người bệnh thường khó có thể tập trung và mất ngủ.

Một người vẫn có thể vừa bị Migrain, cũng vừa có thể đau đầu dạng căng thẳng. Và đôi khi các triệu chứng của đau đầu dạng căng thẳng và migrain có thể chồng lấp lên nhau. Ví dụ cả hai loại đau đầu đều có thể nặng hơn khi đi ra ánh sáng mạnh hoặc tiếng ồn lớn. Nhìn chung, Migrain có xu hướng đau nhói hoặc theo mạch đập,  thường gây ra những cơn đau đầu liên tục hơn và thường không kèm nôn ói.

Đau đầu dạng căng thẳng: Có nguy hiểm không?
Các vị trí đau thường gặp của đau đầu dạng căng thẳng

4. Chẩn đoán đau đầu dạng căng thẳng?

Không có bất kì xét nghiệm chuyên biệt nào để chẩn đoán . Chẩn đoán dựa trên bệnh sử, kiểu đau đầu và những thăm khám.

Đôi khi, người bệnh có thể được yêu cầu chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ một số bệnh lý ác tính khi nghi ngờ

5. Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Hầu hết đau đầu đều vô hại. Đa số có thể giảm đau mà không cần dùng thuốc hoặc chỉ một vài loại giảm đau thông thường như paracetamol.

Đau đầu hiếm khi gây ra bởi một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn cần đi khám bác sĩ nếu có một trong những dấu hiệu sau:

  • Đau đầu xảy ra sau chấn thương
  • Bị đau đầu kèm sốt hoặc nôn ói
  • Đau đầu kèm nhìn mờ, nói khó hoặc yếu liệt tay chân
  • Đau đầu càng ngày càng tăng về cường độ hoặc tần suất xuất hiện
  • Bị đau đầu dữ dội hoặc đau đầu có suy giảm nhận thức
  • Đau đầu cần phải sử dụng thuốc giảm đau hằng ngày
Đau đầu dạng căng thẳng: Có nguy hiểm không?
Nếu đau đầu kèm nôn nói, bạn nên đến gặp bác sĩ

6. Có thể phòng ngừa đau đầu dạng căng thẳng như thế nào?

Những liệu pháp thư giãn và tránh các tình huống căng thẳng có thể giúp ngừa đau đầu dạng căng thẳng. Xác định những yếu tố kích hoạt và thay đổi chúng có thể giúp làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ đau.

7. Bốn cách giúp giảm đau đầu do căng thẳng

Nếu bạn bị thường xuyên ( nhiều hơn 1 đến 2 lần trên 1 tuần), những cách sau có thể giúp giảm đau đầu

7.1 Chú ý đến những yếu tố cơ bản

Ngủ đủ giấc, không bỏ bữa ăn và tránh các tác nhân gây căng thẳng, mệt mỏi

7.2 Những liệu pháp thư giãn

Các liệu pháp thư giãn về thể chất và tinh thần có thể giúp giảm bớt các cơn đau đầu dạng căng thẳng, miễn là bạn thực hiện các kỹ thuật này thường xuyên. Phương pháp vật lý như áp một miếng đệm nóng lên cổ và vai để giúp thư giãn các cơ. Tập luyện các cơ này cũng có hữu ích bằng cách kéo dãn cơ. Những bài tập có hình ảnh hướng dẫn giúp bạn tập trung chú ý vào các phân khác khác nhau của cơ thể để thư giãn và dãn cơ.

Đau đầu dạng căng thẳng: Có nguy hiểm không?
Những bài tập giúp thư giãn

7.3 Phản hồi sinh học

Kỹ thuật thư giãn này đòi hỏi đào tạo đặc biệt nhưng có thể giúp mọi người tránh đau đầu căng thẳng tái phát. Thông thường, một nhà trị liệu sẽ gắn các điện cực lên da của bạn để phát hiện các tín hiệu điện từ cơ cổ và vai của bạn. Sau đó, bạn học cách nhận ra khi nào bạn trở nên căng thẳng và thực hành các cách để thư giãn các cơ trước khi chúng siết chặt đến mức bạn bị đau đầu do căng thẳng.

7.4 Hóa dược trị liệu

Một số người bị đau đầu dạng căng thẳng có các khu vực rất nhạy cảm, được gọi là điểm kích hoạt, ở phía sau cổ hoặc ở vai. Tiêm thuốc gây tê cục bộ vào những khu vực này có thể loại bỏ cơn đau và ngăn cơn đau đầu xảy ra lần nữa. Ngoài ra còn có một số loại thuốc có thể giúp giảm đau đầu dạng căng thẳng. Nếu các phương pháp điều trị không dùng thuốc không giúp bạn giảm đau, bạn nên đến gặp bác sĩ để bác sĩ lựa chọn thuốc thích hợp cho bạn

Đau đầu dạng căng thẳng là dạng đau đầu phổ biến nhất. Đau đầu có thể hiến cho chất lượng cuộc sống của bạn bị suy giảm và gây ảnh hưởng nặng nề đến công việc, hoạt động sống thường ngày. Những thông tin trên có tính chất tham khảo, hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ của bạn để biết them chi tiết.

Bác sĩ: Nguyễn Đào Uyên Trang

Xem thêm bài viết liên quan:

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong