Cẩm nang dành cho mẹ bầu: 18 điều cần lưu ý khi mang thai

Mang thai là một thiên chức là một trải nghiệm hạnh phúc và kì diệu của mỗi người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc đó, các mẹ bầu thường cảm thấy bối rối, lo lắng về những thay đổi cơ thể, về sự phát triển của con. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức nền tảng cho mẹ bầu là vô cùng quan trọng. Hãy cùng YouMed tìm hiểu những điều mà mẹ bầu cần lưu ý trong quá trình mang thai để có được một thai kì suôn sẻ nhất nhé!

1. Những dấu hiệu mang thai

Bạn có thể để ý những sự thay đổi nhỏ trong cơ thể của mình. Đó có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai. Những dấu hiệu thường gặp đó là:

  • Trễ kinh.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau lưng nhẹ.
  • Thay đổi tâm lý.
  • Ngực căng.
  • Thèm ăn một số thực phẩm nào đó.

Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng chỉ mang tính chất tương đối, không hoàn toàn chính xác. Lúc này bạn cần thực hiện một số dấu hiệu chắc chắn hơn.

Cẩm nang dành cho mẹ bầu: 18 điều cần lưu ý khi mang thai

Một cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà đó là sử dụng que thử thai. Hãy đảm bảo là bạn thực hiện đúng như hướng dẫn của loại que thử mà bạn mua.

Lí tưởng hơn là bạn sẽ đi khám bác sĩ. Bạn sẽ được siêu âm hoặc làm xét nghiệm máu để xem bạn có chắc chắn mang thai hay không.

2. Khám thai định kỳ

Một khi xác nhận bạn đã mang thai, thì điều quan trọng là bạn phải đi khám thai định kỳ. Điều này giúp đánh giá sức khỏe của mẹ và bé, sự phát triển của bé có bình thường hay không. Hơn nữa, khám thai định kì còn giúp phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh có thể gặp phải.

Cẩm nang dành cho mẹ bầu: 18 điều cần lưu ý khi mang thai
Mẹ bầu cần khám thai định kì để kiểm tra sức khỏe mẹ và bé

3. Tiền căn gia đình

Đây là một vấn đề rát quan trọng mà bạn cần phải biết khi mang thai. Bởi vì nếu gia đình mắc phải những bệnh lý liên quan đến di truyền, bạn cần được bác sĩ tư vấn di truyền trước khi sinh. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý cũng như những biện pháp phòng ngừa thích hợp. Một số bệnh lý di truyền thường gặp như: Thalassemia, Hemophilia.

4. Tiêm ngừa vaccine đầy đủ

Tiêm ngừa vaccine thậm chí đã bắt đầu từ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai. Một số loại vaccin mà bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai đó là: thủy đậu, sởi – quai bị – rubella, bạch hầu – ho gà – uốn ván.

Cẩm nang dành cho mẹ bầu: 18 điều cần lưu ý khi mang thai
Tiêm ngừa vaccin đầy đủ rất quan trọng cho mẹ bầu

 Trong quá trình mang thai, mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn những mũi tiêm nào bạn cần thực hiện. Đó có thể là tiêm ngừa uốn ván, cúm, viêm gan siêu vi B. Tiêm phòng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe, sức đề kháng cho bạn và thai nhi của bạn.

5. Các giai đoạn trong thời kì mang thai

Quá trình mang thai được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 3 tháng, gọi là tam cá nguyệt. Vì vậy, thai kì bao gồm tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Với mỗi tam cá nguyệt, cơ thể của người mẹ sẽ có những thay đổi khác nhau. Song song đó cũng là những sự thay đổi theo thời gian của thai nhi.

6. Ngày dự sinh

Khi khám thai, bạn sẽ được bác sĩ thông báo ngày dự sinh của mình. Thông thường là 40 tuần tính từ ngày kinh chót của bạn. Ngày dự sinh cũng rất quan trọng. Bởi vì giúp bạn lên kế hoạch cho một chu kì sinh nở, cũng như theo dõi được những dấu hiệu chuyển dạ có phù hợp hay không.

7. Tăng cân trong khi mang thai

Hầu hết mọi phụ nữ đều lo lắng về việc tăng cân bao nhiêu là hợp lí trong thai kì. Đồng thời, ai cũng mong muốn giảm cân ngay sau khi mang thai. Bạn hãy nhớ rằng, tăng cân bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào chỉ số khối (BMI) của bạn trước khi mang thai.

Ngoài ra còn phụ thuộc vào một số tình trạng bệnh lý như đái tháo đường thai kì. Thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển. Vì vậy, hãy ăn đúng bữa, khoa học và hiều được nhu cầu của bé là ưu tiên hàng đầu.

8. Tình trạng xuất huyết khi mang thai

Bạn biết rằng, trễ kinh là dấu hiệu của mang thai. Tuy nhiên, đôi khi xuất huyết lại là dấu hiệu của mang thai. Bởi vì trong những ngày đấu tiên, do phôi thai làm tổ trong tử cung, có thể gây nên sự xuất huyết lượng ít, thường được gọi là xuất huyết hồng.

Tuy nhiên, trong khi mang thai, nếu bạn bị xuất huyết, điều này có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó. Lúc này, bạn cần đi khám bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

9. Quan hệ tình dục khi mang thai

Trừ khi có những vấn đề về sức khỏe như ra huyết âm đạo, đau bụng, cổ tử cung ngắn,… và được bác sĩ khuyên kiêng giao hợp, các cặp vợ chồng có thể quan hệ tình dục trong suốt thai kỳ. Quan hệ tình dục khi mang thai còn có lợi là giúp cho hai vợ chồng gần nhau hơn, giúp họ thoải mái và ngủ ngon hơn, và đây là điều tốt cho việc chuẩn bị đón bé yêu.

Lưu ý về những thay đổi cơ thể khi mang thai vì vậy bạn nên điều chỉnh tư thế sao cho phù hợp để có thể mang lại cảm xúc tốt nhất.

10. Du lịch khi mang thai

Trong giai đoạn đầu của thai kì, du lịch không ảnh hưởng nhiều, hơn nữa du lịch còn đem lại cảm giác thư giãn cho mẹ bầu. Tuy nhiên có thể có những rủi ro khi gần tới ngày dự sanh của bạn. Vì vậy, một số hãng hàng không không cho phép phụ nữ mang thai hơn 36 tuần đi máy bay.

Nếu việc đi lại của bạn là không thể tránh khỏi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Đôi khi chứng nhận bởi bác sĩ là điều kiện tiên quyết để bạn được đi du lịch.

Cẩm nang dành cho mẹ bầu: 18 điều cần lưu ý khi mang thai
Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có những chuyến đi du lịch

Một số tình trạng sức khỏe của bạn khi mang thai sẽ được khuyên hạn chế đi du lịch. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định lên kế hoạch đi chơi xa nhé.

11. Những thực phẩm nên ăn và không nên ăn

Bên cạnh những bữa ăn chính hàng ngày, mẹ bầu cần được bổ sung thêm sắt, kẽm, canxi, các vitamin cần thiết. Mẹ bầu cũng cần tăng cường rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh xa những sản phẩm chứa cồn, caffein vì chúng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh, nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.

12. Những sự thay đổi của cơ thể khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ trải qua rất nhiều sự thay đổi. Những sự thay đổi này có thể tự cảm nhận được như:

  • Ngực căng và to lên.
  • Nhịp tim và nhịp thở tăng lên.
  • Các triệu chứng tiêu hóa, như ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón.
  • Các triệu chứng đường tiểu như tiểu lắt nhắt.
  • Bụng: vùng bụng sẽ lớn dần lên theo thời gian. Mẹ bầu có thể gặp hiện tượng đau lưng, đau hông do giãn dây chằng.
  • Rạn da, chuột rút, phù chân.

Sau khi sinh, nồng độ hoc môn dần ổn dịnh, khi đó những sự thay đổi của mẹ bầu sẽ dần trở vệ trạng thái ban đầu.

13. Duy trì hoạt động là cần thiết

Thói quen tập thể dục hàng ngày là rất tốt cho mẹ bầu. Đảm bảo sự linh hoạt, sức khỏe, sức đề kháng tốt cho mẹ bầu. Hãy nhớ rằng, sinh con là một quá trình tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Vì vậy, tập luyện sẽ trang bị cho cả mẹ bầu và em bé một trạng thái sức khỏe tối ưu nhất. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp giảm những cảm giác khó chịu do thai kì.

Cẩm nang dành cho mẹ bầu: 18 điều cần lưu ý khi mang thai
Tập luyện thể dục là rất tốt cho mẹ bầu

14. Luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời

Các nhà tâm lý học nhấn mạnh rằng, tinh thần và cảm xúc của người mẹ có tác động rất lớn đến thai nhi. Vì vậy, hãy luôn luôn sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan và yêu đời.

15. Cơn đau chuyển dạ

Khi ngày dự sanh của bạn đến gần, bạn sẽ bắt đầu trải qua cơn đau chuyển dạ. Việc hiểu và nhận biết được những cơn đau chuyển dạ là rất quan trọng. Bởi nó giúp cho mẹ bầu không bị bỡ ngỡ và vượt qua một cách dễ dàng hơn.

Cơn đau chuyển dạ là những cơn co thắt mạnh mẽ, gây đau khiến bạn khó chịu, không giảm đau dù bạn đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơ co diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 7 phút sẽ có một cơn co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút. Đi bộ được khuyến khích trong thời gian đầu của quá trình chuyển dạ. Vì nó giúp cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.

16. Chọn nơi sinh

Bạn nên lên kế hoạch lựa chọn bệnh viện để sinh con. Điều quan trọng là chọn bệnh viện nào tốt nhất cho bạn và phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn. Một số yếu tố bạn cần cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn đó là:

  • Chuyên môn của bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Vệ sinh sạch sẽ
  • Khoảng cách từ nhà tới bệnh viện

17. Mua sắm vật dụng cho mẹ và bé

Hãy lên kế hoạch mua sắm những đồ dùng, quần áo cần thiết cho cả mẹ và bé. Một số vật dụng mà bé cần như quần áo, chiếu, chăn và các vật dụng để bé bú. Hơn thế nữa, việc mua sắm này cũng làm tăng cường mối quan hệ giữa mẹ và bé.

Cẩm nang dành cho mẹ bầu: 18 điều cần lưu ý khi mang thai
Việc chuẩn bị trước những đồ dùng cho em bé giúp gắn kết tình mẫu tử hơn

18. Tìm hiểu cách nuôi dạy con

Việc nuôi dạy con chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Nó có thể rất đơn giản với người này nhưng lại rất khó khăn với người khác. Hiện nay có rất nhiều phương pháp nuôi dạy con. Bạn có thể tìm hiểu thông quá sách báo, internet hoặc học hỏi từ người thân, bạn bè.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kì thắc mắc hay lo lắng gì, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn. Tuyệt đối không tự ý điều trị!

Rõ ràng, quá trình mang thai đã mở ra một chương mới trong cuộc đời của người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phục khi bé con xuất hiện, mẹ bầu không khỏi lo lắng về nhiều vấn đề xung quanh thai kì của mình. Tuy nhiên, qua những chia sẻ trên, hy vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích về những vấn đề cần lưu ý trong thời kì mang thai nhằm giải tỏa bớt lo âu của bạn đọc. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

>> Mang thai tuần 39 là một trong những thời điểm rất ý nghĩa đối với hầu hết thai phụ. Trong tuần mang thai này, rất nhiều khả năng mẹ bầu sẽ chuyển dạ. Vậy thì trong tuần lễ này, mẹ bầu nên chú ý những điều gì? Em bé trong bụng có gì thay đổi so với tuần 38 hay không?

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm
Hình ảnh tin tức Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?
Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa? Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi đối mặt với tình trạng gàu xuất hiện liên tục trên da đầu dù đã
Hình ảnh tin tức Cho con bú uống rau má được không? Những lưu ý cần nhớ
Trong những ngày oi bức, một ly nước rau má mát lạnh hoặc một chén canh rau má tôm tươi có thể giúp thanh nhiệt, mát gan hiệu quả. Nhờ có đặc tính hàn