Chớm ung thư vòm họng: Nhận biết sớm - cứu cánh cho sinh mạng

Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bên cạnh đó, ở giai đoạn chớm ung thư vòm họng, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc

Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bên cạnh đó, ở giai đoạn chớm ung thư vòm họng, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng chớm ung thư vòm họng là vô cùng quan trọng để có thể điều trị kịp thời, nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa căn bệnh này.

Chớm ung thư vòm họng là gì?

Chớm ung thư vòm họng là giai đoạn đầu tiên của ung thư vòm họng (ung thư vòm họng giai đoạn đầu), khi tế bào ung thư mới bắt đầu hình thành bên trong niêm mạc vòm họng và chưa phát triển sâu hơn. Ung thư vòm họng là một loại ung thư phát triển từ mô trong vòm họng, gồm các cơ, mô mềm và mạch máu. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và có thể lan sang các cơ quan khác trong cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chớm ung thư vòm họng là “giai đoạn vàng” để điều trị thành công. Nhận biết sớm các dấu hiệu và đi khám bác sĩ ngay là “chìa khóa” để chiến thắng căn bệnh nguy hiểm này.

Triệu chứng chớm ung thư vòm họng

Chớm ung thư vòm họng: Nhận biết sớm - cứu cánh cho sinh mạng

Giai đoạn chớm ung thư vòm họng thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ có những biểu hiện mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác.

Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đau họng kéo dài
  • Ho lâu ngày không khỏi
  • Khó thở
  • Khàn giọng, thay đổi giọng nói
  • Sưng hạch cổ
  • Khó nuốt
  • Nghẹt mũi một bên
  • Chảy máu cam
  • Đau đầu
  • Đau tai, ù tai
  • Sụt cân.
  • Nếu bạn gặp những triệu chứng này kéo dài và không thuyển giảm sau 3 tuần, hãy thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Bạn có thể quan tâm: Bạn biết gì về dấu hiệu ung thư vòm họng và thời gian ủ bệnh?

    Nguyên nhân

    Chớm ung thư vòm họng: Nhận biết sớm - cứu cánh cho sinh mạng

    Chưa rõ nguyên nhân của bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ bạn mắc phải tình trạng chớm ung thư vòm họng:

    • Hút thuốc lá: Nicotine và các chất gây ung thư khác trong thuốc lá có khả năng gây tổn thương cho mô trong vòm họng
    • Tiếp xúc với hóa chất độc hại hư amiant, formaldehyd
    • Chế độ ăn nhiều thịt hun khói và đồ muối chua
    • Tiếp xúc với virus Epstein-Barr (EBV), một loại virus phổ biến gây sốt tuyến
    • Virus u nhú ở người (HPV)
    • Giới tính: Tỷ lệ nam giới bị ung thư vòm họng cao gấp 3 lần so với nữ giới
    • Độ tuổi: Độ tuổi trung bình khi chẩn đoán là khoảng 50 tuổi
    • Viêm nhiễm mãn tính vòm họng
    • Uống nhiều rượu bia
    • Di truyền.

    Chẩn đoán

    Do triệu chứng không rõ ràng, nhiều người bệnh chủ quan và bỏ qua, khiến cho việc phát hiện chớm ung thư vòm họng trở nên khó khăn. Việc chẩn đoán sớm ung thư vòm họng là vô cùng quan trọng, giúp tăng khả năng điều trị thành công và cải thiện tiên lượng cho người bệnh.

    Để phát hiện sớm chớm ung thư vòm họng, bạn nên:

    • Tự kiểm tra ung thư vòm họng tại nhà nếu nghi ngờ hay có dấu hiệu bất thường
    • Đi khám tai mũi họng định kỳ mỗi năm một lần
    • Thăm khám ngay nếu có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh
    • Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán theo chỉ định của bác sĩ.

    Các xét nghiệm thường được dùng để chẩn đoán và quan sát hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu bao gồm:

    • Nội soi tai mũi họng: Giúp bác sĩ quan sát trực tiếp vòm họng để phát hiện các bất thường
    • Sinh thiết: Lấy mẫu mô vòm họng để xét nghiệm xác định ung thư
    • Chụp CT, MRI: Xác định mức độ lan rộng của ung thư.

    Điều trị

    Chớm ung thư vòm họng: Nhận biết sớm - cứu cánh cho sinh mạng

    Điều trị chớm ung thư vòm họng thường là bằng cách xạ trị vào khối u và hạch bạch huyết ở cổ. Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư ở vùng được nhắm đến. Xạ trị thường có thể chữa khỏi ung thư vòm họng giai đoạn rất sớm.

    Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp hóa trị và xạ trị nếu ung thư vòm họng tiến triển. Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư.

    Phẫu thuật thường không được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng vì bác sĩ phẫu thuật khó tiếp cận đến khu vực có chứa khối u.

    Phòng ngừa chớm ung thư vòm họng

    Có một số cách phòng ngừa chớm ung thư vòm họng mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng bao gồm:

    • Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một nguyên nhân chính gây ung thư vòm họng. Bạn nên cố gắng từ bỏ hoàn toàn thuốc lá để giảm nguy cơ mắc bệnh.
    • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại: Tránh tiếp xúc với amiant, formaldehyd và các chất hóa học độc hại khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc với các chất này, hãy đảm bảo sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn, phù hợp.
    • Duy trì một lối sống lành mạnh: Bạn nên ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh. Ăn nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế các loại thức ăn hun khói, muối chua. Hạn chế uống rượu bia.
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Điều quan trọng là thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nào của chớm ung thư vòm họng, nhằm điều trị kịp thời, tăng khả năng chữa khỏi và cải thiện tiên lượng bệnh.

    Chớm ung thư vòm họng là một tình trạng nguy hiểm, nhưng có thể được ngăn ngừa và phát hiện sớm thông qua cách duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hi vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn khi cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh này.

    Đọc bài gốc tại đây.
    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
    Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
    Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
    Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
    Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
    Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
    Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
    Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
    Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
    Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan