Mời bạn cùng NT BacGiang tìm hiểu các xét nghiệm và tiêu chuẩn để chẩn đoán suy tim cũng như xác định mức độ bệnh để có góc nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh nguy hiểm này nhé!
Để chẩn đoán suy tim, bác sĩ cần biết tiền sử bệnh, thăm hỏi triệu chứng và khám lâm sàng (nghe tim phổi, ấn bụng, đo nhịp tim, đo huyết áp, cân nặng, đánh giá tình trạng phù…). Đồng thời, bác sĩ cũng cần khảo sát tiền sử trước đây để xem bạn có các yếu tố nguy cơ nào có thể là nguyên nhân gây suy tim, chẳng hạn như hút thuốc lá, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh mạch vành hay các vấn đề về tim mạch khác.
Sau bước này, bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm xác chẩn và xác định mức độ suy tim, gồm có:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ nhận biết các vấn đề bất thường có thể gây ra hoặc tăng nguy cơ khiến cơ tim suy yếu. Cụ thể là các vấn đề tại thận, gan, tuyến giáp, chỉ số mỡ máu, đường huyết và lượng hồng cầu trong máu (thiếu máu nặng khiến người bệnh mệt mỏi và gây nên các triệu chứng khác tương tự như triệu chứng bệnh suy tim, nếu kéo dài cũng có thể gây suy tim thực sự).
Xét nghiệm máu còn bao gồm chỉ định đo nồng độ BNP trong máu. Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim đang ngày càng được sử dụng phổ biến.
BNP là một loại hormone được giải phóng vào máu bởi các tế bào cơ tim, sẽ tăng cao ở những người bị suy tim. Nồng độ BNP trong máu trên 450 pg/mL đối với bệnh nhân dưới 50 tuổi hoặc 900 pg/mL đối với bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên là một trong những bằng chứng của chẩn đoán suy tim. Khi chỉ số này càng tăng, suy tim càng nghiêm trọng. Ngược lại, giá thấp có nghĩa là tình trạng suy tim đã ổn định hoặc loại trừ chẩn đoán này ở những bệnh nhân có các triệu chứng khó phân biệt với suy tim trên lâm sàng.
Chụp X-quang ngực
Chụp X-quang ngực cho biết tổng quan về hình dạng, kích thước tương đối của tim trong lồng ngực và bất kỳ sự tích tụ dịch xung quanh tim và trong khoang màng phổi của bệnh nhân. Chẩn đoán suy tim không thể thiếu công cụ hình ảnh học này.
Chương trình Siêu khuyến mại tháng 8 - 9/2023