Có nên đi khám hậu COVID không? Khám ở đâu tốt?

Hiện nay, khi đã “sống chung” với đại dịch COVID-19, chúng ta đều trang bị cho mình những thông tin cần thiết để đối phó với căn bệnh này. Hầu hết mọi người đã được tiêm ngừa ít nhất 2 mũi vaccine. Do đó, số F0 không triệu chứng, tự khỏi cũng theo đó tăng lên. Tuy nhiên, những tình trạng bệnh lý hậu COVID lại trở thành nỗi lo mới của không ít người đã khỏi bệnh. Từ đó, việc khám sức khỏe sau khi hết bệnh COVID-19 đang rất được quan tâm. Hãy cùng Bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát Nguyễn Lâm Giang tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau. 

Những vấn đề sức khỏe có thể gặp phải sau khi hết COVID-19

Tổng quan về hậu COVID

Trước khi tìm hiểu về chủ đề khám hậu COVID, chúng ta cần hiểu đúng về tình trạng hậu COVID. Tháng 10/2021, WHO đã đưa ra định nghĩa về hậu COVID-19 như sau:1

Tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thông thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu khởi phát triệu chứng COVID-19 và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích hay xác định bằng chẩn đoán khác.

Cần hiểu rằng, bất kì bệnh lý nào cũng có thể để lại di chứng. Từ ”hậu” ở đây chỉ di chứng hoặc biến chứng của bệnh gây ra. Tỷ lệ di chứng của mỗi bệnh là khác nhau. Có những bệnh để lại hậu quả nặng nề: tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim. Một số bệnh khác như viêm gan siêu vi B có thể để lại di chứng tiềm tàng. Vì không phải ai bị phơi nhiễm virus viêm gan B cũng mắc bệnh, bị bệnh và để lại di chứng.

Bệnh COVID-19 là bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện, tỷ lệ lây lan cao. Nhưng tỷ lệ để lại di chứng hiện ghi nhận là 20 – 60%. Chủ yếu là các di chứng nhẹ như: rối loạn giấc ngủ, ho khan, tức ngực,… Biến chứng nặng nề nhất được biết đến hiện nay là hội chứng suy giảm đa cơ quan (MIS, Multisystem inflammatory syndrome). Nhưng triệu chứng này cũng gặp với tỷ lệ rất thấp.2

Những vấn đề sức khỏe hậu COVID-192

Nhiều nghiên cứu phát hiện có khoảng 200 triệu chứng xuất hiện sau khi bệnh nhân khỏi COVID-19. Các triệu chứng rất phong phú và có thể biểu hiện trên nhiều cơ quan. Chẳng hạn như:

  • Triệu chứng hô hấp: Rất phổ biến. Ho khan kéo dài, hụt hơi, khó thở là những triệu chứng dai dẳng và rất phổ biến.
  • Các triệu chứng tâm thần kinh như: rối loạn tâm lý, giảm tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên…
  • Triệu chứng tiêu hóa: chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng thượng vị.
  • Tình trạng khác: Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, rối loạn nội tiết, huyết khối, thay đổi tâm trạng, rối loạn vị giác, rối loạn khứu giác, phát ban…

Cụ thể, một số triệu chứng đã được ghi nhận là:

  • Khó thở lúc nghỉ ngơi hoặc khó thở sau khi gắng sức.
  • Mệt mỏi không rõ lý do.
  • Suy giảm nhận thức.
  • Ho khan hoặc ho có đàm kéo dài.
  • Tức ngực.
  • Đau đầu.
  • Đánh trống ngực kèm hoặc không kèm nhịp tim nhanh.
  • Tê bì, dị cảm.
  • Mất ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác.
  • Sốt.
  • Suy giảm chức năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, giảm khả năng vận động.
  • Phát ban, mề đay.
  • Rối loạn trương lực cơ.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
Có nên đi khám hậu COVID không? Khám ở đâu tốt?
Vấn đề sức khỏe hậu COVID chủ yếu vẫn là các triệu chứng về hô hấp

Có nên khám hậu COVID không?

Tầm quan trọng của khám hậu COVID

Nhìn chung, nhiều người trong chúng ta vẫn thường quan niệm rằng chỉ nên đi khám bệnh khi bản thân bắt đầu có những triệu chứng hậu COVID. Mặc dù những triệu chứng này tuy không xuất hiện với tần suất cao hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường nhật; song nếu không phát hiện kịp thời, chúng sẽ tiến triển nhanh và để lại không ít hậu quả nghiêm trọng.

Đối tượng dễ gặp các di chứng hậu COVID là người có bệnh nền, bệnh nhân nằm ICU (khoa hồi sức tích cực) dài ngày. Trong nhóm bệnh nhân nằm viện này thì khi ra viện sẽ được bác sĩ hướng dẫn lịch tái khám định kỳ 4 tuần, 8 tuần. Nhóm bệnh nhân nhẹ không cần nhập viện có thể tái khám khi có biểu hiện các triệu chứng hoặc để kiểm tra sức khỏe định kỳ.2

Xem thêm: Gói khám COVID bao gồm những gì? 

Đối tượng nên khám hậu COVID

Như đã nói ở trên, bất cứ ai cũng có thể tiến hành khám hậu COVID. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây cần đặc biệt chú trọng đến các vấn đề sau:

  • Người có bệnh nền: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá…
  • Người > 60 tuổi.
  • Các F0 phải nhập viện ở mức độ nặng cần hỗ trợ thở máy, sốt cao.
  • Người có biểu hiện ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, làm việc.
  • Với trẻ em, khi xuất hiện những tình trạng như đỏ da, khó thở, mệt mỏi thì phải đưa trẻ đi khám ngay.

Bạn cần tư vấn thông tin gói khám hậu COVID? Chat ngay với dược sĩ NT BacGiang để được tư vấn hoàn toàn miễn phí:

TƯ VẤN GÓI KHÁM HẬU COVID

Có nên đi khám hậu COVID không? Khám ở đâu tốt?
Các F0 phải nhập viện ở cần hỗ trợ thở máy sau khi khỏi bệnh cần khám hậu COVID

Những triệu chứng cần khám hậu COVID sớm

Nếu không có dấu hiệu, triệu chứng bất thường, bạn có thể cân nhắc đi kiểm tra sức khoẻ như một đợt kiểm tra định kỳ. Nếu có dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn cần đi khám hậu COVID ngay.

  • Đau đầu liên tục kéo dài.
  • Đau bụng hoặc đau ngực

Đặc biệt khi có các dấu hiệu sau, bạn cần đến khám ngay lập tức:

  • Nôn hoặc ho ra máu, đi tiêu phân đen.
  • Sốt cao liên tục sau mắc bệnh > 5 ngày.

Với trẻ em, cần phải đưa trẻ đi khám ngay khi có các triệu chứng sau:

  • Trẻ sốt cao liên tục > 38,5°C, kèm các triệu chứng tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, đau bụng), phát ban trên da, mắt đỏ, họng đỏ.
  • Các dấu hiệu bệnh nặng như: Thay đổi ý thức (vật vã, kích thích, ngủ gà, li bì), mạch nhanh, tay chân lạnh, khó thở, mệt mỏi. 3

Có nên đi khám hậu COVID không? Khám ở đâu tốt?

 

Khám hậu COVID bao gồm những gì?

Nhìn chung, một gói khám hậu COVID thường bao gồm:

Chỉ số sức khỏe

Các chỉ số sức khỏe cơ bản được xét nghiệm như:

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
  • Chỉ số sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ.
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng gan: AST, ALT, đông máu cơ bản.
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng thận: urê, creatinin.
  • X quang phổi.
  • Siêu âm bụng tổng quát.

Kiểm tra tình trạng đông máu

Xét nghiệm để kiểm tra tình trạng đông máu là D-dimer và fibrinogen. D-dimer là một trong những chỉ số tiên lượng mức độ nặng ở bệnh nhân mắc COVID. Đây cũng là một trong những căn cứ điều trị nhóm thuốc chống đông ở nhóm bệnh nhân này.

Trên 90% các bệnh nhân hậu COVID này có các chỉ số đông máu cơ bản như PT, APTT, Fibrinogen bình thường. Một số ít có thể tăng D-dimer kéo dài. Cơ chế có thể do quá trình tiêu sợi huyết ngoài mạch ở phổi.

Fibrinogen là sản phẩm được hình thành trước khi tạo cục máu đông bền vững. Sự tăng nồng độ fibrinogen phản ánh có sự hoạt hóa đông máu quá mức liên quan đến tăng thrombin. Điều trị chống đông ở bệnh nhân có tăng D-dimer và fibrinogen cũng cần được cân nhắc.

Có nên đi khám hậu COVID không? Khám ở đâu tốt?
Xét nghiệm D-dimer

Tổng phân tích nước tiểu

Nếu có các triệu chứng về đường tiểu như rối loạn tiểu, tiểu ít, tiểu rắt tiểu lắt nhắt thì xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là bước đầu để phát hiện các rối loạn này.

Huyết áp

Huyết áp là chỉ số sức khỏe bắt buộc cần khám đối với bất kỳ đợt khám sức khỏe nào không chỉ riêng khám hậu COVID-19. Vì chỉ số huyết áp có thể phản ánh tình trạng tưới máu, tình trạng tim mạch của bệnh nhân.

Khám hậu COVID ở đâu?

Ở miền Nam, đã có nhiều bệnh viện tổ chức đơn vị chăm sóc bệnh nhân hậu COVID. Bạn có thể đến khám hậu COVID ở các bệnh viện này. Chẳng hạn như:

  • Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM.
  • Bệnh viện Bệnh nhiệt đới: 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TPHCM.
  • Bệnh viện Thống Nhất: 1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, TPHCM.
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM: 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TPHCM.
  • Bệnh viện Nhi đồng 1: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TPHCM.

Tại Hà Nội, bạn có thể đến một số bệnh viện như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 (thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)…

Hiện nay, NT BacGiang có cung cấp dịch vụ gói khám hậu COVID-19 mang đến trải nghiệm hài lòng 100% cho khách hàng như:

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn, tư vấn tận tâm
  • Công nghệ xét nghiệm tiên tiến với trang thiết bị đạt chuẩn quốc tế
  • Quy trình xét nghiệm an toàn, nhanh chóng và chuẩn xác
  • Chi phí hợp lý, báo giá rõ ràng
  • Không gian thân thiện, phòng xét nghiệm đạt chuẩn an toàn sinh học cấp II

Ngoài ra, NT BacGiang còn có đội ngũ dược sĩ tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng:

Có nên đi khám hậu COVID không? Khám ở đâu tốt?

TƯ VẤN MIỄN PHÍ 19002805

Giá gói khám hậu COVID bao nhiêu?

Các gói khám hậu COVID-19 tại các bệnh viện uy tín có giá dao động từ 2.000.000vnđ đến 7.000.000vnđ. Mức giá này tùy vào các loại xét nghiệm và tình trạng bệnh lý của mỗi người.

(Đây là mức giá tham khảo. Mức giá này có thể thay đổi tùy vào nơi xét nghiệm).

Trên đây là bài viết của NT BacGiang về chủ đề khám hậu COVID. Việc điều trị tình trạng hậu COVID là điều trị không đặc hiệu. Nghĩa là điều trị triệu chứng, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng cho người bệnh. Khi thấy có những biểu hiện, triệu chứng hậu COVID đã nêu trên, bạn nên tìm đến nhân viên y tế. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh, điều trị triệu chứng và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cần thiết.

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần