Da nổi đốm đỏ không ngứa là bệnh gì? 20 nguyên nhân thường gặp nhất

Da nổi đốm đỏ không ngứa có thể là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh lý. Trường hợp chỉ biểu hiện đơn độc sau đó tự hết thì có thể tự theo dõi tại nhà còn nếu kèm theo các biểu hiện như sốt, đau khớp… thì tốt nhất nên đi khám.

Da nổi mẩn đỏ đa phần thường gây ngứa, nhưng cũng có trường hợp da nổi đốm đỏ không ngứa khiến nhiều người hết sức hoang mang, không biết liệu có phải là dấu hiệu ung thư da hay bệnh lý nghiêm trọng. Bạn cũng đang gặp phải tình trạng da nổi đốm đỏ không ngứa và băn khoăn không biết tại sao?

Xem ngay những chia sẻ dưới đây của NT BacGiang để có thêm thông tin về một số “thủ phạm” thường gặp nhằm bớt hoang mang cũng như có cách xử lý phù hợp.

Da nổi đốm đỏ không ngứa là bệnh gì? 15 bệnh lý cần lưu tâm

Da nổi đốm đỏ không ngứa là bệnh gì? 20 nguyên nhân thường gặp nhất

Da nổi đốm đỏ không ngứa có thể là triệu chứng của những bệnh lý sau:

  1. Mụn nhọt: Tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm ở một hoặc nhiều nang lông. Các nốt nhọt có thể sưng đỏ bên dưới da, không ngứa nhưng có thể gây đau và có mủ bên trong.
  2. Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn: Do virus Epstein-Barr gây ra, triệu chứng đặc trưng là xuất hiện những đốm nhỏ nổi thành vùng, có thể là những đốm phẳng hoặc nổi cộm lên bề mặt da. Đi kèm với đó là các triệu chứng như sốt, đau cơ, đau khớp, đau họng.
  3. Bệnh Lyme: Bệnh viêm nhiễm do ve đốt, trong đó, da nổi đốm đỏ không ngứa là triệu chứng gặp phải đầu tiên ở khoảng 80% trường hợp mắc bệnh. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như sốt, nhức đầu, mệt mỏi.
  4. Phát ban nhiệt hay rôm sảy: Tình trạng tổn thương da khi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, làm bít lỗ chân lông quá nhiều khiến mồ hôi không thoát ra được. Phát ban nhiệt thường gặp khi thời tiết nóng ẩm, triệu chứng đặc trưng là da nổi đốm đỏ có thể ngứa hoặc không. Với những trường hợp nhẹ thì sẽ tự khỏi trong vài ngày.
  5. Dày sừng nang lông: Tình trạng bề mặt da tích tụ quá nhiều keratin khiến lỗ chân lông bị bịt kín, làm hình thành các nốt sần nhỏ, màu hồng, không gây ngứa ở đùi, mông và bắp tay. Đa phần, tình trạng này thường vô hại nhưng lại gây mất thẩm mỹ, kém tự tin. Để điều trị cần đi thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa.
  6. Vẩy phấn hồng: “Thủ phạm” phổ biến khiến da nổi đốm đỏ mà không ngứa. Nguyên nhân thường là do nhiễm virus, khiến da bị viêm, khô, dẫn đến phát ban, nổi mề đay, mẩn đỏ ở ngực, lưng, bụng. Các đốm đỏ thường xuất hiện những mảng lớn có hình bầu dục, xung quanh có các mảng nhỏ, có thể kéo dài từ 6 – 12 tuần.
  7. Hăm da: Tình trạng viêm tại các nếp gấp da như nách, cổ, bên dưới ngực, bụng hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh thường gặp ở người thừa cân, béo phì hoặc do các yếu tố như ma sát giữa các nếp gấp, nhiệt độ, độ ẩm tăng…
  8. U xơ da: Tình trạng xuất hiện các nốt sưng có kích thước từ 3 – 10mm, màu hồng nhạt hoặc màu nâu, ít khi gây ngứa trừ khi chạm vào. Đây là một rối loạn da phổ biến do các mô hoạt động quá mức, dẫn đến hình thành các u nhỏ lành tính nằm dưới da, nhất là khu vực bàn chân.
  9. Rosacea hay chứng đỏ mặt: Bệnh lý về da phổ biến có triệu chứng đặc trưng là nổi các mụn đỏ li ti ở mặt, có thể ngứa hoặc không, thường bùng lên trong khoảng vài tuần đến vài tháng rồi giảm dần. Nếu bị nhẹ bạn có thể được điều trị bằng kháng sinh dạng kem hoặc dạng uống.
  10. Bệnh tinh hồng nhiệt: Thường gặp ở trẻ từ 5 đến 15 tuổi, triệu chứng đặc trưng là da nổi đốm đỏ không ngứa đi kèm với sốt cao và đau họng.
  11. Sốt phát ban: Tình trạng nhiễm trùng cấp do virus Human Herpes 6 và 7 (HHV6 và HHV7) gây ra, rất thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Triệu chứng thường gặp là sốt cao đột ngột, sau đó nổi ban đỏ ở lưng, bụng, cổ và tay khi hết sốt.
  12. Ban xuất huyết: Tình trạng các hồng cầu bị thoát ra ngoài mạch máu và tràn ra các tổ chức dưới da. Triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các đốm đỏ trên da, không gây ngứa hoặc các mảng, vết lằn. Đa phần, các đốm đỏ này sẽ biến mất sau vài ngày và ít khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
  13. Bệnh Zona: Tình trạng nhiễm trùng da do virus gây ra. Các triệu chứng thường gặp là xuất hiện các mụn nước trên da, có thể ngứa hoặc không ngứa ở cả mặt hoặc mắt. Các nốt mẩn đỏ do zona có thể chứa đầy nước hoặc dịch lỏng.
  14. Viêm mao mạch dị ứng: Có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể như da, ruột, thận, khớp. Dấu hiệu đầu tiên là da nổi mẩn đỏ ở nhiều bộ phận có thể là toàn cơ thể, không gây ngứa nhưng có thể gây phù nếu bị nặng.
  15. Ung thư da: Xuất hiện những chấm đỏ giống như nốt ruồi son, không gây ngứa, khó chịu. Theo thời gian, các đốm đỏ này có thể xuất hiện với mật độ dày hơn. Nếu có những triệu chứng này, tốt nhất bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân chính xác.

Da nổi đốm đỏ không ngứa không chỉ là do bệnh lý…

Da nổi đốm đỏ không ngứa là bệnh gì? 20 nguyên nhân thường gặp nhất

Nếu các đốm đỏ chỉ biểu hiện đơn độc, không đi kèm với triệu chứng và sau đó tự hết thì có thể là do những nguyên nhân như:

  1. Cháy nắng: Việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây ra các vết cháy nắng có màu đỏ, sưng tấy, thậm chí có thể hơi đau khi chạm vào.
  2. Giãn mạch máu: Xuất hiện các đốm đỏ không ngứa, khi dùng tay ấn vào thì đốm đỏ biến mất nhưng khi thả tay ra lại xuất hiện trở lại. Tình trạng này có thể là do phản ứng với môi trường, do thiếu hụt vitamin hoặc do chấn thương.
  3. Phản ứng dị ứng với thức ăn, phấn hoa, lông thú nuôi hoặc các chất gây dị ứng khác trong không khí, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da, chất giặt rửa…
  4. Vết bớt: Xuất hiện trên da ngay từ khi mới sinh, vết bớt có thể có màu nâu, xám nhưng cũng có trường hợp có màu đỏ do hoạt động bất thường của các mạch máu.
  5. Mụn trứng cá: Tình trạng da xuất hiện những vết sưng nhỏ, dạng sẩn do các nang lông trên da bị tắc nghẽn. Ngoài tình trạng nổi sẩn đỏ, bạn cũng có thể bị nổi mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen.

Rất khó để xác định nguyên nhân chính xác tại sao da nổi đỏ không ngứa nếu không thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Do đó, nếu da nổi đốm đỏ không ngứa:

  • Không biến mất trong vài ngày
  • Có xu hướng lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn
  • Đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, đau đớn, có dấu hiệu nhiễm trùng, rỉ dịch
  • Khiến bạn nghi ngờ và cảm thấy lo lắng.

Tốt nhất nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm thế nào ổn định tâm lý sau khi đã đẩy lùi ung thư vú giai đoạn sớm?
Người bệnh ung thư vú có thể gặp phải các vấn đề tâm lý vì một số lý do như không chắc chắn về hiệu quả điều trị, các triệu chứng thực thể, sợ tái
Hình ảnh tin tức 4 lưu ý người bệnh cần biết sau điều trị ung thư vú giai đoạn sớm
Ung thư vú là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ trên toàn cầu. Theo
Hình ảnh tin tức Giải đáp nhanh băn khoăn về cách “thích ứng” với những thay đổi của cơ thể và lịch thăm khám sau điều trị ung thư vú
Sau khi kết thúc thời gian điều trị, người bệnh ung thư vú sẽ dần quay lại với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hồi phục sau
Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai