Cấy que tránh thai và những điều bạn cần biết

Chọn biện pháp ngừa thai nào cho phù hợp có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người. Việc lựa chọn cần có thời gian trao đổi giữa bạn và bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp nhất. Hôm nay bài viết sẽ ưu tiên cho các chị em đã có 1-2 con và muốn tìm một phương pháp ngừa thai mà không phải nhớ phải sử dụng mỗi ngày. Biện pháp thông thường nhất thỏa mãn tiêu chuẩn này là cấy que và đặt vòng. Bài viết hôm nay sẽ nói về cấy que tránh thai.

Những viên thuốc tránh thai mà bạn đang sử dụng hằng ngày có bản chất là các hoóc-môn sinh dục. Mỗi viên thuốc có thể chứa các dạng tổng hợp của hoặc estrogen, hoặc progesterone hoặc cả hai. Mỗi loại sẽ có từng đặc điểm riêng khác nhau mà bạn cần biết tại đây: Cảnh giác với các nguy cơ, tác dụng phụ thường gặp khi uống thuốc tránh thai

1. Que tránh thai là gì?

Que cấy ngừa thai là một thanh nhựa nhỏ có chứa nội tiết tố được cấy dưới da cánh tay. Nội tiết tố này có tác dụng ức chế rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung và làm cho dịch nhầy cổ tử cung đặc lại, ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng. Khi cấy que ngừa thai, Bác sĩ sẽ gây tê mặt trong cánh tay không thuận của bạn (thường là tay trái), sau đó dùng một dụng cụ chuyên biệt để luồn que cấy dưới da. Thủ thuật khá nhẹ nhàng và nhanh chóng. Bạn sẽ cảm nhận que cấy giống như một cây tăm ở dưới da. Khi tháo bỏ thì Bác sĩ cũng sẽ gây tê rồi dùng dụng cụ gắp ra nhẹ nhàng.

Cấy que tránh thai và những điều bạn cần biết

2. Hiệu quả của phương pháp cấy que tránh thai như thế nào?

Hiệu quả rất cao, lên đến 99,95%. Tuy nhiên, que cấy tránh thai không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Thời gian tác dụng của que cấy tránh thai thường kéo dài 3 năm.

Trong thời gian sử dụng, que cấy sẽ tiết ra các hormone một cách chậm rãi, từ từ mỗi ngày.

Ai là người thích hợp sử dụng que cấy tránh thai

Hầu hết tất cả phụ nữ đều phù hợp sử dụng que cấy tránh thai. Chỉ có một vài trường hợp ngoại lệ, bao gồm:

  • Đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.
  • Có tiền căn hoặc hiện đang bị các bệnh lý huyết khối.
  • U gan hoặc bệnh gan đang hoạt động.
  • Chảy máu đường sinh dục bất thường chưa rõ nguyên nhân.
  • Biết hoặc nghi ngờ bị ung thư vú, tiền căn bị ung thư vú (đã điều trị) hoặc các loại ung thư khác nhạy cảm với progestin (hormon nằm trong que cấy).
  • Dị ứng.

3. Điều gì sẽ làm que cấy tránh thai bị vô hiệu?

Uống một số loại thuốc (tây y hoặc thảo dược) mà không có sự tham vấn của bác sĩ. Ví dụ:

  • Thuốc chống virus (kể cả thuốc chống HIV).
  • Thuốc động kinh.

Mang que cấy tránh thai trên 3 năm.

4. Khi nào cấy que tránh thai có tác dụng?

Thông thường, sau 7 ngày kể từ lúc gắn thì que cấy tránh thai sẽ có hiệu quả.

Nếu bạn cấy que trong vòng 5 ngày đầu từ lúc bắt đầu có kinh thì không cần chờ đợi 7 ngày.

Ở bệnh nhân hậu sản dưới 3 tuần, hoặc cho con bú trong vòng 6 tháng đầu mà chưa có kinh thì nên sử dụng phương pháp tránh thai bổ sung như bao cao su trong vòng 7 ngày để đảm bảo hiệu quả.

Ở đối tượng đã phá thai thì đặt que cấy ngay sau phá thai sẽ không cần sử dụng phương pháp bổ sung nào. Tuy nhiên, nếu đặt que cấy ở những ngày sau đó thì nên sử dụng bao cao su 7 ngày kể từ lúc đặt.

5. Lợi ích của cấy que tránh thai là gì?

  • Đây là phương pháp tránh thai hiệu quả nhất.
  • Sau khi gắn vào da, bạn có thể không cần để ý đến việc tránh thai trong 3 năm.
  • Dĩ nhiên, tác dụng của nó có có thể kéo dài đến ba năm.
  • Nhiều người dùng hoàn toàn không bị ra máu âm đạo hoặc chảy máu rất ít.
  • Khi hành kinh có thể ít đau hơn.
  • Có thể giảm mụn.
  • Đó là một sự lựa chọn khác nếu bạn có vấn đề với việc sử dụng hormone estrogen. Thuốc tránh thai (viên kết hợp) và vòng đặt âm đạo có chứa cả 2 estrogen và progestogen. Trong khi đó que cấy chỉ chứa progestogen.
  • Bạn có thể sử dụng nó khi cho con bú.
  • Nó rất dễ dàng để lấy ra ngoài.
  • Sau khi lấy ra thì khả năng sinh sản của bạn nhanh chóng trở lại bình thường.

6. Bất lợi của que cấy tránh thai là gì?

  • Kiểu ra máu kinh nguyệt của bạn sẽ thay đổi. Nó có thể thường xuyên hơn (rong kinh) và / hoặc không thường xuyên (có thể bị rong huyết: hành kinh vào những ngày vốn sẽ không có kinh).
  • Khoảng 20% phụ nữ sẽ không bị chảy máu (điều này sẽ không gây tổn hại gì cho cơ thể người phụ nữ).
  • Chảy máu thường xuyên hoặc kéo dài trong giai đoạn đầu, sau đó có thể thuyên giảm theo thời gian. Hãy đến gặp bác sĩ hoặc y tá của bạn vì họ có thể giúp cầm máu.

Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra đối với một số ít đối tượng sử dụng, bao gồm:

  • Nhức đầu.
  • Đầy hơi.
  • Nổi mụn.        
  • Đau/căng tức ngực.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Những tác dụng phụ này thường giảm dần theo thời gian. Cấy ghép đã được chứng minh là không gây tăng cân.

Tác dụng phụ tại chỗ cấy:

  • Đỏ da.
  • Bướu máu.
  • Chấm xuất huyết.
  • Đau.
  • Sưng.

Liệu que cấy tránh thai có gây ra tác dụng phụ nào nguy hiểm không?

Đôi khi que cấy bị đưa quá sâu vào trong cánh tay của bạn, và cần một phẩu thuật nho nhỏ để lấy nó ra.

7. Những dấu hiệu sau khi cấy que cần nhận biết để đến bệnh viện sớm

  • Đau chân dai dẳng.
  • Đau hoặc nặng ngực dữ dội.
  • Khó thở đột ngột, đau tức ngực hoặc ho ra máu.
  • Các triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sưng mặt, lưỡi hoặc hầu họng; Khó nuốt; hoặc phát ban và khó thở.
  • Đau đầu dữ dội đột ngột không giống với những lần đau đầu trước đây.
  • Yếu hoặc tê ở cánh tay hoặc chân hoặc khó nói.
  • Đột ngột mù.
  • Da hoặc tròng trắng của mắt bị vàng, đặc biệt là kèm theo sốt, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sẫm màu hoặc đi tiêu nhạt màu.
  • Đau dữ dội, sưng hoặc đau ở vùng bụng dưới.
  • Khối u to dần hoặc khối u vú mới xuất hiện.
  • Khó ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi hoặc thay đổi tâm trạng.
  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều.
  • Hoặc khi bạn lo lắng rằng bộ phận cấy ghép có thể bị gãy hoặc cong khi ở trong cánh tay của bạn.

8. Một số vấn đề khác

Bạn nên làm gì trong khi đã sử dụng que cấy tránh thai trong 3 năm và quên lấy nó ra?

Bạn nên sử dụng bao cao su trong thời gian này, trước khi bạn lấy que cấy ra ngoài để không mang thai ngoài ý muốn.

Chuyện gì sẽ xảy ra chẳng may khi bạn mang thai khi đang cấy que?

Không có vấn đề gì cả, que cấy tránh thai an toàn cho cả 2 trường hợp: Tiếp tục mang thai hay phá thai.

Có thể sử dụng que cấy trong thời gian cho con bú không?

Rõ ràng là có thể, que cấy sẽ không mang lại tác hại nào cho cả mẹ và con trong thời gian này.

Nếu tôi muốn mang thai trở lại khi đang cấy que thì nên làm gì?

Bạn hãy đến ngay phòng khám của bác sĩ sản phụ hoặc bệnh viện để họ lấy que ra. Ngay sau đó chức năng sinh sản của bạn sẽ bình thường trở lại.

Còn vấn đề gì tôi cần biết về que cấy tránh thai không?

  • Que cấy tránh thai không bảo vệ đối tượng sử dụng khỏi các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Bạn cần ghi chú lại ngày mình đã cấy que vì sau 3 năm hiệu quả tránh thai sẽ biến mất nhanh chóng.
  • Cấy que tránh thai là một trong các lựa chọn để tránh thai, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp phù hợp với bản thân bạn.

9. Kết luận

  • Cấy que tránh thai là một biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả.
  • Lợi ích của phương pháp này rất rõ ràng, phù hợp cho các đối tượng hay quên, cũng như hiệu quả rất cao và rất hiếm gặp các biến chứng liên quan.
  • Thời gian để que cấy có tác dụng an toàn là 3 năm. Nếu cấy que ở thời điểm không xác định kinh nguyệt hoặc sau khi có kinh trên 5 ngày thì cần sử dụng các phương pháp tránh thai bổ sung khác, thường là bao cao su trong 7 ngày sau khi cấy.
  • Việc ghi chú thời gian cấy que rất quan trọng.
  • Các rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que là thường gặp, tuy nhiên các vấn đề này sẽ giảm đi nhanh chóng sau vài tháng cấy.

>> Dấu hiệu mang thai là một thông tin mà rất nhiều chị em muốn biết. Đặc biệt là những người phụ nữ, những cặp vợ chồng đang mong muốn có con.  Xem thêm tại đây nhé: Dấu hiệu mang thai đáng tin cậy mà chị em nên biết

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai
Hình ảnh tin tức Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?
Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân viêm phế
Hình ảnh tin tức Bật mí 2 cách làm tắc ngâm đường phèn ai cũng làm được
Khi gặp các về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, khò khè… nhiều người thường áp dụng các phương pháp dân gian như dùng tắc ngâm đường phèn hay ngâm
Hình ảnh tin tức Giải đáp thắc mắc: Chị em khi đi khám phụ khoa cần chuẩn bị gì?
Vì sao chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa, khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì là những băn khoăn rất thường gặp của không ít chị em khi lần đầu đi
Hình ảnh tin tức Mùa hè ăn xoài có nóng không? Có gây nổi mụn như nhiều người nghĩ không?
Xoài là loại trái cây nhiệt đới đặc trưng của mùa hè được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Dù vậy, nhiều chị em cũng e