Cách xử trí khi hạ đường huyết đột ngột mà bạn cần quan tâm

Bất kì đối tượng nào cũng có thể gặp phải tình trạng hạ đường huyết, đặc biệt là người mắc đái tháo đường lâu năm. Đây là một biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Hãy cùng các bác sĩ NT BacGiang tìm hiểu cách xử trí hạ đường huyết đột ngột qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa hạ đường huyết và nguyên nhân

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm dưới mức bình thường (<3.9 mmol/l hoặc < 70mg/dL).

Đường được giải phóng từ thức ăn và sẽ được máu đưa đến các cơ quan để cung cấp năng lượng. Đây gần như là nguồn nhiên liệu quan trọng, giúp hệ thần kinh và não bộ duy trì hoạt động. Khi nồng độ đường huyết quá thấp, các chức năng của cơ thể cũng bị ảnh hưởng không ít.

Điểm đáng quan ngại của tình trạng này là hạ đường huyết đột ngột. Các triệu chứng hạ đường huyết thường xuất hiện bất ngờ và diễn tiến nặng trong thời gian ngắn. Nếu không được chữa trị kịp thời, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa. Do đó, việc tự trang bị các kiến thức cần thiết để xử trí khi bị hạ đường huyết là rất cần thiết.

Nguyên nhân hạ đường huyết đột ngột

Hạ đường huyết đột ngột có thể xảy ra do nhiều yếu tố, song nguyên nhân chính là do sử dụng thuốc trị tiểu đường. Insulin – hormone tiết ra từ tuyến tụy có vai trò điều hòa lượng glucose huyết. Tuy nhiên, quá nhiều insulin có thể dẫn đến hạ đường huyết. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý tăng liều.

Ngoài ra, một số lý do khác cũng gây hạ đường huyết, bao gồm:

  • Bỏ bữa hoặc khoảng cách giữa các bữa ăn quá lớn.
  • Ăn không đủ lượng tinh bột cần thiết trong mỗi bữa ăn.
  • Tập thể dục cường độ cao, đặc biệt khi tập thể dục mà không ăn đủ lượng carbonhydrate để nạp năng lượng.
  • Uống rượu bia.
Cách xử trí khi hạ đường huyết đột ngột mà bạn cần quan tâm
Rượu bia là nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết, đặc biệt ở người mắc tiểu đường

Những dấu hiệu gợi ý hạ đường huyết đột ngột

Các dấu hiệu hạ đường huyết sẽ khác nhau tùy theo từng đối tượng. Sau đây là các biểu hiện được ghi nhận ở người bị hạ đường huyết đột ngột:

  • Đổ nhiều mồ hôi.
  • Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
  • Có cảm giác đói.
  • Tim đập nhanh.
  • Ngứa ngáy ở ngón tay, chân hoặc đầu lưỡi, má.
  • Cơ thể run rẩy không rõ nguyên nhân.
  • Tâm trạng thất thường, cảm thấy lo lắng, ủ dột.

Đây là các triệu chứng ở giai đoạn nhẹ. Bệnh nhân cần được xử trí nhanh chóng nếu không muốn bệnh diễn tiến nặng hơn. Khi đó, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề sau:

  • Mắt mờ.
  • Lú lẫn, khó tập trung.
  • Tay chân vụng về, nói lắp bắp, đi đứng loạng choạng như khi say rượu.
  • Buồn ngủ.
  • Co giật.
  • Hôn mê hoặc ngất xỉu.

Ở vài trường hợp, người bệnh có thể bị hạ đường huyết đột ngột dù không có dấu hiệu cảnh báo. Do đó, các bác sĩ khuyên người mắc đái tháo đường nên tự đo đường huyết thường xuyên để đề phòng các vấn đề sức khỏe.

Các biến chứng của hạ đường huyết đột ngột

So với tăng đường huyết, hạ đường huyết nguy hiểm hơn nhiều do có thể đe dọa đến tính mạng. Các trường hợp hạ đường huyết đột ngột có thể xảy ra vào ban đêm nên người thân không phát hiện và xử trí kịp thời.

Do đường là nguồn năng lượng chủ yếu của não bộ và hệ thần kinh, các cơ quan này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bị hạ glucose huyết trong thời gian dài. Ngoài ra, tình trạng này còn gây hôn mê, co giật và có thể dẫn đến tử vong. Ở người lớn tuổi, hạ đường huyết thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nhận thức.

Xem thêm: Nhịp tim chậm huyết áp thấp tình trạng không thể xem nhẹ

Cách xử trí khi hạ đường huyết đột ngột mà bạn cần quan tâm
Biến chứng nguy hiểm của hạ đường huyết đột ngột là hôn mê

Cách xử trí hạ đường huyết đột ngột

Hạ đường huyết đột ngột ít để lại biến chứng nghiêm trọng nếu biết xử trí đúng cách. Do đó, bạn nên trang bị đầy đủ kiến thức để kịp ứng phó trong những tình huống nguy cấp.

Với các trường hợp nhẹ

Thông thường, bạn có thể tự xử trí hạ đường huyết tại nhà. Bác sĩ đưa ra các bước như sau:

  • Bước 1: Uống hoặc ăn đồ ngọt – 1 ly nước trái cây hoặc nước ngọt có ga (loại không dùng cho ăn kiêng), 1 muỗng cà phê đường hoặc 3-6 viên glucose.
  • Bước 2: Đo đường huyết sau 10 – 15 phút – nếu mức đường huyết > 70 mg/dL, tiếp tục bước 3. Nếu vẫn không đạt, lặp lại bước 1.
  • Bước 3: Ăn bữa chính nếu đã đến giờ ăn (nên chứa tinh bột chuyển hóa chậm như gạo trắng, bánh mì,…). Hoặc bạn có thể ăn nhẹ bằng một lát bánh mì, vài chiếc bánh quy hoặc 1 ly sữa bò.

Bạn không cần đến sự trợ giúp của nhân viên y tế nếu đã cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn thường xuyên có các triệu chứng hạ đường huyết.

Nếu bị mất nhận thức

Người nhà bệnh nhân nên tuân thủ quy trình sau:

  • Bước 1: Đặt bệnh nhân nằm thẳng, không để bất cứ thứ gì trong miệng bệnh nhân để tránh bị nghẹn.
  • Bước 2: Gọi cấp cứu nếu không có sẵn bút tiêm glucagon, hoặc người nhà không biết cách dùng bút.
  • Bước 3: Dùng bút tiêm glucagon ngay lập tức nếu có sẵn.
  • Bước 4: Nếu bệnh nhân tỉnh sau 10 phút tiêm thuốc, chuyển qua bước 5. Nếu không, người nhà cần gọi cấp cứu.
  • Bước 5: Cho bệnh nhân ăn thức ăn có carbonhydrate sau khi đã tỉnh hoàn toàn.

Bạn cần thông báo với bác sĩ nếu đã từng bị hạ đường huyết nặng đến mức mất ý thức.

Cách xử trí khi hạ đường huyết đột ngột mà bạn cần quan tâm
Nếu bệnh nhân bị hôn mê nhưng nhà không có sẵn bút tiêm glucagon, bạn nên gọi cấp cứu

Nếu bệnh nhân bị co giật

Bác sĩ đưa hướng dẫn như sau:

  • Đặt bệnh nhân nằm trên vật mềm, tránh xa các vật nguy hiểm như bếp,…
  • Gọi cấp cứu nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút.
  • Sau khi ngưng co giật, cho bệnh nhân ăn nhẹ.

Bạn cần thông báo với nhân viên y tế nếu đã từng trải qua tình trạng co giật khi hạ đường huyết đột ngột.

Hạ đường huyết đột ngột là vấn đề khá phổ biến và thường xảy ra ở những người mắc đái tháo đường lâu năm. Tuy tình trạng này khá nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục nếu biết cách xử trí phù hợp. Do đó, hãy chú ý theo dõi sức khỏe của bản thân và giữ liên lạc với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, bạn hãy luôn mang theo vài viên kẹo ngọt hoặc nước trái cây mỗi khi ra khỏi nhà nhé.

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống
Hình ảnh tin tức Nhận biết sớm các triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu để điều trị
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng có thể điều trị và phòng ngừa được. Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhưng không được chẩn
Hình ảnh tin tức Giải đáp vì sao quan hệ đúng ngày rụng trứng mà vẫn không có thai
Vợ chồng bạn đang trong cuộc đua “săn rồng” và dù đã canh ngày rụng trứng để quan hệ nhưng vài tháng trôi qua mà vẫn chưa có tin vui. Bạn băn khoăn
Hình ảnh tin tức Mùa nắng nóng uống rau má đậu xanh mỗi ngày có tốt không?
Rau má đậu xanh là thức uống giải nhiệt được nhiều người ưa thích nhờ hương vị thơm ngon và cảm giác thanh mát khi thưởng thức. Song việc uống nhiều
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà và làm sao để nhận biết sớm bệnh?
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là bệnh không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn