Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ bầu cần biết

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ như thế nào? Đây là mối quan tâm hàng đầu của thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ rất lo lắng. Thực tế, bên cạnh việc điều trị thì một chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp cùng lời khuyên của bác sĩ và thay đổi lối sống tích cực rất có lợi cho cả mẹ và bé.

Ý nghĩa của từng bữa ăn đối với người tiểu đường thai kỳ

Điều trị ban đầu cho bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống và hoạt động. Sau khi được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể đề nghị bạn gặp chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn lập một kế hoạch ăn kiêng phù hợp với thói quen ăn uống của bạn.

Biết được chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng của bệnh, nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Bữa ăn với thực phẩm có hàm lượng đường thấp có thể giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết. Để giúp bạn bắt đầu, bác sĩ có thể đưa ra một số gợi ý cho bữa sáng, bữa trưa, đồ ăn nhẹ và bữa tối.

Thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường tiến triển sau sinh và các vấn đề sức khỏe khác ở tương lai. Lời khuyên về điều chỉnh chế độ ăn uống là can thiệp chính ở tất cả phụ nữ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Đa số trường hợp có thể duy trì đường huyết trong phạm vi an toàn. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 7 đến 20% phụ nữ với tiểu đường thai kỳ không đạt được sự kiểm soát đường huyết. Khi đó, bên cạnh ăn kiêng và tập thể dục, bạn sẽ cần dùng thêm thuốc uống hoặc tiêm insulin. Mục đích sẽ giúp hạ đường huyết tốt hơn.

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Những thực phẩm cần bổ sung trong chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ thường gồm có 5 nhóm thực phẩm quan trọng sau đây:

  • Thực phẩm từ ngũ cốc (ngũ cốc), chủ yếu là ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại ngũ cốc giàu chất xơ.
  • Rau củ.
  • Trái cây.
  • Sữa, sữa chua, pho mát (loại ít chất béo).
  • Thịt nạc và thịt gia cầm, cá, trứng, đậu phụ, các loại hạt và đậu.

Mỗi nhóm cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau. Bạn nên chọn nhiều loại thực phẩm từ mỗi nhóm cho bữa ăn.

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ bầu cần biết
Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ nên bổ sung những loại thực phẩm nào?

Đường

Tất cả các loại thực phẩm có đường đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ hợp lý cũng có nghĩa là chọn đúng loại và khẩu phần thực phẩm có carbohydrate. Nên chọn những thực phẩm có ít carbohydrate. Hoặc thành phần carbohydrate lành mạnh hơn.

Một số gợi ý về nhóm này cho bạn như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, các loại hạt đậu, sữa tươi, sữa chua, trái cây… Những thực phẩm này là nguồn cung cấp năng lượng, vitamin, khoáng chất, chất xơ quan trọng cho cơ thể bạn trong thai kỳ.

Chất béo

Chất béo không ảnh hưởng trực tiếp đến mức đường huyết của bạn. Nhưng nếu ăn một lượng lớn chất béo
có thể gây tăng cân. Điều này có thể khiến bạn sanh khó khăn hơn vì thai to.

Do đó, bạn có thể sử dụng một lượng nhỏ chất béo ‘lành mạnh’ như dầu ô liu hoặc dầu hướng dương. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm sữa ít chất béo.

Đạm

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ đừng quên bổ sung thực phẩm giàu Protein. Thực tế, Protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và nhu cầu của cơ thể bạn.

Bạn nên lựa chọn thực phẩm có nhiều đạm như thịt nạc, cá, trứng, pho mát và các loại hạt… Những thực phẩm này sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường huyết của bạn. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, bạn nên tăng khẩu phần có đạm để giúp thai tăng trưởng.

Ngoài ra, canxi, sắt, protein và folate là những chất dinh dưỡng cần thiết khi mang thai. Bạn có thể bổ sung với bữa ăn hàng ngày hoặc các thực phẩm chức năng.

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ bầu cần biết
Người tiểu đường thai kỳ nên luân phiên và đa dạng thực phẩm có lợi

Những thực phẩm cần tránh

Có nhiều vấn đề liên quan đến chế độ ăn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ. Điều quan trọng bạn cần phải nhớ là tránh nhóm thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao. Bao gồm:

  • Nước ngọt, thức uống có đường (nước tăng lực, nước ép trái cây), kẹo bánh.
  • Các loại mứt, kem.
  • Chất tạo ngọt như mật ong, xi-rô hoặc sản phẩm có các tên gọi khác của đường như sucrose, glucose, dextrose, fructose, lactose, maltose.
  • Thực phẩm đóng hộp.
  • Thức ăn mang đi: Pizza, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên…

Bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm trên trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Nếu dùng, chỉ nên ăn với một lượng nhỏ. Bởi vì, chúng sẽ làm tăng nhanh lượng đường trong máu của bạn.

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ bầu cần biết
Tránh dùng các loại bánh kẹo khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Thói quen sống giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn hợp lý cho người tiểu đường thai kỳ

Trên thực tế, chế độ ăn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ sẽ tùy thuộc chiều cao và cân nặng của bạn. Theo đó, bác sĩ sẽ đề xuất tổng lượng calo hàng ngày trong bữa ăn. Khoảng 2.200 đến 2.500 calo mỗi ngày là tiêu chuẩn cho phụ nữ có cân nặng trung bình. Nếu thừa cân, bạn có thể cần giảm xuống khoảng ở mức 1.800 calo mỗi ngày.

Cần chú ý việc tăng cân của mẹ cũng rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ cân nặng quá lớn của thai nhi. Nếu bạn tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Không chỉ bị tiểu đường thai kỳ mà còn có khả năng bị tăng huyết áp.

Tuy nhiên, mang thai không phải là thời điểm để thực hiện việc ăn kiêng nghiêm ngặt. Và bạn cũng không nên đặt mục tiêu giảm cân ở giai đoạn này.

Bạn cần khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi cân nặng cũng như những vấn đề sức khỏe khác. Nhờ đó, những lời khuyên kịp thời giúp bạn không tăng cân quá nhiều. , điều này có thể gây ra các vấn đề cho bạn và thai nhi.

Tập thể dục tốt cho người tiểu đường thai kỳ

Tập thể dục trong 30 phút mỗi ngày trong tuần là thói quen tốt giúp bạn kiểm soát đường huyết. Tập thể dục thường xuyên khiến cơ thể bạn sử dụng lượng đường dư. Vì thế, bạn không cần dùng thuốc tiêm insulin.

Những hoạt động ở mức độ vừa phải như đi bộ, bơi lội hay tập yoga… có thể thích hợp với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu một kế hoạch tập luyện.

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ bầu cần biết
Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ kết hợp với chế độ tập luyện rất tốt cho mẹ và bé

Hiểu rõ về chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ kết hợp với bài tập vận động là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Không chỉ giúp bạn giữ lượng đường trong máu trong ngưỡng an toàn, mà còn tránh những rủi ro cho cả mẹ và bé sau này. 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp vì sao quan hệ đúng ngày rụng trứng mà vẫn không có thai
Vợ chồng bạn đang trong cuộc đua “săn rồng” và dù đã canh ngày rụng trứng để quan hệ nhưng vài tháng trôi qua mà vẫn chưa có tin vui. Bạn băn khoăn
Hình ảnh tin tức Mùa nắng nóng uống rau má đậu xanh mỗi ngày có tốt không?
Rau má đậu xanh là thức uống giải nhiệt được nhiều người ưa thích nhờ hương vị thơm ngon và cảm giác thanh mát khi thưởng thức. Song việc uống nhiều
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà và làm sao để nhận biết sớm bệnh?
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là bệnh không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn
Hình ảnh tin tức Thức khuya có đau dạ dày không? Tác hại của thức khuya với hệ tiêu hóa
Việc cân bằng công việc, cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ xã hội đôi khi khiến chúng ta phải thức khuya hơn và việc ngủ đủ giấc trở nên “xa xỉ”.
Hình ảnh tin tức 9 cách điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ tại nhà an toàn, hiệu quả
Phụ nữ đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, điều quan trọng là cần tìm ra nguyên nhân chính xác và kịp thời áp dụng