Canditral là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng

Canditral là thuốc gì? Canditral được chỉ định trong những trường hợp nào? Những tác dụng phụ hay cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc này? Giá thành của Canditral là bao nhiêu? Để giải quyết những thắc mắc này, hãy cùng Dược sĩ Trần Việt Linh tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Hoạt chất: Itraconazole

Thuốc chứa thành phần tương tự: Itraxcop, Pharmitrole, Hasanox,…

Canditral là thuốc gì?

Canditral hay còn gọi là Itraconazole thuộc nhóm kháng nấm, là thuốc kê đơn được sản xuất bởi công ty Glenmark Pharmaceutical Ltd tại Ấn Độ. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, được đóng gói dưới dạng 1 hộp lớn gồm 10 hộp nhỏ, 1 hộp nhỏ gồm 4 viên.

Canditral
Thuốc kháng nấm Canditral được bào chế dưới dạng viên nang

Thành phần và công dụng thành phần

Thành phần1

Mỗi viên nang cứng gồm:

  • Itraconazole: 100mg
  • Tá dược: Hydroxy Propyl methyl cellulose – E5, Eudragit, sucrose spheres, PEG – 20000 vừa đủ

Công dụng các thành phần1 2

Itraconazole là thuốc kháng nấm thuộc nhóm Triazole, có tác dụng ức chế tổng hợp ergosterol ở màng tế bào nấm do ức chế hệ cytochrom P450.1

Itraconazole có phổ kháng nấm rộng gồm nấm da, nấm lưỡng hình, nấm men gây bệnh và nấm mốc:

  • Nấm da: Microsporum, trichophyton, epidermophyton species ,…
  • Nấm lưỡng hình: Blastomyces dermatitidis, histoplasma capsulatum,…
  • Nấm men: Candida albicans,…
  • Nắm mốc: Aspergillusfumigatus, Aspergillusflavus
Canditral
Canditral được dùng trị các loại nấm

Chỉ định của Canditral

Canditral được sử dụng trong các trường hợp sau:1

  • Nấm Candida ở âm hộ.
  • Nấm Candida ở miệng – họng.
  • Lang ben.
  • Bệnh nấm da nhạy cảm với Itraconazole (trichophyton spp, Microsporum spp., epidermophyton floccosum), các bệnh như: nấm da chân, nấm da đầu, nấm thân,…
  • Bệnh nấm Aspergillus phổi và ngoài phổi ở người bệnh không dung nạp hoặc đề kháng với amphotericin B.
  • Ngoài ra, Canditral còn được sử dụng trong điều trị duy trì ở những người mắc bệnh AIDS để phòng ngừa nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát trở lại. Bên cạnh đó, Canditral còn được chỉ định trong đề phòng nhiễm nấm trong giảm bạch cầu trung tính trong thời gian kéo dài.

Cách dùng và liều dùng của Canditral

Cách dùng1

Dùng bằng đường uống, uống với 1 ly nước. Nên sử dụng sau khi ăn no để đảm bảo thuốc được hấp thu tối đa.

Liều dùng1

Tùy vào vị trí và thời gian điều trị mà liều dùng của Itraconazol sẽ khác nhau:

  • Nhiễm nấm âm đạo: 1 viên/lần, 2 lần/ngày.
  • Lang ben: 200mg/lần/ngày, sử dụng trong 7 ngày.
  • Nấm da, nấm da đầu: 100mg/lần/ngày, sử dụng trong 15 ngày.
  • Nấm candida miệng – hầu: 100mg/lần/ngày, uống trong 15 ngày. Sử dụng liều 200mg/lần/ngày trong vòng 15 ngày cho bệnh nhân bị AIDS.

Điều trị dài ngày:

  • Bệnh nấm móng: 200mg/lần/ngày, trong 3 tháng.
  • Bệnh nấm asperigillus: 200mg/lần/ngày, uống trong 2 đến 5 tháng. Có thể tăng liều: 200mg/lần, 2 lần/ngày, nếu bệnh lan tỏa.
  • Bệnh nấm Cryptococcus (không viêm màng não): 200mg/lần/ngày, uống trong 2 tháng đến 1 năm.
  • Viêm màng não do nấm cryptococcus: 200mg/lần, 2 lần/ngày. Điều trị duy trì: 200mg/lần/ngày.
  • Không cần hiệu chỉnh liều cho người già, người bị suy giảm chức năng thận.

Canditral có giá bao nhiêu?

Canditral được bán hầu hết trên các nhà thuốc trên toàn quốc. Giá bán trung bình là 262.000 VNĐ/hộp gồm 40 viên, giá bán sẽ khác nhau tùy vào đại lý và nhà phân phối.

Tác dụng không mong muốn

Có một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng Canditral, cần chú ý những dấu hiệu và có thể đi đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời:1 2

  • Hầu hết các tác dụng không mong muốn là nhẹ hoặc thoáng qua. Có thể xảy ra táo bón, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau vùng bụng, nhức đầu hay các phản ứng dị ứng
  • Ngoài ra, Itraconazole có thể gây độc tính trên tim và độc tính tăng lên nếu sử dụng liều lớn hơn 400mg/ngày.
  • Nhiễm độc gan có thể xảy ra do làm tăng nồng độ aminotransferase.
Canditral
Nôn ói có thể xảy ra khi sử dụng Canditral

Tương tác thuốc

Ảnh hưởng của Itraconazole lên chuyển hóa của các thuốc khác:1

  • Dùng đồng thời với các thuốc gây cảm ứng enzym gan như Rifampicin, Rifabutin và Phenytoin do làm giảm nồng độ của Itraconazole trong huyết tương, làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Do Itraconazole ức chế enzym gan cytochrom P450 3A4, việc sử dụng đồng thời thuốc này với các thuốc khác được chuyển hóa bởi enzym này có thể làm tăng nồng độ của các thuốc này trong huyết tương, có thể gây ra tác dụng không mong muốn khác.
  • Không nên sử dụng chung Itraconazole với Terfenadin, Astemizol, Cisaprid, Midazolam uống, các thuốc ức chế HMG – coenzym A.
  • Cần phải giảm liều Itraconazole sử dụng khi dùng chung với Cyclosporin, thuốc chống đông, Methylprednisolon (nếu cần thiết).
  • Không dùng chung Itraconazole với Warfarin do làm tăng tác dụng chống đông của thuốc này.

Đối tượng chống chỉ định khi dùng Canditral

Chống chỉ định1

Canditral không được sử dụng trong một số trường hợp sau:

  • Itraconazole bị chống chỉ định ở bệnh nhân nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng đồng thời với các thuốc chuyển hóa qua cytochrome P450 3A4, các thuốc kéo dài khoảng QT như Astemiazole, Bepridil, Cisapride, Dofetilide, Levacetylmethadole, Quinidine, Terfenadine,… do làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu, làm kéo dài khoảng QT làm ảnh hưởng đến tim mạch.
  • Không dùng đồng thời các thuốc ức chế HMG -CoA reductase thông qua hệ cytochrome P450 3A4 như Atorvastatin, Lovastatin, Simvastatin.
  • Không sử dụng chung với Traizolam, Midazolam.
  • Không sử dụng Itraconazole cho phụ nữ có dự định có thai.

Phụ nữ có thai và cho con bú có uống được canditral không?1

Phụ nữ có thai: Không được sử dụng cho phụ nữ có thai vì có thể gây đe dọa đến tính mạng trừ trường hợp lợi ích cao hơn nguy cơ và có sự chỉ định của bác sĩ. Các dị tật bẩm sinh đã được báo cáo sau khi thuốc được đưa ra ngoài thị trường, do đó chỉ được sử dụng Canditral khi có chỉ định của bác sĩ.

Phụ nữ cho con bú: Một lượng nhỏ Itraconazole bài tiết vào sữa mẹ nên cần cân nhắc lợi ích khi sử dụng cho người mẹ và nguy cơ cho trẻ em khi dùng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo không nên dùng Itraconazole khi đang cho con bú

Thận trọng khi sử dụng Canditral1

Phải xét nghiệm định kỳ enzyme gan ở bệnh nhân có bắt thường chức năng gan từ trước đó. Khi phát hiện những dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của bệnh gan có thể do Itraconazole, nên ngưng sử dụng Canditral.

Xử trí khi quá liều

Chưa có nhiều dữ liệu lâm sàng về quá liều do Itraconazole.

Xử trí: không có thuốc giải độc đặc hiệu khi ngộ độc Itraconazole. Nếu có một số dấu hiệu về tác dụng phụ do Itraconazaloe có thể đến nay cơ sở y tế gần nhất. Không thể loại trừ Itraconazole trong cơ thể bằng cách thẩm tách máu.

Trường hợp quên liều

Trường hợp quên 1 liều, hãy uống ngay sau khi nhớ ra. Nếu thời điểm nhớ ra liều đã quen gần với liều tiếp theo, hãy uống tiếp liều kế tiếp và bỏ liều đã quên. Không được uống gấp đôi liều để bù liều đã quên trước đó.

Lưu ý khi sử dụng

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Canditral là thuốc kê đơn, chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Xem hạn dùng của thuốc trước khi dùng, không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng.
  • Cần chú ý khi sử dụng Canditral ở những bệnh nhân bị suy gan, tiền sử tim mạch, bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (COPD), hay phù (do giữ nước hoặc suy tim) vì có thể ảnh hưởng tới sinh khả dụng của thuốc.

Cách bảo quản

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 25°C.
  • Để xa tầm tay ở trẻ em và thú cưng.
  • Bảo quản trong bao bì để bảo quản khỏi độ ẩm, tránh ánh sáng mặt trời và các nơi ẩm ướt trong nhà (nhà tắm).
  • Không sử dụng thuốc đã hết hạn dùng.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về thuốc Canditral về chỉ định, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ hay những lưu ý khi sử dụng thuốc. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ với bác sĩ khi xảy ra các dấu hiệu không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nhé!