Câu trả lời của bác sĩ về việc ung thư phổi có lây không?

Ung thư phổi có lây không là một trong những câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc. Vậy câu trả lời là gì? Ung thư phổi có lây qua đường hô hấp như chúng ta vẫn nghĩ? YouMed sẽ cùng bạn giải đáp ngay sau đây!

Ung thư phổi là gì?

Trước tiên, để trả lời cho câu hỏi ung thư phổi có lây không cần phải hiểu sơ lược về căn bệnh này.

Câu trả lời của bác sĩ về việc ung thư phổi có lây không?
Ung thư phổi có lây không là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm

Định nghĩa ung thư phổi?

Ung thư phổi là căn bệnh ung thư xuất hiện tại phổi. Khi một người mắc bệnh, các tế bào bất thường sẽ tập trung lại tạo thành khối u. Không giống như các tế bào thông thường, tế bào ung thư phát triển nhanh. Phát triển không có trật tự hoặc mất kiểm soát. Kèm theo đó là quá trình phá hủy nhu mô phổi khỏe mạnh xung quanh chúng. Khối u loại này được gọi là ác tính. Khi các tế bào ung thư bắt đầu di căn, chúng ngăn cản các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.

Phân loại ung thư phổi?

Loại phổ biến nhất là ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC). Loại này chiếm khoảng 80 đến 85% tất cả các trường hợp.

Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) chiếm khoảng 15 đến 20% các trường hợp ung thư phổi. Loại ung thư này phát triển và lây lan nhanh hơn NSCLC. Tuy đáp ứng với hóa trị tốt hơn, SCLC ít có khả năng được chữa khỏi.

Triệu chứng của ung thư phổi:

Câu trả lời của bác sĩ về việc ung thư phổi có lây không?
Ho, khó thở, đau ngực là các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi

Các triệu chứng của ung thư phổi do 2 loại tế bào kể trên về cơ bản giống nhau, bao gồm:

  • Ho kéo dài hoặc nặng hơn
  • Ho có đờm hoặc máu
  • Đau ngực nặng hơn khi hít sâu, cười hoặc ho
  • Khàn tiếng
  • Khó thở, thở hụt hơi
  • Khò khè
  • Suy nhược, mệt mỏi
  • Chán ăn, sụt cân
  • Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như viêm phổi hoặc viêm phế quản

Khi ung thư lan rộng, các triệu chứng mới xuất hiện phụ thuộc vị trí khối u mới hình thành. Ví dụ:

  • Hạch bạch huyết: cục u nổi lên, như ở cổ hoặc xương đòn
  • Xương: đau xương, đặc biệt ở lưng, xương sườn hoặc hông
  • Não hoặc cột sống: đau đầu, chóng mặt, các vấn đề về thăng bằng hoặc tê tay chân
  • Gan: vàng da và mắt
  • Các khối u ở đỉnh phổi có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh mặt, dẫn đến sụp mí mắt, đồng tử thu nhỏ.
  • Các khối u có thể đè lên tĩnh mạch lớn vận chuyển máu giữa đầu, cánh tay và tim. Gây sưng mặt, cổ, ngực và cánh tay.

Bệnh ung thư phổi có lây không?

Phổi là cơ quan hô hấp của cơ thể, vậy ung thư phổi có lây không là câu hỏi của rất nhiều người. Đặc biệt là trong gia đình có bệnh nhân bị ung thư phổi, sự lo lắng của mọi người không phải là không có cơ sở. Bệnh nhân liên tục ho, ho rất dữ dội giống như mắc các tác nhân gây viêm đường hô hấp, viêm phổi. Tuy nhiên, ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng là bệnh do cơ chế đột biến của tế bào. Vì không phải do vi khuẩn, virus gây ra nên bệnh không lây nhiễm.

Như vậy, bệnh ung thư phổi có lây từ người này sang người khác không? Câu trả lời là không. Người mắc ung thư phổi không có khả năng truyền bệnh ra môi trường xung quanh nên không phải là nguồn lây nhiễm. Sở dĩ có những gia đình nhiều người không cùng huyết thống (vợ, chồng) mắc ung thư phổi. Điều này là do phải chịu chung tác nhân ô nhiễm như thuốc lá, khói bụi, khí độc. Các thông tin về sự lây nhiễm ung thư phổi qua đường hô hấp đều không có căn cứ.

Ung thư phổi có di truyền không?

Ung thư phổi là căn bệnh di truyền

Ung thư phổi dù không có khả năng lây nhiễm nhưng lại là căn bệnh di truyền. Nhiều người trong gia đình có người thân mắc ung thư phổi có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn bình thường. Vì vậy, thân nhân bệnh nhân ung thư phổi được khuyến cáo tầm soát ung thư định kỳ. Tùy theo nguy cơ mắc bệnh của mỗi cá nhân.

Ung thư phổi có cơ chế gây bệnh là sự đột biến gen nên có thể di truyền trong gia đình. Có trường hợp nhiều người ở thế hệ trước mang gen ung thư nhưng lại không phát triển thành tế bào ung thư. Đến người đời sau, do các tác nhân vật lý khác kích thích các tế bào này trở nên nguy hại. Từ đó phát triển thành khối u.

Ngoài ra, ung thư phổi có thể do hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm. Nếu chung sống với gia đình, sinh hoạt và làm việc cùng một nơi, tiếp xúc với cùng một loại hóa chất độc hại, cùng hít phải khói thuốc lá từ môi trường xung quanh thì cũng có khả năng mắc ung thư phổi.

Tỷ lệ sống sau 5 năm ở bệnh nhân ung thư phổi là bao nhiêu?

Khi mắc ung thư phổi do di truyền hoặc tác nhân môi trường, tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi trong cùng một gia đình có thể khác nhau, phụ thuộc vào:

  • Tình trạng sức khỏe bệnh nhân hiện tại: nếu phát hiện bệnh khi sức khỏe bệnh nhân càng tốt thì tiên lượng sống càng cao hơn. Điều đó nghĩa là, bệnh nhân có khả năng chịu đựng tác dụng phụ điều trị tốt hơn. Đồng thời khả năng chống chọi với bệnh tật cũng cao hơn. Ngược lại, một bệnh nhân vốn sẵn có nhiều bệnh lý nền thì khả năng dung nạp và chịu đựng của bệnh nhân càng thấp.
  • Tuổi tác: các tài liệu nghiên cứu về mối liên quan giữa tuổi tác bệnh nhân và tiên lượng sống vẫn chưa thật sự rõ ràng. Tình trạng sức khỏe vẫn đóng vai quan trọng hơn tuổi tác.
  • Giới tính: theo một nghiên cứu của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ. Nguy cơ mắc ung thư phổi ở nam là 1/15, trong khi tỷ lệ này ở nữ là 1/17.
  • Chủng tộc: phụ nữ da đen có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn phụ nữ da trắng khoảng 10%. Ngược lại, nam giới da đen lại có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 20% so với nam giới người da trắng.
  • Khả năng đáp ứng thuốc điều trị: tùy cơ địa người bệnh phù hợp với loại thuốc nào. Nếu đáp ứng tốt với thuốc điều trị, khối u sẽ được kiểm soát. Từ đó nâng cao hơn tỷ lệ sống sau 5 năm ở bệnh nhân.

Ung thư phổi không có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp. Tuy nhiên lại có khả năng di truyền do đột biến gen. Vì vậy, thân nhân bệnh nhân ung thư phổi cần tầm soát định kỳ. Đồng thời, hạn chế tác nhân ô nhiễm như khói thuốc lá, khí độc hại trong môi trường.

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như