Chỉ số béo phì và những điều cần biết

Tỷ lệ béo phì đang tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Theo Bộ Y Tế, số người mắc béo phì ở Việt Nam hiện đang dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là các khu vực thành thị. Để phòng tránh tình trạng này, việc nhận ra dấu hiệu bất thường của cân nặng thông qua chỉ số béo phì là điều cần thiết. Hãy cùng các bác sĩ YouMed tìm hiểu về chỉ số này qua bài viết dưới đây.

Chỉ số béo phì là gì và cách tính

Chỉ số béo phì thường được biết đến với tên gọi chỉ số cơ thể (BMI). Đây là công cụ phổ biến để đo lượng mỡ trong cơ thể. Thông qua chỉ số này, bạn sẽ nhận biết được những dấu hiệu bất thường của cân nặng. Để tính BMI, bạn có thể lấy cân nặng chia cho chiều cao bình phương.

Chỉ số BMI là công cụ được nhiều bác sĩ ưa chuộng để xác định tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Song ở một số đối tượng dưới đây, thước đo này có thể không chính xác.

  • Phụ nữ có thai.
  • Vận động viên.
  • Người già.
  • Người tập thể hình.
  • Trẻ em.

Do đó, những đối tượng trên nên tham vấn ý kiến bác sĩ nếu muốn đánh giá cân nặng của mình. Với trẻ em, ba mẹ nên lưu ý những dấu hiệu thừa cân của con để kịp thời liên hệ cơ sở y tế.

Khi nào chỉ số này gợi ý tình trạng béo phì?

Dựa vào thang phân loại dành cho người châu Á, bạn sẽ biết được cân nặng của mình đang ở mức độ nào. Ở người bình thường, BMI sẽ dao động từ 18.5 – 22.9. Nếu BMI trên 25, bạn sẽ được chẩn đoán béo phì độ 1. Con số này có thể khác ở thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nguyên nhân là do chênh lệnh về thể trạng của người châu Á so với người châu Âu hoặc châu Mỹ. Do đó, bạn cần lựa chọn thang đo phù hợp với thể chất của mình để có được kết quả chính xác.

Chỉ số béo phì và những điều cần biết
So sánh bảng phân loại chỉ số béo phì của WHO và bảng dành cho người châu Á

Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số béo phì

Dù BMI được xem là chỉ số béo phì có độ chính xác cao, công cụ này cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác.

  • Lượng calo nạp vào cơ thể quá mức cần thiết: Lượng calo dư thừa được tích trữ lâu ngày trong cơ thể sẽ được chuyển thành chất béo. Nếu tình trạng này không được kiểm soát, bạn sẽ có nguy cơ béo phì rất cao.
  • Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng. Khi già đi, cân nặng có xu hướng tăng thêm.
  • Giai đoạn mang thai: Nhiều chị em thường tăng cân rất nhanh trong thời kỳ mang thai. Sau khi sinh con, mẹ lại gặp nhiều khó khăn trong việc giảm cân và dễ dẫn đến béo phì.

Chỉ số béo phì tăng cao có nguy hiểm không?

Chỉ số béo phì tăng cao là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe.

Bệnh lý tim mạch

Lượng mỡ dư thừa ở người béo phì sẽ được chuyển vào máu. Trong thời gian dài, bạn sẽ mắc bệnh rối loạn lipid máu, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các biến chứng trên tim mạch như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch. Với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân còn có thể tử vong do đột quỵ.

Đái tháo đường type 2

Theo nhiều nghiên cứu, béo phì và đái tháo đường type 2 có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Người béo phì có khả năng bị đề kháng insulin, là nhân tố chính gây bệnh tiểu đường.

Bệnh lý hô hấp

Khi béo phì, lượng mỡ thừa có thể chèn lên đường thở và cản trở hệ hô hấp. Những vấn đề thường gặp ở người béo phì là hội chứng ngưng thở khi ngủ và giảm thông khí.

Bệnh lý trên hệ xương khớp

Khi cân nặng tăng, các cơ xương khớp phải chịu thêm nhiều áp lực để nâng đỡ cơ thể. Tình trạng này là khởi đầu cho các cơn đau nhức xương về sau. Tỷ lệ gãy xương ở người béo phì cũng cao hơn nhiều lần so với người khỏe mạnh.

Những bất thường trên da

Da thường không thích nghi kịp khi cân nặng của bạn tăng nhanh đột ngột. Do đó, tác hại của béo phì trong trường hợp này những vết rạn nứt trên da, đặc biệt ở những vùng như bụng, đùi, mông.

Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh

Người béo phì thường mang tâm lý tự ti, mặc cảm về ngoại hình quá khổ. Lâu dần, họ sẽ trở nên ngại giao tiếp và sống tách biệt với xã hội. Ở vài trường hợp, người bệnh có thể phải trải qua các bệnh tâm lý như trầm cảm.

Chỉ số béo phì và những điều cần biết
Người béo phì thường tự ti, mặc cảm về ngoại hình quá khổ

Làm sao để giữ chỉ số này ở mức lý tưởng?

Chỉ số béo phì cao là mối nguy hại với sức khỏe người bệnh. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, béo phì còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, các bác sĩ khuyến khích bạn nên cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Chỉ số BMI mục tiêu thường dao động từ 18.5 – 24.9.

Để kiểm soát chỉ số này, bạn cần tuân thủ hai nguyên tắc: điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường vận động.

Điều chỉnh chế độ ăn

Thực đơn hằng ngày là yếu tố quan trọng trong quá trình giảm cân. Bạn nên nắm rõ những điều sau để có thể xây dựng một thực đơn cho người béo phì hợp lý.

  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn các bữa chính với khẩu phần ăn lớn, bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Phương pháp này sẽ giúp giảm cảm giác đói và duy trì năng lượng cho cả ngày làm việc.
  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ.
  • Lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau xanh, thịt nạc,…
  • Hạn chế những thức ăn có nhiều dầu mỡ và đường hóa học như bánh, kẹo, nước ngọt có ga,…
  • Ưu tiên những thực phẩm có chỉ số calo thấp như gạo nâu, gạo lức, bánh mì nguyên cám,…
Chỉ số béo phì và những điều cần biết
Người béo phì nên ăn nhiều rau xanh và trái cây

Tăng cường vận động

Hoạt động thể chất không chỉ giúp giảm cân mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, chỉ số béo phì và thời gian tập thể dục có liên quan với nhau. Do đó, các bác sĩ khuyến khích bạn nên dành ra ít nhất 30 phút trong 5 ngày/tuần để tập thể thao. Bạn nên lựa chọn những bài tập phù hợp với sở thích cũng như thể trạng của bản thân.

Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể thay bằng các hoạt động thường ngày như làm việc nhà hoặc chơi với con trẻ. Điều quan trọng là bạn cần cố gắng vận động thay vì chỉ ngồi một chỗ.

Béo phì là vấn nạn của rất nhiều quốc gia trên thế giới; trong đó tình trạng béo phì ở Việt Nam cũng đang ở mức đáng báo động. Đây được xem là mối nguy hại đối với y học do những tác hại mà bệnh mang lại. Nhờ vào chỉ số béo phì, bạn có thể biết được tình trạng của bản thân và có kế hoạch điều trị phù hợp. Nếu gặp phải những dấu hiệu bất thường, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan