Cho con bú uống rau má được không? Những lưu ý cần nhớ

Trong những ngày oi bức, một ly nước rau má mát lạnh hoặc một chén canh rau má tôm tươi có thể giúp thanh nhiệt, mát gan hiệu quả. Nhờ có đặc tính hàn và công dụng làm mát, giải nhiệt mà rau má được

Trong những ngày oi bức, một ly nước rau má mát lạnh hoặc một chén canh rau má tôm tươi có thể giúp thanh nhiệt, mát gan hiệu quả. Nhờ có đặc tính hàn và công dụng làm mát, giải nhiệt mà rau má được nhiều chị em thêm vào thực đơn hàng ngày. Thế nhưng, không phải tất cả mọi người đều nên ăn rau má. Vậy, phụ nữ đang cho con bú uống rau má được không? Có ảnh hưởng đến sữa mẹ hay không?

Trong bài viết này, Nhà thuốc Bắc Giang sẽ cùng bạn tìm hiểu liệu mẹ cho con bú uống rau má được không. Bài viết cũng hướng dẫn bạn cách ăn rau má an toàn trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Mẹ cho con bú uống rau má được không?

Rau má đậu xanh, canh rau má thịt bằm, sinh tố rau má sữa dừa, nước ép rau má… đều là những món ngon bổ dưỡng được nhiều phụ nữ yêu thích. Thế nhưng, nếu đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ thì liệu phụ nữ cho con bú uống nước rau má được không?

Hiện nay, có rất ít nghiên cứu về tính an toàn của rau má trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Một số ý kiến cho rằng phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên ăn hoặc uống loại rau này. Điều này là do rau má có tính hàn, có thể gây khó tiêu, buồn nôn, lạnh bụng cho những người có sức khỏe yếu, nhất là những mẹ sau sinh đang cho con bú.

Tuy nhiên, theo y học cổ truyền Ấn Độ, rau má được xem là tương thích với việc cho con bú. Các lợi ích sức khỏe mà rau má mang lại cũng có lợi cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, chẳng hạn như:

  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi
  • Tăng khả năng kháng khuẩn
  • Thúc đẩy quá trình phục hồi và lành thương
  • Làm đẹp da
  • Lưu thông khí huyết
  • v.v. 

Do đó, câu trả lời cho vấn đề “Mẹ cho con bú ăn rau má được không?” là “Được”, miễn là các mẹ đảm bảo ăn uống rau má đúng cách, đúng liều lượng và tần suất được khuyến cáo. Nếu vẫn còn lo lắng không biết cho con bú uống rau má được không, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ càng.

Tác dụng của rau má đối với phụ nữ cho con bú

Như vậy là bạn đã biết được mẹ cho con bú uống rau má đậu xanh được không. Theo các nghiên cứu, rau má chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của rau má đối với mẹ sau sinh đang cho con bú.

1. Giúp lợi sữa mẹ

Cho con bú uống rau má được không? Những lưu ý cần nhớ

Rau má chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, chẳng hạn như:

  • Nước
  • Vitamin A
  • Vitamin C
  • Canxi
  • Sắt
  • Magiê
  • Kẽm

Những chất dinh dưỡng này giúp khắc phục tình trạng thiếu máu sau sinh, bồi bổ sức khỏe tổng thể và tăng cường hệ thống miễn dịch. Từ đó, cơ thể của mẹ cho con bú cũng trở nên khỏe mạnh hơn, thúc đẩy quá trình sản xuất sữa đều đặn hơn, nguồn sữa cũng chất lượng hơn.

2. Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, phụ nữ thường gặp nhiều mệt mỏi, căng thẳng do phải thường xuyên cho bé bú. Việc uống rau má có thể giúp:

  • Giảm stress và mệt mỏi
  • Giảm bớt cơn tức giận
  • Cải thiện sự tỉnh táo
  • Chống trầm cảm và lo âu
  • Hỗ trợ cơ thể thư giãn, thoải mái hơn.

Điều này là nhờ thành phần asiaticoside và axit asiatic có trong rau má. Nhờ đó mà mẹ cho con bú có thể có được những giấc ngủ ngon, sâu giấc hơn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau đầu, mất ngủ, ngủ chập chờn, và thắc mắc không biết đang cho con bú uống rau má được không, đừng ngần ngại bổ sung loại rau này vào thực đơn để cải thiện giấc ngủ, xoa dịu tinh thần nhé!

3. Hỗ trợ lành thương nhanh chóng

Nghiên cứu cho thấy, rau má có chứa nhóm triterpene pentacycle, bao gồm asiaticoside, madecassoside, axit asiatic và axit madecassic, có công dụng kháng viêm, chống nhăn và làm lành vết thương nhanh chóng. Nếu mẹ đang cho con bú có những vết thương chưa lành sau sinh, việc uống nước rau má có thể có lợi.

Lưu ý khi mẹ cho con bú uống rau má

Cho con bú uống rau má được không? Những lưu ý cần nhớ

Đến đây, chắc hẳn là bạn không còn băn khoăn “Cho con bú uống rau má được không?” nữa rồi. Rau má mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe đối với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bạn cần lưu ý một số điều sau mỗi khi muốn uống rau má trong giai đoạn cho con bú:

  • Không nên lạm dụng việc uống rau má: Việc uống rau má quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với mẹ cho con bú. Do đó, bạn chỉ nên uống 40g rau má/ngày, tương đương với 1 ly nước rau má. Đồng thời, phụ nữ không nên uống rau má liên tục 6 tuần mà cần ngưng ít nhất 2 tuần giữa mỗi 6 tuần uống rau má.
  • Không bôi nước rau má lên bầu ngực để tránh trẻ sơ sinh bú mẹ nuốt phải nước rau má.
  • Rửa sạch rau má nước khi dùng: Rau má thường mọc dại ở mương, bờ ruộng nên thường chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Vì thế, các mẹ bỉm nên rửa sạch rau má nhiều lần trước khi chế biến.
  • Không uống rau má vào buổi tối: Rau má có tính hàn. Việc ăn hoặc uống rau má vào buổi tối có thể khiến mẹ bị lạnh bụng, khó chịu về đêm. Do đó, các mẹ nên bổ sung rau má vào buổi sáng, trưa hoặc xế chiều.
  • Không dùng rau má khi mẹ hoặc bé bị dị ứng: Nếu bạn hoặc trẻ bị dị ứng với rau má thì liệu cho con bú uống rau má được không? Câu trả lời là “Không”. Hãy tránh xa thực phẩm này để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Không dùng rau má khi mẹ đang đau bụng, tiêu chảy: Đặc tính hàn của rau má có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh: Trong một số trường hợp, rau má có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Ngừng tiêu thụ rau má khi có dấu hiệu bất thường: Mặc dù dị ứng với rau má hiếm khi xảy ra, nhưng nếu bạn có biểu hiện phản ứng dị ứng như đỏ da, ngứa, phát ban trên da, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… hãy ngừng sử dụng rau má và đi khám bác sĩ.

Bạn có thể quan tâm:

Cách làm nước rau má cho mẹ cho con bú

Cho con bú uống rau má được không? Những lưu ý cần nhớ

Nếu đã không còn thắc mắc mẹ cho con bú uống rau má được không, mời bạn cùng Nhà thuốc Bắc Giang vào bếp làm ngay một ly nước rau má vô cùng đơn giản sau đây!

Chuẩn bị:

  • Rau má
  • Nước lọc
  • Đường hoặc mật ong (liều lượng tùy khẩu vị)
  • Cách làm nước rau má:

    • Bước 1: Ngắt bỏ bớt thân cứng của rau má, rửa sạch rau má rồi để ráo.
    • Bước 2: Cho rau má và một ít nước lọc vào máy xay sinh tố rồi xay thật mịn.
    • Bước 3: Xay xong, dùng rây lọc bã rau má để lấy nước cốt, rồi tiếp tục xay cho hết phần rau má.
    • Bước 4: Rót nước rau má ra ly, thêm đường hoặc mật ong tùy thích và thưởng thức.
    Ngoài ra, mẹ bỉm cũng có thể chế biến rau má thành nhiều món ăn đa dạng khác, chẳng hạn như:
    • Sinh tố rau má đậu xanh
    • Sinh tố rau má sữa dừa
    • Canh rau má thịt băm
    • Canh rau má tôm tươi
    • Gỏi rau má thịt bò
    • Salad rau má
    • v.v.

    Một số câu hỏi thường gặp

    Cho con bú uống rau má được không? Những lưu ý cần nhớ

    Không chỉ băn khoăn đang cho con bú uống rau má được không, nhiều mẹ đang cho con bú cũng đặt ra những câu hỏi sau:

    1. Sau sinh bao lâu thì mẹ cho con bú được uống rau má?

    Thông thường, sau khi sinh, khi cơ thể đã phục hồi dần thì mẹ bỉm có thể uống rau má. Các mẹ không cần phải kiêng rau má nhiều ngày như những thực phẩm khác. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo chế biến rau má đúng cách và dùng đúng liều khuyến cáo để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

    2. Đang cho con bú uống rau má nhiều tốt không?

    Thực tế, rau má không có độc khi dùng ở liều cao. Các tác dụng phụ của rau má rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu có cơ địa nhạy cảm, nhất là sau khi sinh hoặc cơ thể đang yếu, việc uống rau má nhiều có thể “lợi bất cập hại”.

    Một số tác dụng phụ khi uống rau má quá liều bao gồm:

    • Dị ứng da
    • Nhức đầu
    • Dạ dày khó chịu
    • Buồn nôn
    • Chóng mặt
    • Buồn ngủ cực độ
    • Bất tỉnh thoáng qua (ngất xỉu).

    Một số hợp chất trong rau má nếu dùng lâu dài cũng có thể ngăn cản phụ nữ mang thai bằng cách gây sảy thai tự nhiên. Do đó, mẹ bỉm chỉ nên uống rau má với liều lượng và tần suất đã khuyến nghị.

    Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn biết được đang cho con bú uống rau má được không. Hi vọng qua bài viết này, các mẹ bỉm đã “bỏ túi” được các hướng dẫn an toàn khi dùng rau má trong thời kỳ cho con bú.

    Đọc bài gốc tại đây.
    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
    Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
    Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
    Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
    Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
    Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
    Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
    Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
    Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
    Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan