Chuyên gia lý giải: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

“Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?” là thắc mắc không quá hiếm gặp của một số chị em phụ nữ trên các forum hay các trang mạng xã hội hiện nay. Thực tế là hiện nay ngày càng có

“Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?” là thắc mắc không quá hiếm gặp của một số chị em phụ nữ trên các forum hay các trang mạng xã hội hiện nay. 

Thực tế là hiện nay ngày càng có nhiều người trì hoãn việc kết hôn và sinh con sau tuổi 35, thậm chí là 40. Mang thai ở độ tuổi này, bạn có thể có những lợi thế nhất đinh so với một số chị em phụ nữ trẻ như: ổn định về tài chính, có nhiều kinh nghiệm sống hơn… Điều này có thể rất hữu ích cho việc nuôi dạy con cái sau này. Tuy nhiên theo các chuyên gia sản khoa, việc mang thai ngoài 35 tuổi hay muộn hơn có nguy cơ gặp một số vấn đề sức khỏe, tai biến thai kỳ cao hơn. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau của Nhà thuốc Bắc Giang.

Chuyên gia sản khoa lý giải: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

Việc phụ nữ sinh con ở độ tuổi ngoài 35 thường gặp phải nhiều rủi ro đối với sức khỏe của cả mẹ và em bé. Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35:

1. Đối với người mẹ 

Chuyên gia lý giải: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

  • Có thể mất nhiều thời gian để thụ thai hơn:  Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và mang thai của chị em phụ nữa là chất lượng và số lượng trứng. Khi phụ nữ lớn tuổi, chất lượng trứng và khả năng thụ tinh giảm đi, do đó tăng khả năng gặp khó khăn trong việc thụ tinh và mang thai tự nhiên. Ngoài ra, phụ nữ lớn tuổi tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung. Do đó, có không ít chị em cần đến sự can thiệp y tế hoặc sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để có thể mang thai và sinh con. 
  • Tăng rủi ro gặp các biến chứng thai kỳ: Nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu cao hơn ở những người trên 35 tuổi. 
  • Khả năng mang đa thai tăng: Nguyên do là bởi việc buồng trứng già đi sẽ có nhiều khả năng rụng nhiều hơn một quả trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, việc áp dụng một số phương pháp điều trị sinh sản cũng làm tăng khả năng mang đa thai. Mặc dù mẹ bầu ngoài 35 tuổi mang đa thai vẫn có thể khỏe mạnh như các mẹ bầu mang thai trẻ hơn nhưng việc mang thai đa thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tuổi tác: Một số ý kiến cho rằng việc sinh con ở độ tuổi cao hơn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tuổi già, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường thai kỳ…  Điều này có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
  •  Nguy cơ sinh con có các bất thường về nhiễm sắc thể: Khi bạn già đi, nguy cơ sinh con bị thiếu, hư hỏng hoặc thừa nhiễm sắc thể sẽ tăng lên. Điều này có thể dẫn đến các tình trạng di truyền như hội chứng Down (trisomy 21), hội chứng Patau (trisomy 13) và hội chứng Edwards (trisomy 18). Theo các chuyên gia sức khỏe, hội chứng Down là vấn đề di truyền phổ biến nhất xảy ra khi sinh con sau tuổi 35. Thống kê cho thấy, nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down xảy ra với tỷ lệ cụ thể như sau: 
  • 1/1.250 ca ở tuổi 20
  • 1/1.000 ca ở tuổi 25
  • 1/714 ca ở tuổi 30
  • 1/294 ở tuổi 35
  • 1 /86 ca ở tuổi 40… 

2. Đối với thai nhi

Chuyên gia lý giải: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

Như trên đã đề cập nguy cơ mắc các bệnh lý và vấn đề sức khỏe thai nhi như hội chứng Down và các khuyết tật bẩm sinh khác tăng lên khi phụ nữ mang thai sau tuổi 35. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rủi ro thai chết lưu cũng tăng khi mẹ mang thai ở độ tuổi này.

Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cũng lưu ý rằng việc sinh con ở độ tuổi ngoài 35 không phải trường hợp nào cũng gặp các vấn đề kể trên. Mỗi người có nền tảng sức khỏe riêng và các yếu tố riêng, do đó, việc quyết định nên hay không nên sinh con sau tuổi 35 cần dựa trên sự tư vấn của các chuyên gia y tế cùng sự cân nhắc kỹ lưỡng của người phụ nữ và gia đình.

Phụ nữ sinh con sau tuổi 35: Cần chuẩn bị những gì để có thai kỳ khỏe mạnh? 

Chuyên gia lý giải: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

Nếu bạn quyết định sinh con sau tuổi 35, việc chuẩn bị tốt cho thai kỳ và sức khỏe tổng thể là rất quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Dưới đây là một số điều mà có thể chuẩn bị:

  1. Kiểm tra sức khỏe tiền sản: Trước khi mang thai, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia sản khoa để tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể và chuẩn bị kỹ càng cho thai kỳ sắp tới. Bác sĩ có thể đề nghị bạn tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra để đảm bảo rằng bạn đủ khỏe mạnh để mang thai…
  2. Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân bằng và giàu chất dinh dưỡng là rất quan trọng trong thai kỳ. Bạn nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất sắt, axit folic, canxi cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Trong lần khám sức khỏe tiền sản, bạn có thể đề nghị được tham vấn với chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một kế hoạch ăn uống phù hợp với nhu cầu.
  3. Vận động thể chất đầy đủ để duy trì cơ thể khỏe mạnh: Thói quen hoạt động thể chất đều đặn làm tăng sức khỏe tổng thể, có sự chuẩn bị tốt cho thai kỳ. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về các loại hình thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
  4. Bổ sung axit folic: Axit folic là một chất quan trọng để giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Bạn nên đi khám để bổ sung axit folic trước và trong thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  5. Quản lý tốt tình trạng sức khỏe hiện có: Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như đái tháo đường, huyết áp cao hoặc bất kỳ bệnh mãn tính nào khác, bạn cần đi khám để được điều trị và kiểm soát hiệu quả trước khi mang thai. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để theo dõi và quản lý tình trạng y tế hiện có.
  6. Điều chỉnh lối sống theo : Tránh các yếu tố gây hại như hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện khác. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại và tác nhân gây ô nhiễm.
  7. Tìm hiểu thông tin về thai kỳ và chăm sóc sau sinh: Đọc và tìm hiểu về các giai đoạn thai kỳ, dấu hiệu và triệu chứng khi mang thai để biết đâu là dấu hiệu bất thường cũng như các biện pháp chăm sóc sau sinh. Điều này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai và làm mẹ sắp tới. 

Đọc đến đây bạn đã nắm được lý do lý giải tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35. Thế nhưng Nhà thuốc Bắc Giang tin rằng điều quan trọng là phụ nữ ngoài độ tuổi 35 cần nhớ rằng mỗi thai kỳ là duy nhất và có thể có yếu tố riêng. Việc tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và chuyên gia y tế là quan trọng để nhận được sự tư vấn cụ thể phù hợp cho trường hợp của mình.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong