Chóng mặt: Những điều cần biết để bảo vệ bản thân

Ai cũng có thể bị chóng mặt. Đôi lúc, tình trạng này làm chúng ta nôn ói, ngất, té ngã hoặc khó chịu đến mức không làm được gì cả. Chóng mặt có thể là lành tính, nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cần thiết về chóng mặt để bạn có cách xử trí khi mình và người thân rơi vào tình huống không mong muốn này.

1. Chóng mặt là gì?

Đây là một cảm giác đôi khi rất khó để mô tả. Nó thường làm cho bạn cảm thấy như sắp ngã hoặc bất tỉnh. Tình trạng này cũng có thể khiến bạn cảm thấy lâng lâng hoặc khó đi thẳng.

Có nhiều dạng chóng mặt khác nhau. Bạn có thể cảm thấy như đang quay, lắc lư, bị nghiêng hoặc giống như căn phòng đang di chuyển xung quanh mình. Những cảm giác này đến và đi, có thể kéo dài vài giây, vài giờ hoặc vài ngày. Bạn có thể cảm thấy tồi tệ hơn khi di chuyển đầu, thay đổi tư thế, ho hoặc hắt hơi.

Chóng mặt:  Những điều cần biết để bảo vệ bản thân

Một số người bị chóng mặt gặp khó khăn khi đi bộ. Thậm chí, một số người bị chóng mặt có buồn nôn và có thể nôn.

>> Bạn thường xuyên bị chóng mặt nhưng lại không biết nguyên nhân vì sao? Hãy thử tìm hiểu bài viết: Thường xuyên chóng mặt: Nguyên nhân do đâu? để được giải đáp kịp thời nhé.

2. Điều gì gây ra triệu chứng chóng mặt?

Các nguyên nhân phổ biến nhất của chứng chóng mặt bao gồm:

2.1. Các vấn đề về tai trong

Sâu bên trong tai có một các ống nhỏ chứa đầy chất lỏng. Trôi nổi bên trong chất lỏng đó là các khối canxi đặc biệt. Cùng với nhau, các ống và khối này tạo thành “hệ thống tiền đình” (“rối loạn tiền đình” là từ “huyền thoại” mà ai cũng biết tới). Hệ thống này cho não biết vị trí của cơ thể trong không gian. Nó cũng giúp bạn giữ thăng bằng.

Chóng mặt:  Những điều cần biết để bảo vệ bản thân
Các vấn đề về tai trong có thể gây nên tình trạng chóng mặt

Nếu các ống bên trong tai bị sưng hoặc có thêm các cặn canxi không cần thiết, bạn có thể gặp phải những vấn đề về chóng mặt và cân bằng. Bạn cũng có thể bị chóng mặt nếu tình trạng sưng viêm này gây áp lực lên dây thần kinh ở tai trong. Nguyên nhân gây sưng viêm đôi khi là do nhiễm virus.

2.2. Chấn thương đầu

Chấn thương và chấn động ở đầu có thể làm xáo trộn tai trong và dẫn đến chóng mặt.

2.3. Thuốc

Một số loại thuốc có thể làm mất hệ thống cân bằng ở tai trong và gây chóng mặt.

2.4. Đau nửa đầu

Đau nửa đầu đôi khi có thể nghiêm trọng tới mức gây ra chứng chóng mặt.

2.5. Các vấn đề về não

Các vấn đề về não chẳng hạn như đột quỵ hoặc đa xơ cứng cũng có thể gây ra chứng chóng mặt.

3. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu như gặp phải tình trạng trên

Gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị chóng mặt kèm với các tình trạng sau đây:

  • Đau đầu mới xuất hiện hoặc đau đầu dữ dội.
  • Bị sốt cao hơn 38°C.
  • Bắt đầu nhìn đôi hoặc nhìn mờ.
  • Gặp khó khăn khi nói hoặc nghe.
  • Có điểm yếu ở cánh tay, chân.
  • Mặt bị xệ xuống một bên.
  • Ngất xỉu.
  • Bị tê hoặc ngứa ran.
  • Đau ngực.
  • Không thể ngừng nôn.

Bạn cũng nên khám bác sĩ nếu bị chóng mặt kéo dài trong vài phút trở lên và nếu như bạn:

  • Lớn hơn 60 tuổi.
  • Đã từng bị đột quỵ.
  • Có nguy cơ bị đột quỵ, ví dụ như đang bị tiểu đường hoặc hút thuốc lá.
Chóng mặt:  Những điều cần biết để bảo vệ bản thân
Chóng mặt ở người cao tuổi, có nguy cơ đột quỵ là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Nếu bạn chỉ bị chóng mặt, không có bất kỳ vấn đề nào được liệt kê ở trên, nhưng tình trạng này cứ lặp đi lặp lại thì hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ.

4. Bạn sẽ cần phải xét nghiệm?

Có lẽ. Bác sĩ sẽ bắt đầu thăm khám trước, sau đó sẽ quyết định cho chỉ định xét nghiệm. Các bước thăm khám có thể bao gồm:

  • Khả năng nghe của bạn.
  • Cách bạn đi bộ và giữ thăng bằng.
  • Cách mắt bạn hoạt động khi bạn dõi theo một vật thể chuyển động hoặc khi đầu của bạn quay từ bên này sang bên kia.

Tùy thuộc vào những gì phát hiện qua thăm khám, bác sĩ có thể yêu cầu nhiều xét nghiệm hơn để hiểu rõ các vấn đề về thính giác hoặc thăng bằng của bạn. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp MRI não. MRI là một xét nghiệm dùng sóng từ tính để “chụp lại” hình ảnh của các cơ quan bên trong cơ thể bạn.

>> MRI là phương pháp chụp có thể giúp chúng ra nhìn thấy hình ảnh rõ ràng của hầu hết các bộ phận của cơ thể. Tìm hiểu thêm: Chụp cộng hưởng từ (MRI) có hại cho cơ thể không?.

5. Triệu chứng chóng mặt được điều trị như thế nào?

Khi biết được những gì gây ra chứng chóng mặt của bạn, bác sĩ sẽ cố gắng điều trị trực tiếp các nguyên nhân đó. Chẳng hạn, nếu bạn có cặn canxi ở tai trong, bác sĩ có thể cố gắng sắp xếp chúng yên vị bằng cách hướng dẫn bạn một bài tập. Trong bài tập này, bạn sẽ di chuyển đầu theo một cách đặc biệt.

Bác sĩ cũng có thể cung cấp cho bạn các loại thuốc giúp giảm chóng mặt, buồn nôn và nôn.

Nếu chứng chóng mặt của bạn thật sự tồi tệ, bác sĩ cũng có thể đề nghị một phương pháp điều trị gọi là “phục hồi cân bằng”. Trong phương pháp này, bạn sẽ rèn luyện các bài tập có thể dùng để đối phó với chứng chóng mặt của mình.

Chóng mặt:  Những điều cần biết để bảo vệ bản thân
Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra các hỗ trợ cần thiết cho bạn

6. Bạn có thể tự làm gì để đối phó với chứng chóng mặt?

Nếu bạn gặp khó khăn khi đứng hoặc đi bộ vì chóng mặt, bạn có nguy cơ bị ngã. Để giảm nguy cơ té ngã, hãy làm cho ngôi nhà của bạn an toàn nhất có thể. Hãy loại bỏ các dây điện lỏng lẻo, lộn xộn và những tấm thảm trơn trượt. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn mang giày bám dính tốt, chống trơn trượt, lối đi của bạn rõ ràng và đủ ánh sáng.

>>> Bí quyết bấm huyệt trị chóng mặt mà bạn không thể bỏ qua

Như vậy, trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân và cách xử trí khi bị chóng mặt. Tình trạng này lành tính với các vấn đề về tai trong là thường gặp nhất. Tuy nhiên, để tự bảo vệ mình, bạn cần biết các trường hợp chóng mặt là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Nếu gặp phải tình trạng chóng mặt kèm với các dấu hiệu nguy hiểm, hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ của mình, bạn nhé.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong