Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ như thế nào?

Trĩ là bệnh lý phổ biến. Trĩ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên trĩ đang có xu hướng mắc tăng lên ở người trẻ. Lối sống thụ động, ngồi nhiều, hoạt động ít đang làm cho số người mắc trĩ ngày một tăng nhiều hơn. Trĩ không chỉ ảnh hưởng đến đời sống mà còn gây mất thẩm mĩ khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và muốn phẫu thuật cắt bỏ nó. Vậy chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ như thế nào. Tìm hiểu dưới bài viết dưới đây nhé.

Khi nào cần phẫu thuật trĩ?

Trước khi đi sâu tìm hiểu vào việc chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ như thế nào, chúng ta cần tìm hiểu khi nào cần phẫu thuật trĩ. Bệnh trĩ là bệnh lý được tạo thành do sự giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Bệnh nhân mắc trĩ thường đi khám và điều trị muộn. Vì ở vị trí kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng và không đi khám. Khi búi trĩ chảy máu nhiều, sa búi trĩ hoặc trĩ bị tắc mạch gây đau bệnh nhân mới đi khám. Hậu quả là không thể dung thuốc và lúc này phải chỉ định phẫu thuật.

Cần chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ như thế nào?

Những điều nên làm

Trong những ngày đầu sau phẫu thuật trĩ, vết thương có thể thấm dịch màu hồng. Nếu vết thương ra máu cục, bệnh nhân có thể dùng gạc ép vào vết thương và thông báo cho bác sĩ biết.

Chế độ ăn

Chế độ ăn uống hợp lý là điều mà người nhà cần chú ý khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ. Hãy bắt đầu ăn với đồ lỏng như súp, cháo, … để tránh buồn nôn, nôn mửa hay táo bón. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây. Tránh các thực phẩm gây táo bón như sữa, thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn. Hạn chế ăn đồ cay nóng hay nước uống có cồn, chất kích thích.

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ như thế nào?
Chất xơ cần có trong chế độ ăn chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ

Dùng thuốc hỗ trợ

Khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật, người nhà cần cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh theo yêu cầu của bác sĩ. Uống thuốc làm mềm phân theo chỉ định.

Vận động nhẹ nhàng

Người nhà cần để bệnh nhân nghỉ ngơi trong 24 giờ sau khi mổ. Sau đó bệnh nhân có thể hoạt động nhẹ bình thường. Tránh mang vác vật nặng trong ít nhất 5 -7 ngày tới.

Vệ sinh sạch sẽ và giữ khô thoáng vết mổ cũng như vùng hậu môn

Người nhà khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ nên giữ băng gạc che vết thương đến ngày hôm sau. Chèn thêm gạc mềm hoặc băng vệ sinh trong quần lót để kiểm soát tình trạng rỉ ít máu có thể xảy ra. Người bệnh nên được tắm và vệ sinh sau ngày mổ 1 ngày.

Người bệnh cần được tắm rửa sạch sẽ. Họ cũng cần được thay băng và vệ sinh vết mổ 2 -3 lần một ngày để đảm bảo sạch sẽ vết mổ nhất.

Thông báo cho bác sĩ khi có bất thường

Bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ khi có những bất thường. Sốt, sưng tấy, chảy mủ chỗ phẫu thuật có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ. Chảy máu ổ ạt sau mổ hiếm khi xảy ra tuy nhiên vẫn có thể xuất hiện. Đau quá mức, không có khả năng đi tiểu sau 8 giờ phẫu thuật là những bất thường bạn cần được bác sĩ kiểm tra.  Bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ khi thấy những bất thường đó xảy ra. Họ sẽ có hướng xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhất dành cho bạn.

Tái khám theo chỉ định

Điều quan trọng sau khi phẫu thuật trĩ cần chú ý là tái khám định kì theo chỉ định. Việc tái khám sẽ giúp cho bác sĩ biết tình trạng hiện tại của bạn có tốt hay không. Nếu có bất cứ bất thường nào xảy ra, bác sĩ sẽ nhanh chóng khác phục nó. Trong một số trường hợp, việc không tái khám có thể sẽ gây ra một vài hậu quả khó lường cho bạn.

Những điều không nên làm

Để giảm các triệu chứng bệnh trĩ cần tránh các điều sau:

Không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định

Khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ, cần chú ý việc sử dụng thuốc. Người nhà và bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc bên ngoài để bôi lên vết thương hay uống vào. Việc làm này có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng vết mộ hoặc gặp những biến chứng không mong muốn khác.

Không đi đại tiện lâu

Việc đi đại tiện lâu sau mổ là một việc làm nên tránh. Sau mổ, vết thương của người bệnh chưa kịp lành lại. Việc gây một áp lực lâu dài lên vết thương có thể sẽ khiến vết thương chảy máu trở lại hoặc là yếu tố thuận lợi cho việc tái phát bệnh trĩ.

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ như thế nào?
Việc đi đại tiện lâu có thể làm tăng nguy cơ trĩ tái phát và chậm lành vết thương mới phẫu thuật

Tránh tạo áp lực hay cọ xát vết thương

Khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ, người nhà cần tránh tạo áp lực hay cọ xát lên vết thương. Việc cọ xát nhiều lên vết thương có thể gây đau cho người bệnh. Vết thương tại vị trí đó sẽ lâu lành. Tệ hại hơn là vết thương có những biến chứng nghiêm trọng.

Không nên quan hệ tình dục

Người mới phẫu thuật không nên quan hệ tình dục. Việc quan hệ tình dục sớm sau mổ có thể gây ảnh hưởng đến vết mổ của người bệnh.

Tóm lại, khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ, người nhà cần chú ý những bất thường vùng vết mổ. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất thường xảy ra. Đồng thời đảm bảo giữ gìn vết thương, tránh những hoạt động mạnh gây ảnh hưởng đến vết thương. Chế độ ăn uống cần phải hợp lý nhiều rau xanh để tránh gây táo bón cho người bệnh.

Ths. Bs. CKI Trần Quốc Phong.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc]: Thai chết lưu bao lâu thì ra máu?
Thai chết lưu có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu như thai không máy trong thời gian dài, chuột rút, chảy máu âm đạo… Vậy thai chết lưu bao lâu
Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”