Carbocistein là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng

Carbocistein được chỉ định khi nào? Cách dùng và liều dùng của Carbocistein như thế nào là hiệu quả? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng thuốc Carbocistein? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được Dược sĩ Trần Việt Linh giải đáp trong bài viết sau.

Hoạt chất: Carbocistein.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Carflem, Flemex…

Carbocistein là thuốc gì?

Carbocistein là sản phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc cốm pha hỗn dịch uống.

Với thành phần chính trong mỗi gói là carbocistein, sản phẩm được chỉ định chính cho các bệnh lý đường hô hấp.

Carbocistein
Carbocistein là sản phẩm của công ty Dược phẩm Imexpharm và được bào chế dưới dạng cốm pha hỗn dịch

Công dụng của thành phần chính có trong thuốc

Cơ chế tác dụng của carbocistein là làm cho dịch đờm trở nên ít đặc và dính hơn. Từ đó có thể dễ dàng loạn bỏ đờm bằng cách ho hay khạc đờm. Ngoài ra, carbocistein còn có tác dụng làm cho vi khuẩn khó gây nhiễm trùng vùng ngực hơn.1

Carbicistein được chứng minh an toàn và hiệu quả đối với đối tượng bị hen. Lý do được giải thích là vì nó không gây kích ứng đường hô hấp ở các đối tượng này. Carbocistein được chỉ đỉnh để giảm tần suất xảy ra của các đợt cấp của bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (COPD). Công dụng này được lý giải do công dụng làm giảm lượng vi khuẩn trong đường hô hấp của bệnh nhân trong khi đó nhiễm trùng phổi có liên quan đến 70% tổng số ca khỏi phát đợt cấp của COPD.2

Tác dụng của Carbocistein

Carbocistein là sản phẩm có tác dụng làm tan đờm và điều trị bổ trợ các tình trạng rối loạn hô hấp. Có thể kể đến một số bệnh lý được chỉ định đơn trị/phối hợp với carbocistein như:3

  • Bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD).
  • Viêm phế quản.
  • Viêm phổi.
Carbocistein
Carbocistein được chỉ định điều trị/bổ trợ cho các bệnh đường hô hấp

Cách dùng và liều dùng của thuốc

1. Cách dùng1

Thuốc được pha với nước và dùng bằng đường uống như thông thường.

Carbocistein cho đáp ứng tốt nhất khi được sử dụng thường xuyên. Bạn có thể uống thuốc vào cùng các thời điểm trong ngày. Điều này sẽ tạo nên thói quen và tránh tình huống quên liều. Việc sử dụng thuốc này trước hay sau ăn không ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc.

2. Liều dùng cho từng đối tượng1

Đối với người lớn

  • Liều thông thường sẽ là 1 gói x 3 lần/ngày. Đến khi các triệu chứng cải thiện thì dùng liều 1 gói x 2 lần/ngày.

Đối với trẻ em

  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: 1 gói x 1 – 2 lần/ngày.
  • Trẻ từ 5 – 12 tuổi: 1 gói x 1 – 3 lần/ngày.

Để cá nhân hoá liều dùng cho từng đối tượng nhằm đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, hãy tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế!

Tác dụng phụ của Carbocistein

Tương tự như các loại thuốc khác, thuốc cũng có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn. Với tỉ lệ 10%, 2 tác dụng phụ phổ biến nhất chính là mệt mỏi cơ thể như bị ốm và tiêu chảy.5

Trong trường hợp gặp một số phản ứng nghiệm trọng như sau, hãy liên hệ đến chuyên gia y tế để được xử trí kịp thời:5

  • Nôn ra máu.
  • Tiêu phân đen.
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phát ban da, ngứa, đỏ, phồng rộp, bong tróc.
  • Tức ngực, khó thở.
  • Miệng, mặt, môi, lưỡi, cổ họng sưng tấy.

Tương tác thuốc

Một số loại thuốc không nên sử dụng kết hợp với Carbocistein. Đặc biệt là các tác nhân có thể làm trầm trọng hơn tình trạng loét dạ dày. Hãy liệt kê cho bác sĩ biết những loại thuốc hoặc thảo dược mà bạn đang sử dụng gần đây, bao gồm cả thuốc không kê đơn.5

Theo như nghiên cứu, một số loại thuốc nên thận trọng khi dùng chung với Carbocistein được liệt kê dưới đây:5

  • Thuốc thuộc nhóm NSAIDs như ibupfofen, diclofenac, naproxen, aspirin, celecoxib…
  • Corticosterioid.
  • Thuốc kháng kết tập tiểu cầu như clopidogrel, aspirin liều thấp, ticagrelor.

Đối tượng chống chỉ định dùng Carbocistein

1. Đối tượng chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng sản phẩm cho những đối tượng sau:2

  • Người bị loét dạ dày tiến triển.
  • Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc.

2. Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có uống được Carbocistein?3 5

Hiện vẫn chưa ghi nhận thông tin và minh chứng cho việc có nên sử dụng Carbocistein cho phụ nữ mang thai và mẹ cho con bú. Tuy nhiên, nên tránh dùng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Liên hệ với bác sĩ để được tham vấn về việc dùng thuốc trên những đối tượng này.

3. Đối tượng thận trọng khi dùng Carbocistein3

Cần thận trọng khi dùng Carbocistein trên những đối tượng được liệt kê dưới đây. Nếu trong quá trình dùng thuốc ghi nhận bất kỳ phản ứng bất thường nào, hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

  • Người cao tuổi.
  • Người có tiền sử loét dạ dày tá tràng.
  • Người đang dùng các thuốc có thể gây xuất huyết tiêu hoá như NSAIDs.
  • Người có gen không dung nạp glucose.
  • Người kém hấp thu glucose – galactose.
Carbocistein
Carbocistein chống chỉ định cho người đang bị loét dạ dày tiến triển

Xử lý khi quá liều thuốc

Rối loạn tiêu hoá là triệu chứng thường gặp nhất khi dùng quá liều Carbocistein. Trong trường hợp này, rửa dạ dày và theo dõi là phương pháp hiệu quả.3

Trường hợp quên liều

Hiện vẫn chưa ghi nhận tác hại của việc quên liều Carbocistein. Trong trường hợp này, nếu chỉ vừa mới quên, bạn có thể dùng ngay liều vừa bỏ lỡ như dự định. Trong tình huống đã sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng tiếp tục như dự kiến. Tránh việc sử dụng gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.

Lưu ý gì khi sử dụng?

Đọc kỹ các thông tin hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ, đối tượng nên thận trọng của Carbocistein trước khi dùng.

Cách bảo quản

  • Bảo quản Carbocistein ở nơi thoáng mát, tránh ẩm thấp.
  • Nhiệt độ bảo quản dưới 25°C.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em.

Carbocistein giá bao nhiêu?

Thông tin được cập nhật trên website của Cục Quản lý Dược thì giá bán của Carbocistein 200 mg là 1.500 VND/gói. Sản phẩm thường được đóng gói trong 1 hộp 30 gói cốm pha hỗn dịch.4

Lưu ý: thông tin về giá bán của thuốc chỉ nên tính chất tham khảo. Giá cả trên thị trường sẽ có phần nào biến đổi tuỳ thuộc theo đơn vị phân phối, bán lẻ và các chương trình khuyến mãi đi kèm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Carbocistein của công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm. Mong rằng những thông tin do Dược sĩ Trần Việt Linh đã cung cấp sẽ có ích cho bạn.