Chảy máu chân răng ung thư: liệu có phải không?

Chảy máu chân răng là một tình trạng phổ biến do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy chảy máu chân răng ung thư có phải không? Hãy cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chảy máu chân răng ung thư có phải không?

Chảy máu chân răng có thể là một trong những triệu chứng của một vài bệnh ung thư. Tuy nhiên, nướu bị chảy máu là một tình trạng phổ biến, và thường có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc hoặc có thể mắc bệnh về nướu. Hầu hết nguyên nhân chính gây chảy máu nướu răng là sự tích tụ mảng bám ở đường viền nướu gây viêm nướu.1

Chảy máu chân răng cũng có thể là một trong những dấu hiệu cho một vài loại ung thư như :

  • Ung thư miệng. Chảy máu chân răng có thể là một trong những triệu chứng của ung thư miệng. Bệnh lý này còn có các triệu chứng khác như xuất hiện các vết loét ở khoang miệng, các vùng khác trong khoang miệng chảy máu mà không rõ nguyên nhân, hôi miệng, khó nuốt, giảm cân không rõ lý do,…2
  • Ung thư bạch cầu. Đây là một bệnh ung thư của các tế bào máu. Hầu hết các loại bệnh bạch cầu là do sản xuất quá mức các tế bào bạch cầu bất thường, chưa trưởng thành. Những tế bào này làm quá tải tủy xương và máu, làm giảm các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu thấp có thể gây ra vấn đề chảy máu và bầm tím.3
Chảy máu chân răng ung thư: liệu có phải không?
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của một số bệnh ung thư

Những nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng. Đó có thể là nguyên nhân liên quan đến các tình trạng bệnh lí, hoặc do các nguyên nhân khác.

1. Viêm nướu

Nướu bị chảy máu là dấu hiệu đặc trưng của viêm nướu. Đây là một dạng bệnh nướu răng phổ biến và nhẹ, gây ra bởi sự tích tụ mảng bám ở đường viền nướu răng. Khi bị viêm nướu, chúng có thể bị kích ứng, đỏ và sưng lên, có thể chảy máu khi bạn đánh răng.

Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách chăm sóc răng miệng thật tốt. Đánh răng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, súc miệng hàng ngày bằng nước súc miệng kháng khuẩn và khám nha sĩ thường xuyên.

2. Viêm nha chu

Nếu tình trạng viêm nướu không được khắc phục, nó có thể dẫn đến bệnh viêm nha chu, làm hỏng mô và xương nâng đỡ răng của bạn.

Khi bị viêm nha chu, nướu có thể bị nhiễm trùng và dễ bị chảy máu. Răng có thể bị lung lay hoặc tách ra. Người bệnh cũng có thể bị hôi miệng, có vị khó chịu trong miệng. Nếu không điều trị bệnh nha chu, người bệnh có thể bị mất một số răng.

3. Bệnh tiểu đường

Nướu bị chảy máu hoặc sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường loại 1 hoặc tiểu đường loại 2.

Khi mắc phải tiểu đường, cơ thể không có đủ khả năng chống lại vi trùng. Vì vậy, người bệnh có nhiều khả năng bị bệnh nhiễm trùng như bệnh nướu răng. Lượng đường trong máu cao đi kèm với bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó chữa lành hơn, điều này có thể làm cho bệnh nướu răng trở nên tồi tệ hơn.4

4. Vết loét (Nhiệt miệng)

Những vết loét miệng gây đau đớn có thể phát triển ở bất cứ đâu trong khoang miệng, kể cả trên nướu, và thường có tâm màu trắng với các cạnh màu đỏ. Bạn có thể bị một hay nhiều vết loét cùng một lúc trong miệng.

Các vết loét này có thể do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra. Những người mắc một số bệnh tự miễn dịch cũng có thể dễ gặp các vấn đề về nướu.

5. Thiếu vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và sửa chữa các mô ở các bộ phận của cơ thể. Nó cũng giúp chữa lành vết thương và củng cố xương và răng.

Nếu cơ thể không có đủ vitamin C, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Theo thời gian, việc thiếu vitamin C có thể khiến nướu của bạn bị sưng và chảy máu nướu răng.

Thiếu vitamin C có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng.

6. Thiếu Vitamin K

Nếu bạn nhận thấy nướu bị chảy máu nhiều, có thể là do bạn không có đủ vitamin K. Bởi vì vitamin này có vai trò trong quá trình đông máu. Nếu không cung cấp đủ vitamin K thông qua chế độ ăn uống hoặc cơ thể bạn không hấp thụ tốt, nó có thể gây ra các vấn đề về chảy máu.

7. Hóa trị

Hóa trị có thể gây một số tác dụng phụ khó chịu cho người bệnh, bao gồm nướu bị đau, sưng và chảy máu. Nhiều người đang điều trị ung thư phải đối mặt với chứng viêm miệng, gây ra các vết loét đau đớn trên nướu và khắp miệng.5

8. Hút thuốc lá

Sử dụng thuốc lá có thể gây hại cho nướu. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra bệnh nướu răng nghiêm trọng tại Hoa Kỳ. Hút thuốc có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể khó chống lại vi khuẩn mảng bám hơn.6

9. Nội tiết tố

Một số phụ nữ thấy mình có vấn đề về nướu trong tuổi dậy thì, trong kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh.

Sự gia tăng nội tiết tố trong tuổi dậy thì có thể làm tăng lưu lượng máu đến nướu, khiến chúng đỏ, sưng và nhạy cảm. Nướu cũng có thể trở nên đỏ, sưng tấy và dễ bị chảy máu ngay trước mỗi kỳ kinh nguyệt. Những vấn đề này thường giảm dần sau khi giai đoạn bắt đầu.

Viêm nướu khi mang thai thường bắt đầu vào tháng thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ và tiếp tục đến tháng thứ tám, khiến nướu bị đau, sưng và chảy máu. Việc sử dụng các sản phẩm ngừa thai bằng miệng có thể gây ra các vấn đề về nướu tương tự.

Mặc dù không phổ biến, nhưng một số phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh có thể thấy rằng nướu của họ trở nên cực kỳ khô. Do đó bị đau và có khả năng chảy máu.7

10. Căng thẳng

Một nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh nha chu và sự căng thẳng. Theo các nhà nghiên cứu, việc căng thẳng có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Điều này có thể làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể đến mức không thể chống lại nhiễm trùng nướu.8

11. Kỹ thuật vệ sinh răng miệng

Trong khi vệ sinh răng miệng, bạn có thể sử dụng lực mạnh để đánh răng. Tuy nhiên, nướu là những mô mỏng manh, vì vậy việc chải răng sai cách có thể gây chảy máu nướu răng.

Chảy máu chân răng ung thư: liệu có phải không?
Chảy máu chân răng có thể do kỹ thuật chải răng không đúng

Vì vậy, khi chải răng, bạn nên lựa chọn loại bàn chải mềm mại và thao tác nhẹ nhàng, vừa phải để xoa bóp và làm sạch răng và nướu.

Hơn thế, sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày có thể giúp loại bỏ mảng bám ở những nơi mà bàn chải đánh răng không thể chạm tới. Thay vì buộc chỉ nha khoa giữa các răng, hãy cẩn thận trượt nó lên và xuống theo đường cong của từng chiếc răng; tránh gây sưng hoặc chảy máu nướu.

Bị chảy máu chân răng nên làm gì?

Khi chảy máu chân răng, bạn có thể cân nhắc những biện pháp sau để cải thiện tình trạng chảy máu như:

  • Thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Để cải thiện vệ sinh răng miệng, hãy đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.
  • Súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối. Biện pháp này cũng có thể giúp loại bỏ mảng bám, tăng cường sức khỏe nướu và cầm máu nướu.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Giảm căng thẳng.
  • Tăng cường bổ sung vitamin C. Ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng nướu. Các thực phẩm chứa vitamin C như: cam, khoai lang, ớt đỏ, cà rốt.
  • Tăng cường bổ sung vitamin K. Các thực phẩm chứa vitamin K như: rau chân vịt, bông cải xanh, cải xoăn.
  • Chườm lạnh. Chườm lạnh lên đường viền nướu có thể làm giảm sưng và hạn chế lưu lượng máu để cầm máu.
Chảy máu chân răng ung thư: liệu có phải không?
Súc miệng bằng nước muối giúp cầm máu nướu

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Bệnh về nướu răng có thể ảnh hưởng và phản ánh sức khỏe tổng thể. Điều này có nghĩa là nếu một người bị chảy máu nướu răng, có thể họ đang gặp một số vấn đề sức khỏe ở các cơ quan khác ngoài miệng.

Bạn nên liên hệ với nha sĩ để được tư vấn nếu nhận thấy:

  • Nướu bị chảy máu quá nhiều.
  • Tình trạng chảy máu nướu răng không cải thiện trong vòng 7 đến 10 ngày.
  • Nướu răng vẫn chảy máu dù đã được điều trị.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề chảy máu chân răng ung thư, cũng như cập nhật thêm kiến thức về các nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng. Từ đó chủ động bảo vệ và có những biện pháp phù hợp phòng ngừa việc chảy máu chân răng nhé!

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan