Chuyên gia giải đáp: Cổ tử cung ngắn khi mang thai là gì, có sao không?

Tình trạng cổ tử cung ngắn khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng thai sản nghiêm trọng, bao gồm sảy thai, sinh non và chuyển dạ sớm. Hiện nay, nhiều phương pháp đã được áp dụng

Tình trạng cổ tử cung ngắn khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng thai sản nghiêm trọng, bao gồm sảy thai, sinh non và chuyển dạ sớm. Hiện nay, nhiều phương pháp đã được áp dụng để giúp mẹ bầu gặp phải tình trạng này duy trì thai kỳ và giữ thai tốt hơn.

Cổ tử cung là phần nằm thấp nhất của tử cung, nối với âm đạo. Vai trò chính của bộ phận này là tiết ra dịch nhầy giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng hơn từ âm đạo đến tử cung.

Trước khi mang thai, cổ tử cung sẽ dài, chắc và đóng kín. Bình thường, bộ phận này dài khoảng 3 – 5cm và sẽ ngắn dần lại khi mang thai. Tuy nhiên, đôi khi cổ tử cung ngắn hơn mức trung bình, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề trong thai kỳ.

Vậy cổ tử cung ngắn là gì? Cổ tử cung bao nhiêu là ngắn? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị tình trạng này? Mời bạn hãy cùng Nhà thuốc Bắc Giang tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.

Cổ tử cung ngắn là gì? Cổ tử cung ngắn là bao nhiêu?

Cổ tử cung ngắn là tình trạng chiều dài cổ tử cung đạt dưới 2,5cm khi thai được khoảng 20 tuần tuổi (thường tiến hành đo chiều dài cổ tử cung trong khoảng từ 18 – 24 tuần). Một số phụ nữ bẩm sinh đã có cổ tử cung ngắn hơn người khác. Trong khi đó, ở một số phụ nữ khác, nguyên nhân dẫn đến cổ tử cung ngắn khi mang thai có thể là phẫu thuật ở cổ tử cung, chấn thương, vỡ rách cổ tử cung…

Cổ tử cung ngắn khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Chuyên gia giải đáp: Cổ tử cung ngắn khi mang thai là gì, có sao không?

Khi mang thai, em bé trong bụng sẽ lớn lên và chèn ép vào cổ tử cung. Nếu cổ tử cung quá ngắn, áp lực từ em bé có thể khiến bộ phận này giãn nở và mở ra trước khi thai đủ tháng. Thêm vào đó, cơ chế bảo vệ thai nhi trong trường hợp này cũng không được đảm bảo. Điều này làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc chuyển dạ sớm trong thai kỳ, nhất là trong tam cá nguyệt thứ 2. 

Dù không phải phụ nữ mang thai nào có cổ tử cung ngắn cũng gặp phải các biến chứng khi mang thai nhưng tỷ lệ này lại cao hơn đáng kể. Một số nghiên cứu cho thấy tình trạng cổ tử cung ngắn làm tăng nguy cơ sinh non gấp 6 lần ở phụ nữ mang thai đơn và gấp 8 lần ở phụ nữ mang thai đôi. Một nghiên cứu khác trên phụ nữ có cổ tử cung ngắn hơn 1,5cm cho thấy tình trạng này gặp phải ở 86% trường hợp sinh non trước 28 tuần và 58% trường hợp sinh non trước 32 tuần.

Không những thế, tình trạng cổ tử cung ngắn còn làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng thai sản khác như trẻ sơ sinh nhẹ cân, thai lưu, dị tật bẩm sinh, chảy máu não…

Cổ tử cung ngắn khi mang thai được điều trị như thế nào? 

Trong phần dưới đây, Nhà thuốc Bắc Giang sẽ giới thiệu đến bạn các phương pháp chẩn đoán và điều trị tình trạng cổ tử cung ngắn khi mang thai.

1. Phương pháp chẩn đoán cổ tử cung ngắn khi mang thai

Chuyên gia giải đáp: Cổ tử cung ngắn khi mang thai là gì, có sao không?

Đứng trước nguy cơ sảy thai và sinh non cao, nhiều mẹ bầu quan tâm và cố gắng tìm kiếm các dấu hiệu nhận biết cổ tử cung ngắn khi mang thai để có thể can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, tình trạng này ít biểu hiện dấu hiệu rõ ràng và trên thực tế thường chỉ có thể được phát hiện qua siêu âm. Phương pháp siêu âm sẽ đo chiều dài cổ tử cung và giúp bác sĩ xác định tình trạng cổ tử cung ngắn từ khoảng tuần 14 – 16 của thai kỳ.

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm bụng nếu bạn mang thai đơn và có ít nguy cơ bị cổ tử cung ngắn. Nếu nhận thấy cổ tử cung của bạn ngắn hơn bình thường hoặc quá trình xác định chiều dài cổ tử cung gặp khó khăn, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện siêu âm qua đường âm đạo.

2. Phương pháp điều trị cổ tử cung ngắn

Nhiều phụ nữ mang thai được chẩn đoán cổ tử cung ngắn tự hỏi: “Liệu cổ tử cung ngắn có dài ra được không?”. Trên thực tế, thường không có phương pháp giúp kéo dài cổ tử cung bị ngắn lại quá sớm trong thai kỳ nhưng vẫn có cách giúp làm chậm quá trình này và kéo dài thời gian mang thai. Trong đó, 2 cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn thường được áp dụng là bổ sung progesterone và khâu vòng tử cung.

  • Bổ sung progesterone: Progesterone là một loại hormone giúp ngăn ngừa các cơn co thắt và hỗ trợ duy trì thai kỳ cho đến khi thai đủ tháng. Hormone này được dùng dưới dạng tiêm hàng tuần hoặc thuốc đặt âm đạo hàng ngày từ tam cá nguyệt thứ 2 hoặc sớm hơn và kéo dài cho đến tuần thai thứ 34 – 36. 
  • Khâu vòng tử cung: Một phương pháp khác giúp điều trị cổ tử cung ngắn và kéo dài thời gian mang thai cho mẹ bầu là khâu vòng tử cung. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng chỉ khâu hoặc băng tổng hợp để khâu và củng cố cổ tử cung, từ đó giúp giữ cho bộ phận này luôn đóng trong thai kỳ. Vòng khâu được duy trì cho đến tuần thứ 36 – 38 của thai kỳ hoặc đến khi mẹ bầu chuyển dạ. Phương pháp này thường được lựa chọn cho những phụ nữ đã từng sinh non, sảy thai ở giai đoạn muộn hoặc từng phẫu thuật cổ tử cung và siêu âm nhận thấy cổ tử cung đang mở dần.
  • Thêm vào đó, betamethasone cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn thai được 24 – 34 tuần tuổi để cải thiện kết quả sơ sinh. Ngoài ra, thai phụ cũng được khuyến khích nghỉ ngơi trên giường để phòng ngừa các biến chứng. Ngoài các hoạt động cá nhân, ăn uống thì bạn nên hạn chế hết các hoạt động khác, đặc biệt là quan hệ tình dục và vận động quá sức.

    Có thể bạn quan tâm

    4 Cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn ngừa sẩy thai, sinh non hiệu quả 

    Cổ tử cung ngắn khi mang thai: Mẹ bầu cần đi khám ngay khi nào? 

    Chuyên gia giải đáp: Cổ tử cung ngắn khi mang thai là gì, có sao không?

    Mẹ bầu có cổ tử cung ngắn cần đi khám ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu của tình trạng sảy thai, sinh non hoặc chuyển dạ sớm, bao gồm:

    • Các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên hoặc dữ dội
    • Đau thắt lưng âm ỉ, dai dẳng
    • Dịch tiết âm đạo bất thường về hàm lượng, màu sắc, kết cấu
    • Chảy máu âm đạo
    • Áp lực đè ép vùng chậu… 

    Tình trạng cổ tử cung ngắn khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc chuyển dạ sớm. Vì vậy, nếu được bác sĩ chẩn đoán có cổ tử cung ngắn, mẹ bầu nên cố gắng tịnh dưỡng, tránh vận động mạnh cũng như tuân thủ việc thực hiện các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giữ thai, giúp thia nhi có thể phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện. Chúc bạn có một thai kỳ suôn sẻ.

    Đọc bài gốc tại đây.
    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
    Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
    Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
    Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
    Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
    Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
    Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
    Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
    Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
    Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang