Đau cổ ở trẻ em do những nguyên nhân gì?

Đau cổ thường là một vấn đề tạm thời do trẻ cảm thấy căng cơ cổ quá mức. Tuy nhiên, đôi khi đau cổ có thể dấu hiệu của những bệnh lí nghiêm trọng hơn. Nếu cổ của con bạn bị đau, trẻ có thể than phiền vì đau ở phía sau cổ hoặc vùng vai. Ngoài ra, trẻ có xu hướng nghiêng đầu sang một bên và dễ nhạy cảm khi chạm vào vị trí đau.

1. Nguyên nhân gây đau cổ

Lí do đau cổ thường gặp nhất ở trẻ là vùng cơ ở phía sau cổ hay vai căng dãn lâu. Triệu chứng thường gặp sau khi con bạn:

  • Ngủ trong tư thế không thoải mái.
  • Đeo ba lô không đúng cách hoặc quá nặng so với sức của trẻ.
  • Có thói quen đọc sách trên giường.
  • Ngồi học hay chơi quá lâu trước máy tính.
  • Chơi thể thao hoặc các hoạt động tương tự khác.

Đau ở vùng phía trước cổ thường là do đau họng hoặc sưng hạch. Cổ cứng là khi con bạn không thể cúi đầu về phía trước để chạm cằm vào ngực. Nếu có triệu chứng này, đây có thể là gợi ý ban đầu của viêm màng não. Ngoài ra, trong trường hợp này, con bạn thường cũng sẽ bị sốt hay đau đầu, nôn ói liên tục. Bất kỳ trẻ nào có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm màng não cần phải được nhập viện ngay lập tức.

Chấn thương tủy sống nghiêm trọng có thể do tai nạn liên quan đến tổn thương vùng cổ như té cầu thang, tai nạn giao thông … Sơ cứu trẻ em bị tai nạn có nghi ngờ chấn thương ở cổ thì tuyệt đối không nên di chuyển cho đến khi đã được cố định bằng nẹp cổ hoặc vật dụng tương tự.

Nếu mức độ đau cổ không nghiêm trọng và do những thói quen trong hoạt động hằng ngày, triệu chứng này thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

2. Chăm sóc con của bạn như thế nào?

2.1 Thuốc giảm đau

Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giảm đau cho trẻ. Thường có thể dùng cho đến khi các cơn đau không xuất hiện thêm sau 24 giờ. Đây là phương pháp điều trị chủ yếu. Bởi vì nếu đau cổ liên tục sẽ gây co thắt cơ. Do đó, trẻ sẽ bị đau nhiều hơn và những loại thuốc này có thể ngăn chặn chu kỳ này.

2.2 Chườm lạnh

Trong 2 ngày đầu tiên, xoa bóp vùng cơ bị đau bằng khăn lạnh hoặc túi nước đá trong 20 phút. Lặp lại khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày. Để tránh trẻ bị tê cóng, đừng để túi lạnh quá lâu.

2.3 Chườm nóng

Sau 2 ngày chườm lạnh, bạn có thể đặt một khăn hay chai nước ấm hoặc vòi hoa sen vào vùng đau nhất của trẻ trong 20 phút để giảm cơn co thắt của cơ bắp. Làm điều này bất cứ khi nào cơn đau xuất hiện ở trẻ.

2.4 Tư thế ngủ

Không cần dùng đến gối, bạn có thể cho trẻ ngủ với vòng giữ cổ bằng cách cuộn khăn quanh cổ. Vật dụng này sẽ giữ cho đầu của trẻ không di chuyển quá nhiều trong khi ngủ.

2.5 Vận động

Con bạn nên tránh bất kỳ hoạt động gắng sức ở vùng cổ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, các bài tập hỗ trợ giảm đau kéo dài có thể hữu ích, miễn là chúng không làm tăng cơn đau của trẻ.

3. Làm thế nào có thể ngăn ngừa đau cổ ở trẻ?

Nếu con bạn bị đau cổ kéo dài, thông thường trẻ có một hoạt động hoặc thói quen làm căng cơ cổ hoặc xương quá mức. Những hoạt động như vậy thường liên quan tư thế làm việc mà cổ hay quay hoặc cúi về phía sau, mang vật nặng trên đầu, mang vật nặng bằng một tay (thay vì cả hai tay) … Bạn cần nhắc nhở trẻ tránh các yếu tố này.

Ngoài ra, trẻ có thể cải thiện sự dẻo dai của cơ cổ với 2 hoặc 3 phút các bài tập căng dãn cơ cổ mỗi ngày. Các bài tập hỗ trợ bằng cách như:

  • Chạm cằm vào mỗi vai.
  • Cố gắng chạm tai vào vai mà không nâng vai.
  • Di chuyển đầu về phía trước và ra sau. 

4. Khi nào bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Cho trẻ khám NGAY LẬP TỨC nếu có các dấu hiệu:

  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng VÀ vẫn còn kéo dài hơn 2 giờ sau khi uống thuốc giảm đau.
  • Có cảm giác tê hoặc ngứa giống như kiến bò xảy ra ở cánh tay hoặc vai.
  • Con bạn có kèm theo triệu chứng sốt trên 38°C hay đau đầu.
  • Con bạn bắt đầu có biểu hiện rất ốm yếu. Trẻ nhỏ có thể bỏ bú, lừ đừ hay quấy khóc liên tục.

Cho trẻ đến khám Bác sĩ nếu:

  • Cơn đau không giải thích được (không phải do nguyên nhân căng cơ) VÀ vẫn lặp lại sau hơn 24 giờ. Mặc dù con bạn đã uống thuốc giảm đau.
  • Cơn đau không cải thiện hơn sau 3 ngày điều trị.
  • Bạn có những mối quan tâm hoặc câu hỏi khác về sức khỏe của trẻ.

Đau cổ có thể xảy ra ở mọi người ở mọi lứa tuổi, trong đó có cả trẻ em. Học cách xử trí ban đầu chấn thương và nhận biết các nguyên nhân có thể gây đau cổ là một kỹ năng quan trọng cần có khi làm cha mẹ. Nó sẽ giúp bạn xác định khi nào là tốt nhất để đưa trẻ đến gặp Bác sĩ. Nếu trẻ bị đau cổ mức độ nhẹ, trẻ có thể điều trị tại nhà và sẽ cải thiện trong một vài ngày.

>> Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Thuốc Oracortia có dùng được cho trẻ em không? Cách dùng ra sao?
Oracortia là thuốc giúp giảm viêm, sưng đau hiệu quả, thường được dùng để điều trị nhiệt miệng. Thế nhưng, vì đây là một loại thuốc thuộc nhóm
Hình ảnh tin tức Uống nước mía mỗi ngày có tốt không? Cần lưu ý những gì?
Nước mía không chỉ là thức uống xua tan cơn khát trong những ngày oi bức mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Chính vì vậy mà nhiều người lựa chọn
Hình ảnh tin tức Tìm hiểu tiểu đường tuýp 1 2 3 là gì? Tuýp nào nặng nhất?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính cần phải được kiểm soát suốt đời. Vì bệnh có nhiều tuýp với một số đặc điểm khác nhau nên việc điều trị cũng có sự khác
Hình ảnh tin tức Nhận biết triệu chứng tăng đường huyết để xử lý kịp thời
Tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường và sẽ trở nên nghiêm
Hình ảnh tin tức Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không?
Trứng gà là loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người Việt Nam bởi chúng vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon, chế biến nhanh lại