Co giật ở trẻ: Bạn cần biết những gì?

Co giật là thay đổi ngắn trong hoạt động của não điện dẫn đến thay đổi nhận thức, hành vi hoặc cử động. Co giật có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt phổ biến ở trẻ em.

1. Co giật là gì?

Co giật xuất hiện khi có những thay đổi trong tín hiệu điện của não. Não là cơ quan được tạo thành từ các tế bào thần kinh. Các tế bào thần kinh hoạt động với nhau thông qua các tín hiệu điện. Co giật xảy ra nếu quá nhiều tế bào thần kinh gửi tín hiệu cùng một lúc.

Một cách dễ hiểu hơn, nếu trẻ có bất thường trong não, con bạn có thể bị co giật. Trong cơn co giật, con bạn có thể co gồng toàn thân. Trẻ có thể lặp lại các động tác như đánh vào xung quanh hoặc nghiến răng, trợn mắt. Nếu quan sát khuôn mặt trẻ, bạn có thể thấy môi trẻ tím hoặc xanh tái. 

Co giật ở trẻ: Bạn cần biết những gì?
Co giật xuất hiện khi có những thay đổi trong tín hiệu điện của não

Đôi khi co giật chỉ xuất hiện ở một phần của cơ thể, như tay hoặc chân ở một bên. Trong cơn co giật, trẻ thường không nhận thức được chuyện gì đang xảy ra và không thể nói chuyện hoặc trả lời bạn. Sau mỗi cơn co giật, hầu hết trẻ sẽ cảm thấy buồn ngủ hoặc chưa thực sự tỉnh táo trong 1 đến 2 giờ. Thông thường, các cơn co giật sẽ diễn ra trong vài phút. 

2. Nguyên nhân gì gây ra co giật ở trẻ em?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ có giật. Đôi khi co giật là do tổn thương não như:

  • Thiếu oxy cung cấp cho não trong khi trẻ được sinh ra.
  • Chấn thương đầu.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Viêm màng não.
  • Những bệnh lí liên quan đến rối loạn chuyển hóa trong cơ thể như không thể chuyển hóa đường, đạm hay chất béo.
  • Mẹ dùng thuốc lúc mang thai.

Trong giai đoạn từ 6 tháng đến 6 tuổi, sốt cao có thể gây ra một cơn co giật lành tính ở trẻ nhỏ.

Trẻ được nghĩ đến bệnh động kinh khi các cơn co giật xảy ra nhiều lần trong một thời gian dài. Trẻ bị động kinh có thể xuất hiện nhiều cơn co giật khác nhau. Một số trẻ chỉ có 1 hoặc 2 cơn co giật một năm. Trong khi những trẻ khác có thể bị co giật mỗi ngày.

3. Co giật có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não?

Các cơn co giật thường không gây hại cho não của trẻ trừ khi chúng kéo dài. Hầu hết các cơn co giật chỉ xảy ra trong vài phút. 

>> Phận làm cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Cùng YouMed tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 11 tuổi.

4. Bạn nên làm gì nếu trẻ bị co giật?

Xử trí co giật ban đầu rất quan trọng vì có thể giúp trẻ tránh nguy cơ hít sặc dẫn đến tử vong. Bạn nên lưu ý đến những lời khuyên sau đây:

  • Đặt con bạn nằm nghiêng một bên trên mặt phẳng. Lưu ý là giữ đầu bé được thẳng, không gập để bé thở tốt. Việc làm này giúp đường thở trẻ được thông, đờm dãi chảy ra ngoài tránh cho trẻ bị sặc.
  • Vẫn trong tư thế nằm nghiêng, nới rộng quần áo bé đang mặc, nhất là vùng cổ. Hãy cố gắng bình tĩnh vì chỉ một vài chục giây trẻ sẽ hết cơn co giật. Lúc này không nên có nhiều người vây xung quanh bé. Mọi người trong nhà cần đứng tản ra để bé có được thoáng khí, có oxy để thở.
  • Giữ trẻ tránh xa những vật dụng hay môi trường có thể gây thương tích như cầu thang hoặc vật sắc nhọn, ổ điện …

Gọi xe cứu thương hoặc đưa trẻ đến khám bệnh viện ngay nếu:

  • Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút.
  • Trẻ bị chấn thương trong cơn co giật.
  • Con bạn khó thở sau cơn co giật.
  • Một cơn co giật khác xảy ra ngay sau đó.
  • Đây là lần đầu tiên con bạn bị co giật.

Những điều tuyệt đối không nên khi trẻ bị co giật

  • Không cho con bạn ăn bất cứ thứ gì cho đến khi trẻ hoàn toàn tỉnh táo.
  • ĐỪNG bỏ bất cứ thứ gì vào miệng con bạn cũng như cố giữ lưỡi của trẻ. Điều đó là không cần thiết, đôi khi lại gây hại cho trẻ.
  • Tự ý cho trẻ uống thuốc chống co giật.
  • Ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ dù trẻ sốt cao kèm rét run, lạnh tay chân.

5. Trẻ có cần làm xét nghiệm sau cơn co giật?

Bác sĩ có thể cần làm những xét nghiệm để tìm nguyên nhân co giật. việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó:

5.1 Đây là cơn co giật đầu tiên của con tôi

Với một cơn co giật đầu tiên, điều rất quan trọng là Bác sĩ sẽ tìm kiếm những nguyên nhân nguy hiểm. Sau khi thăm khám con bạn, các Bác sĩ thường sẽ làm các xét nghiệm, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Chụp CT scan, MRI hoặc siêu âm thóp nếu cần thiết.
  • Chọc dò tủy sống. Bác sĩ sẽ đưa kim vào cột sống sau lưng của con bạn để lấy một mẫu chất lỏng xung quanh tủy sống. Mục đích của phương pháp này là để kiểm tra liệu trẻ có bị viêm màng não.

5.2 Con bạn đã từng co giật trước đó

Nếu con bạn đã bị co giật trước đó và các xét nghiệm tìm nguyên nhân bình thường, các Bác sĩ thường không lo lắng trừ khi:

  • Các cơn co giật mới xuất hiện có tính chất khác với trước đây.
  • Tần số cơn co giật đến thường xuyên hơn.

Khi đó, có thể trẻ cần phải đo điện não đồ để xác định liệu trẻ có bị động kinh hay không. Trong phương pháp này, Bác sĩ sẽ đặt những miếng dán nhỏ lên đầu con bạn. Các miếng dán sẽ được nối dây với máy đo điện não để ghi lại tín hiệu của não. Điện não đồ có thể được thực hiện trong khi con bạn thức hay ngủ.

6. Co giật có điều trị được không?

  • Hầu hết trẻ không cần phải điều trị gì trong lúc co giật. Bởi vì đa số cơn co giật chỉ kéo dài vài phút. Một vài trường hợp, những cơn co giật có thể kéo dài hơn 15 phút. Đối với những cơn co giật này, các Bác sĩ sẽ cho con bạn dùng thuốc chống co giật.
  • Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra co giật mà trẻ sẽ cần được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Nếu trẻ được chẩn đoán động kinh, Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cần thiết để ngăn ngừa co giật cho trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ có tổn thương ở não, có thể trẻ cần phải phẫu thuật. Kháng sinh là lựa chọn điều trị khi trẻ có viêm màng não do vi trùng. 

Có nhiều nguyên nhân gây co giật ở trẻ em, bao gồm cả động kinh; sốt cao (co giật do sốt); chấn thương đầu; nhiễm trùng (ví dụ, sốt rét, viêm màng não và bệnh đường tiêu hóa); rối loạn trao đổi chất hoặc các dị tật bẩm sinh. Dù do bất cứ nguyên nhân nào, nhận biết cách xử trí ban đầu khi trẻ co giật rất quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn nhé.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Thuốc Oracortia có dùng được cho trẻ em không? Cách dùng ra sao?
Oracortia là thuốc giúp giảm viêm, sưng đau hiệu quả, thường được dùng để điều trị nhiệt miệng. Thế nhưng, vì đây là một loại thuốc thuộc nhóm
Hình ảnh tin tức Uống nước mía mỗi ngày có tốt không? Cần lưu ý những gì?
Nước mía không chỉ là thức uống xua tan cơn khát trong những ngày oi bức mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Chính vì vậy mà nhiều người lựa chọn
Hình ảnh tin tức Tìm hiểu tiểu đường tuýp 1 2 3 là gì? Tuýp nào nặng nhất?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính cần phải được kiểm soát suốt đời. Vì bệnh có nhiều tuýp với một số đặc điểm khác nhau nên việc điều trị cũng có sự khác
Hình ảnh tin tức Nhận biết triệu chứng tăng đường huyết để xử lý kịp thời
Tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường và sẽ trở nên nghiêm
Hình ảnh tin tức Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không?
Trứng gà là loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người Việt Nam bởi chúng vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon, chế biến nhanh lại