Cảnh giác với các nguy cơ, tác dụng phụ thường gặp khi uống thuốc tránh thai

Những viên thuốc tránh thai mà bạn đang sử dụng hằng ngày có bản chất là các hoóc-môn sinh dục. Mỗi viên thuốc có thể chứa các dạng tổng hợp của hoặc estrogen, hoặc progesterone hoặc cả hai. Mỗi loại sẽ có từng đặc điểm riêng khác nhau. Vì thế mỗi cơ thể của người phụ nữ sẽ phù hợp với từng loại thuốc khác nhau.

Ngoài tác dụng chính là ngăn ngừa mang thai, thuốc tránh thai còn có những lợi ích bất ngờ. Ví dụ như giúp điều hòa kinh nguyệt, ngăn ngừa mụn nội tiết, giảm nguy cơ bị loãng xương. Ngoài ra việc bổ sung đều đặn lượng nội tiết tố sinh dục, còn làm giảm khả năng bị ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung…Tuy nhiên, bất kì một loại thuốc nào cũng là con dao hai lưỡi. Thuốc tránh thai cũng có những tác dụng không được mong muốn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết về khuyết điểm ấy của thuốc tránh thai.

1. Bất thường kinh nguyệt

Khi uống thuốc tránh thai hằng ngày hay thuốc khẩn cấp, bạn có thể bị chảy máu giữa chu kì kinh hoặc mất kinh.

Cảnh giác với các nguy cơ, tác dụng phụ thường gặp khi uống thuốc tránh thai

Chảy máu giữa chu kì kinh là hiện tượng máu chảy ra từ tử cung (dạ con), xảy ra ở khoảng giữa của hai chu kì kinh. Lượng máu thường ít (spotting), có màu đỏ sậm hoặc nâu, trong khoảng thời gian ngắn. Hiện tượng này thường biến mất trong vòng 3 tháng kể từ khi bắt đầu uống thuốc. Bạn vẫn nên tiếp tục uống thuốc đúng liều, đúng thời gian để thuốc có hiệu quả. Trong trường hợp bạn chảy máu nhiều trong hơn 3 ngày, hoặc chảy máu dài hơn 5 ngày bạn nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra và được tư vấn.

Trong quá trình uống thuốc, một số người sẽ không có kinh. Hiện tượng này có thể kéo dài vài tháng đầu khi uống thuốc hoặc kéo dài cho đến khi ngưng uống thuốc. Nếu tình huống này xảy ra, điều quan trọng nhất là bạn nên thử thai. Đảm bảo không mang thai trước khi bắt đầu vỉ tiếp theo. Ngoài ra một số yếu tố như căng thẳng, bất thường tuyến giáp cũng có thể làm bạn trễ hoặc mất kinh.

2. Buồn nôn, nôn

Một số người cảm thấy buồn nôn hoặc nôn trong những lần đầu uống thuốc. Tác dụng phụ này có thể giảm dần sau một thời gian. Bạn cũng có thể uống thuốc trong khi ăn hoặc trước khi đi ngủ để giảm sự khó chịu này. Bạn cần chú ý nếu bạn bị nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc, bạn nên uống viên tiếp theo. Vì khi đó thuốc chưa được hấp thu vào cơ thể, và tác dụng tránh thai, tất nhiên, là sẽ không có. Hoặc nếu quan hệ tình dục vào thời điểm này, sử dụng thêm bao cao su sẽ là một lựa chọn khôn ngoan. 

Nếu sau 3 tháng, tình trạng buồn nôn, nôn tiếp tục xảy ra, bạn nên làm gì? Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn biện pháp tránh thai khác, an toàn mà hiệu quả cao.

3. Căng cứng ngực

Nếu bạn để ý, bạn sẽ cảm nhận được cơ thể mình có sự thay đổi trước khi hành kinh. Bầu ngực của bạn sẽ trở nên căng đầy, thậm chí bị đau khi bị đè ép hoặc chuyển động với biên độ lớn. Đau có thể một bên hoặc hai bên. Có nhiều yếu tố tác động đến hiện tượng này. Trong số đó, sự mất cân bằng giữa progesteron và estrogen được nhắc tới nhiều.

Việc sử dụng thuốc nội tiết bổ sung vào cơ thể cũng làm ảnh hưởng đến sự cân bằng này. Và gây ra sự căng đau bầu vú. Tuy vậy, vấn đề thường được giải quyết một vài tuần sau khi bắt đầu uống thuốc.

4. Đau đầu và đau nửa đầu (migraine)

Cảnh giác với các nguy cơ, tác dụng phụ thường gặp khi uống thuốc tránh thai

Các hooc-môn trong thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ đau đầu và làm nặng thêm tình trạng đau nửa đầu đã có trước đó.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng với những người bị đau nửa đầu chỉ nên cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai kết hợp được uống khi thỏa mãn TẤT CẢ các điều kiện sau:

  • < 35 tuổi
  •  đau nửa đầu không có tiền triệu
  •  không hút thuốc lá
  •  không có bệnh lý khác. 

Tình trạng đau đầu liên quan đến thuốc tránh thai có thể sẽ được cải thiện nếu tiếp tục dùng. Tuy nhiên, nếu đau đầu nặng, kéo dài, hoặc khởi phát migraine, khi bắt đầu uống thuốc. Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn lựa chọn tránh thai khác.

>> Đau nửa đầu migraine là một cơn đau dữ dội, thường kèm theo cảm giác buồn nôn hay sợ tiếp xúc ánh sáng. Cơn đau như một nỗi ám ảnh luôn khiến người bệnh mệt mỏi và lo lắng.

5. Tăng cân

Một trong những lo ngại nhiều nhất của chị em phụ nữ khi uống thuốc tránh thai là tăng cân. Tăng cân có thể do nhiều nguyên nhân: tăng giữ nước, tăng tích mỡ, tăng khối lượng cơ. Cho đến hiện tại, nhiều nghiên cứu được thực hiện nhưng vẫn chưa thể tìm ta mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc và thay đổi cân nặng. Nói vậy nghĩa là, một người uống thuốc bị tăng cân, không có nghĩa người khác cũng bị tăng cân.

Thế nhưng, có một sự thật là thuốc tránh thai có thể gây giữ nước. Bạn có để ý rằng ở nửa sau của chu kì kinh, cơ thể mình có vẻ “nặng nề” hơn không? Theo một nghiên cứu những người uống thuốc tránh thai chỉ có progestin tăng trung bình 2 kg sau 6-12 tháng dùng thuốc.

6. Tăng nguy cơ các vấn đề tim mạch

Sử dụng thuốc ngừa thai có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe lâu dài.

Một trong số đó là các tác động của thuốc lên hệ tim-mạch, có thể gây tử vong như:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Tai biến mạch máu não
  • Thuyên tắc mạch máu: huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi…

Các loại thuốc tránh thai khác nhau sẽ có những nguy cơ khác nhau. Nhìn chung thì thuốc chỉ chứa progestin có ảnh hưởng lên hệ tim mạch ít hơn so với thuốc viên phối hợp.

Bất cứ ai có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị các bệnh lý trên. Hoặc bản thân bị tăng huyết áp không kiểm soát được. Nên gặp bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn biện pháp tránh thai phù hợp.

7. Tăng nguy cơ bị ung thư vú và ung thư tử cung

Như đã nói, dùng thuốc tránh thai có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Tác dụng này là nhờ estrogen. Estrogen làm giảm khả năng mắc ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung.

Tuy vậy, ung thư vú, ung thư cổ tử cung là hai loại ung thư phụ khoa thường gặp. Và trên nhóm đối tượng dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen, khả năng mắc hai bệnh này cao hơn một chút.

Ung thư vú

Tác động của thuốc tránh thai lên khả năng mắc bệnh, phụ thuộc vào kiểu sử dụng thuốc. Đặc biệt là Sử dụng thuốc sớm, trước năm 25 tuổi, thời gian sử dụng thuốc kéo dài. Tuy nhiên, nguy cơ ở mắc bệnh ở mỗi phụ nữ là khác nhau, vì còn dựa vào nhiều yếu tố khác:

  • Độ tuổi hiện tại, Tuổi bắt đầu dậy thì, mãn kinh, tuổi sinh con
  • Tiền sử bản thân hoặc gia đình có người mắc ung thư vú.
  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu
  • Tình trạng sức khỏe chung.

Do đó, nếu bạn đã từng mắc ung thư vú, bạn nên lựa chọn một biện pháp tránh thai khác an toàn hơn.

Ung thư cổ tử cung

Cảnh giác với các nguy cơ, tác dụng phụ thường gặp khi uống thuốc tránh thai

Sử dụng thuốc trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người chưa bao giờ dùng thuốc. Tuy nhiên, hầu hết các loại ung thư cổ tử cung là do vi rút HPV gây ra. Liệu HPV có liên quan đến việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống hay không vẫn chưa được xác nhận.

Kết bài: Lợi ích và nguy cơ của thuốc tránh thai luôn được cân nhắc xem xét trên từng cá nhân cụ thể. Chúng ta không thể phủ nhận được vai trò to lớn của thuốc tránh thai. Đây là biện pháp tránh thai an toàn, có hiệu quả cao. Ngoài việc ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn, thuốc còn giúp kiểm soát một số tình trạng khác. Tuy nhiên, trên một số đối tượng đặc biệt, thuốc cần được xem xét kĩ lưỡng, để hạn chế tối đa các tác dụng phụ. Các chị em nên được tư vấn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. An tâm sử dụng, hiệu quả tối ưu.

>> Ra máu nâu khi mang thai là một trong những triệu chứng khiến hầu hết thai phụ lo lắng. Vậy ra máu nâu liệu có phải là một triệu chứng báo hiệu bệnh lý gì? Nó có nguy hiểm hay không? Phải xử trí như thế nào?

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai
Hình ảnh tin tức Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?
Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân viêm phế
Hình ảnh tin tức Bật mí 2 cách làm tắc ngâm đường phèn ai cũng làm được
Khi gặp các về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, khò khè… nhiều người thường áp dụng các phương pháp dân gian như dùng tắc ngâm đường phèn hay ngâm
Hình ảnh tin tức Giải đáp thắc mắc: Chị em khi đi khám phụ khoa cần chuẩn bị gì?
Vì sao chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa, khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì là những băn khoăn rất thường gặp của không ít chị em khi lần đầu đi