COVID-19: Infographic cập nhật tình hình và những thông tin y tế mới nhất cần biết

Virus Corona mới thực sự đang gây ra mối lo ngại cho toàn thế giới. Hãy cùng YouMed cập nhật tổng hợp những thông tin mới nhất về loại vi-rút này tính đến thời điểm ngày 24/3/2020. 

1. Infographic: Cập nhật tình hình Corona-virus (24/3/2020) 

1.1 Tình hình Việt Nam 

Như vậy đến thời điểm bài viết này (8h00 ngày 24-03-2020) , Việt Nam đã có 123 ca dương tính với nCoV (tên gọi mới đó là SARS-CoV-2), trong đó có 17 trường hợp đã điều trị khỏi và được ra viện. 

COVID-19: Infographic cập nhật tình hình và những thông tin y tế mới nhất cần biết COVID-19: Infographic cập nhật tình hình và những thông tin y tế mới nhất cần biết COVID-19: Infographic cập nhật tình hình và những thông tin y tế mới nhất cần biết COVID-19: Infographic cập nhật tình hình và những thông tin y tế mới nhất cần biết COVID-19: Infographic cập nhật tình hình và những thông tin y tế mới nhất cần biết COVID-19: Infographic cập nhật tình hình và những thông tin y tế mới nhất cần biết

 

SARS-COV-2

1.2 Tình hình thế giới 

Dịch đã lan ra 31 tỉnh thành của Trung Quốc và 192 quốc gia/ vùng lãnh thổ ghi nhận có người nhiễm COVID-19

COVID-19: Infographic cập nhật tình hình và những thông tin y tế mới nhất cần biết

 

Corona

2. Tỷ lệ tử vong thực sự của COVID-19? 

Chúng ta biết tỷ lệ tử vong thường được tính bằng cách lấy số người chết chia cho số người mắc bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều người mắc COVID-19 nhưng có triệu chứng rất nhẹ hoặc không có triệu chứng. Vì vậy rất nhiều khả năng những người này không được phát hiện và tính vào số người mắc. Như vậy, số người mắc thực tế có thể cao hơn con số chúng ta biết hiện tại.

Trích từ bài viết trên FB của bác sĩ Huynh Wynn Tran:

“Hàn Quốc là một trong những nước xét nghiệm Covid-19 nhiều nhất trên tỉ lệ 1 triệu dân… Và chính vì xét nghiệm nhiều như vậy, Hàn Quốc tìm ra số người mắc bệnh Covid rất nhiều. Tỉ lệ tử vong ước tính tại Hàn Quốc là 0,7%, so với 4,4% ở Mỹ, 3,8% ở Trung Quốc và 3,4% toàn cầu do WHO đưa ra”

COVID-19: Infographic cập nhật tình hình và những thông tin y tế mới nhất cần biết

3. Súc họng có giúp phòng ngừa vi-rút Corona? 

COVID-19 giống như các vi-rút cảm lạnh lây qua đường hô hấp. Vùng mũi họng sẽ là nơi tiếp xúc đầu tiên với vi-rút. Tại đây, vi-rút bắt đầu sinh sôi nảy nở, và khi đủ số lượng sẽ gây bệnh cho cơ thể. 

Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, vẫn còn một chốt chặn nữa để ngừa được vi-rút. Đó chính là súc họng với dung dịch sát khuẩn. Trong lúc ủ bệnh, vi-rút có thể âm thầm nhân lên trong các tế bào niêm mạc vùng mũi họng. Khi sản sinh đủ nhiều, vi-rút có thể làm vỡ tế bào và lan ra vùng khác. Với sự có mặt của dung dịch sát khuẩn, khi tế bào vỡ ra thì vi-rút cũng sẽ bị tiêu diệt. 

4. Lưu ý gì khi dùng nước súc họng?

Cần tham khảo kĩ thông tin sản xuất của nước súc họng. Mỗi loại có thời gian tác dụng khác nhau và không phải loại nào cũng có tính sát khuẩn. 

Có một số nguyên tắc cơ bản sau:

  • Luôn nhớ là phải khò họng, chứ không chỉ súc miệng thôi
  • Mỗi lần chỉ cần khò họng khoảng 5ml là đủ. Sử dụng nhiều dung dịch sẽ khiến cho dung dịch khó tiếp cận sâu xuống dưới. 
  • Mỗi lần súc khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong, để nguyên, không súc lại bằng nước.
  • Thời điểm súc họng: trước khi ra khỏi nhà và sau khi về đến nhà. Nếu bạn đi máy bay thì 3 tiếng súc một lần hoặc ngay sau ăn. 
  • Cần phối hợp với các biện pháp phòng ngừa khác chứ không phải chỉ có súc họng mà thôi. 

COVID-19: Infographic cập nhật tình hình và những thông tin y tế mới nhất cần biết

4. Chuẩn bị khai báo y tế toàn dân

Bộ Y tế cho biết chậm nhất là vào ngày 10/03 sẽ tiến hành khai báo y tế toàn dân. Mọi người dân sẽ có thể cài đặt một ứng dụng trên điện thoại để nhập thông tin khai báo. Bạn cần chuẩn bị những thông tin sau để điền vào: 

  • Họ tên
  • Tuổi
  • Địa chỉ
  • Số thẻ bảo hiểm y tế
  • Tình trạng sức khỏe (có mắc bệnh mạn tính nào không? Có ho, sốt, khó thở…?) 
  • Tình trạng tiếp xúc với người mắc/ nghi mắc COVID-19 
  • Có đi/về từ vùng có dịch? 

Cần lưu ý khai báo đúng thông tin vì lợi ích chung của sức khỏe cộng đồng. Với nghiệp vụ riêng, các cơ quan chức năng có thể phát hiện ra những trường hợp không trung thực và có biện pháp xử phạt.

COVID-19: Infographic cập nhật tình hình và những thông tin y tế mới nhất cần biết

Việc ngăn chặn vi rút corona không chỉ là nhiệm vụ của nhân viên y tế. Bây giờ nó đã là nhiệm vụ của toàn dân. Hãy tỉnh táo cập nhật thông tin từ những nguồn đáng tin cậy và giữ bình tĩnh, đừng quá hoang mang nhé các bạn! 

Bác sĩ Trần Thanh Long

Đọc thêm thông tin y tế chính thống về SARS-COVID-19:

Làm thế nào để đeo và cởi khẩu trang đúng cách theo WHO

Infographic: Corona 2019

Viêm phổi cấp do vi rút Corona 2019-nCoV: Tổng hợp những điều cần biết

Thông tin sức khỏe YouMed: Yên tâm với trang tin tức chính thống được tham vấn y khoa bởi đội ngũ bác sĩ, dược sĩ. 

Hướng dẫn đặt lịch khám các bác sĩ, phòng khám dễ dàng qua YouMed

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như