Có bệnh ung thư máu giai đoạn cuối không? Dấu hiệu và cơ hội điều trị

Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị từ sớm. Vì vậy, người bệnh khi đến gặp bác sĩ để thăm khám đều lo sợ không biết mình có phải bị ung thư máu giai đoạn

Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị từ sớm. Vì vậy, người bệnh khi đến gặp bác sĩ để thăm khám đều lo sợ không biết mình có phải bị ung thư máu giai đoạn cuối hay không, dấu hiệu lúc này là gì và liệu có cơ hội nào để điều trị?

Ở bài viết này, NT BacGiang sẽ cùng bạn làm rõ về khái niệm ung thư máu giai đoạn cuối và những thông tin xung quanh căn bệnh này.

Ung thư máu là gì? Có ung thư máu giai đoạn cuối không?

Ung thư máu, hay bệnh bạch cầu, là một bệnh ác tính xảy ra tại cơ quan tạo máu, do các tế bào ung thư gây ra. Chúng bao gồm tủy xương hoặc các tế bào của hệ thống miễn dịch. 

Trong y khoa, sự tiến triển của ung thư máu không được chia thành các giai đoạn I, II, III, IV,…, đầu hay cuối như những bệnh ung thư khác. Các bác sĩ và chuyên gia phân loại ung thư máu thành thể cấp tính và mạn tính. Trong đó, bệnh tiếp tục được phân loại theo các dòng tế bào máu cụ thể (dòng lympho, dòng mono, dòng bạch cầu hạt,…). Vì vậy, không có khái niệm ung thư máu giai đoạn cuối. 

Thể bệnh cấp tính có độ ác tính cao hơn, triệu chứng rầm rộ và nặng nề, thậm chí có trường hợp đe dọa tính mạng. Thể mạn tính thường tiến triển chậm trong thời gian dài nhưng cũng có thể chuyển sang cấp tính.

Vì tính chất của bạch cầu là lưu thông liên tục, nên tế bào ung thư cũng sẽ lan tràn đến khắp nơi trong cơ thể. Nó có thể ẩn náu trong hệ thống thần kinh trung ương và tinh hoàn, nơi mà thuốc ung thư và hệ thống miễn dịch khó xâm nhập hơn.

Ung thư máu sống được bao lâu?

Có bệnh ung thư máu giai đoạn cuối không? Dấu hiệu và cơ hội điều trị

Nhiều người bệnh cũng thắc mắc ung thư máu giai đoạn cuối sống được bao lâu. Vì bệnh không chia giai đoạn theo thứ tự nên cũng sẽ không có câu trả lời cho điều này. Với bệnh ung thư máu nói chung, rất khó để dự đoán tiên lượng. Khả năng điều trị và tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Bất thường hoặc đột biến gen cụ thể xảy ra trong tế bào ung thư
  • Loại bệnh bạch cầu
  • Số lượng tế bào máu tại thời điểm chẩn đoán
  • Tuổi tác càng trẻ, cơ hội càng cao
  • Sức khỏe tổng thể ở thời điểm chẩn đoán tốt hay không
  • Khả năng đáp ứng với điều trị, thuyên giảm bệnh càng nhanh thì tiên lượng càng tốt
  • Có tế bào ung thư ẩn náu trong hệ thần kinh trung ương hay không. Có tế bào ung thư ở trong dịch tủy sống thì khó điều trị hơn.
  • Dù số ca mắc ung thư máu ngày càng gia tăng nhưng những tiến bộ của y học cũng giúp cải thiện tỷ lệ sống cho người bệnh khá nhiều. Theo một thống kế của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh nhân ung thư máu sống được trên 5 năm trung bình là khoảng 69,9%. Trong đó, bệnh bạch cầu cấp tính có tuổi thọ trung bình ngắn hơn, chỉ khoảng 29,5% bệnh nhân sống được trên 5 năm kể từ khi chẩn đoán.

    Dấu hiệu ung thư máu khi nặng

    Hầu hết bệnh nhân chỉ phát hiện ung thư máu khi đã nặng, biểu hiện bệnh rất rõ ràng. Chúng bao gồm:

    • Đốm đỏ hoặc tím trên da
    • Nhức đầu dữ dội, kèm theo xanh xao, đổ mồ hôi
    • Hạch sưng nhưng không đau
    • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao
    • Chảy máu cam nhiều, liên tục
    • Sốt cao thường xuyên

    Khi lo lắng về dấu hiệu ung thư máu giai đoạn cuối, nhiều người sẽ băn khoăn ung thư máu giai đoạn cuối có đau không. Một trong những biểu hiện ung thư máu chính là đau xương, bệnh càng nặng thì đau càng nhiều. Nguyên nhân là do ung thư ảnh hưởng đến tủy xương (cơ quan tạo ra tế bào máu), gây đau khớp xương ở các vị trí lưng, chân, đầu gối, tay…

    Có bệnh ung thư máu giai đoạn cuối không? Dấu hiệu và cơ hội điều trị

    Giải đáp thắc mắc ung thư máu giai đoạn cuối có chữa được không?

    Câu trả lời là KHÔNG. Việc chữa khỏi bệnh ung thư có nghĩa là tế bào ung thư đã biến mất, không tái phát và không cần điều trị nữa. Tuy nhiên, hiện chưa có cách nào làm được điều này đối với ung thư máu và đa số các bệnh ung thư khác. Dù vậy, bạn vẫn có thể đạt được sự thuyên giảm ung thư lâu dài, từ vài tuần đến nhiều năm sau điều trị. 

    Phương pháp điều trị ung thư máu phụ thuộc vào loại và mức độ tiến triển của bệnh, sức khỏe tổng thể của người bệnh cũng như mục tiêu điều trị là gì. 

    • Với bệnh có độ ác tính cao, hoặc đang lan tràn thì bác sĩ có thể chỉ định hóa trị toàn thân, liệu pháp miễn dịch, điều trị đích, cấy ghép tế bào gốc tạo máu; hoặc phẫu thuật, xạ trị kết hợp với điều trị bổ trợ.
    • Với bệnh mạn tính, tiến triển chậm, người bệnh đôi khi chỉ cần theo dõi mà chưa cần điều trị ngay.

    Trong đó, phương pháp điều trị chính là hóa trị toàn thân, có thể kết hợp với thuốc miễn dịch, điều trị đích để nâng cao hiệu quả và giảm tác dụng phụ. Người bệnh được dùng thuốc dưới dạng uống, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm tủy sống. Thuốc sẽ đi đến khắp nơi trong cơ thể và tiêu diệt tế bào ung thư, với mục tiêu giảm tối đa tế bào ác tính và làm giảm nhẹ triệu chứng.

    Việc điều trị ung thư máu thường được tiến hành theo chu kỳ. Người bệnh được dùng thuốc trong một thời gian nhất định, sau đó có một khoảng thời gian nghỉ để phục hồi. Chu kỳ cụ thể sẽ được cá nhân hóa cho từng người.

    Khi triệu chứng bệnh nặng, bệnh nhân sợ hãi về ung thư máu giai đoạn cuối và tìm đến đông y để có thêm hi vọng. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc nam hay thuốc đông y không rõ nguồn gốc có thể khiến bạn đến với cửa tử nhanh hơn. Điều tốt nhất lúc này là bạn nên tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ, nghỉ ngơi nhiều hơn, tập thể dục nhẹ nhàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và tránh tiếp xúc với những người bị bệnh khác, đảm bảo an toàn thực phẩm. Cuối cùng, hãy nhớ tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi và hỗ trợ bạn kịp thời.

    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
    Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
    Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
    Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
    Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
    Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
    Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
    Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
    Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
    Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa