Cách tống đờm ra khỏi cổ họng tại nhà hiệu quả

Đờm quá nhiều trong cổ họng có thể gây ra sự khó chịu cho bạn. Một số cách tống đờm ra khỏi cổ họng tại nhà như uống nhiều nước, sử dụng nước muối hoặc tinh dầu bạc hà. Nếu các biện pháp điều trị tại

Đờm quá nhiều trong cổ họng có thể gây ra sự khó chịu cho bạn. Một số cách tống đờm ra khỏi cổ họng tại nhà như uống nhiều nước, sử dụng nước muối hoặc tinh dầu bạc hà. Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn có thể cân nhắc dùng thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn. 

Nguyên nhân hình thành đờm tại cổ họng?

Đờm tại cổ họng có thể do vấn đề vấn đề bệnh lý mũi họng hoặc phế quản. Một số vấn đề sức khỏe có thể kích hoạt sản xuất đờm như: trào ngược axit, dị ứng, bệnh hen suyễn, bị nhiễm trùng (cảm lạnh), bị bệnh phổi (viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, xơ nang, v.v.).

Một số yếu tố môi trường và lối sống cũng gia tăng nguy cơ bị mắc đờm trong cổ họng: trong nhà bị quá hanh khô, ít uống nước và không bổ sung đủ dịch, tiêu thụ quá nhiều thức ăn và đồ uống lợi tiểu (như cà phê, trà, rượu và một số loại thuốc), có thói quen hút thuốc.

Việc mắc kẹt đờm trong cổ họng có thể gây ra một số khó khăn, vậy cách tống đờm ra khỏi cổ họng hiệu quả và đơn giản tại nhà là gì? Bạn sẽ được giải đáp ở nội dung tiếp theo đây!

Cách tống đờm ra khỏi cổ tại nhà hiệu quả

Uống nhiều nước ấm

Cơ thể cần nước để đờm trong cổ họng được long ra và dễ khạc. Đặc biệt khi bạn bị đờm do cảm lạnh, việc uống thêm nước có thể làm loãng đờm và giúp thoát dịch xoang. Những người bị dị ứng theo mùa cũng có thể thấy rằng uống đủ nước là cách tống đờm ra ngoài cổ họng.

Dùng nước muối sinh lý để súc họng

Cách tống đờm ra khỏi cổ họng tại nhà hiệu quả

Cách tống đờm ra ngoài khỏi cổ họng đơn giản tại nhà đó là dùng nước muối sinh lý súc họng. Nước muối có thể làm dịu cổ họng bị kích thích và có thể giúp làm sạch đờm. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý làm ấm và súc miệng nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra, bình xịt nước muối sinh lý có thể làm sạch chất nhầy và chất gây dị ứng từ mũi và xoang. Bạn hãy tìm loại thuốc xịt vô trùng chỉ chứa natri clorua và sử dụng nước vô trùng hoặc nước cất khi rửa.

Duy trì độ ẩm cho không khí

Không khí hanh khô gây kích ứng mũi và cổ họng, dẫn đến tăng lượng đàm nhiều hơn. Do đó, cách tống đờm ra khỏi cổ họng đó là sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng ngủ để gia tăng chất lượng giấc ngủ, giúp mũi thông thoáng và ngăn ngừa đau họng. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng, độ ẩm từ 40% – 70% trong nhà là vừa đủ cho sức khỏe.

Đắp khăn ướt, ấm lên mặt

Hít qua khăn ẩm và ấm là cách nhanh chóng để đưa độ ẩm trở lại mũi và cổ họng. Từ đó, giúp giảm lượng đờm trong cổ họng. 


Xem thêm: Ho có đờm xanh – Biểu hiện của 4 bệnh hô hấp nguy hiểm

Ăn uống các loại thực phẩm giúp làm giảm và tiêu đờm

Cách tống đờm ra khỏi cổ họng đó là tăng cường tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có chứa chanh, gừng và tỏi. Những thực phẩm này có thể hỗ trợ điều trị cảm lạnh, ho và đờm.

Thực phẩm cay có chứa capsaicin, chẳng hạn như ớt cayenne hoặc ớt, cũng có thể giúp làm sạch xoang tạm thời và tống đờm ra ngoài khỏi cổ họng.

Ngoài ra, món súp gà có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị cảm lạnh và loại bỏ đờm dư thừa. Điều này là do súp gà làm chậm chuyển động của bạch cầu trung tính trong cơ thể bạn. Khi di chuyển chậm, bạch cầu trung tính sẽ ở lại những vùng bị nhiễm trùng lâu hơn, giúp chống lại nhiễm trùng.

Cách tống đờm ra khỏi cổ họng tại nhà hiệu quả

Dùng tinh dầu khuynh diệp

Bạn có thể sử dụng dầu gió khuynh diệp hay sử dụng tinh dầu khuếch tán, mùi hương khuynh diệp có thể giúp tống đờm ra khỏi cổ họng đúng cách.

Sử dụng thuốc

Thuốc long đờm làm loãng đờm và giúp làm thông đường thở, đây là cách tống đờm ra khỏi cổ họng hiệu quả. Guaifenesin là một loại thuốc long đờm phổ biến, đặc biệt hiệu quả trong việc làm giảm tắc nghẽn ở ngực.

Các loại thuốc khác điều trị chất nhầy như thuốc dornase alfa cũng có tác dụng tiêu đờm hiệu quả. Thuốc này và các thuốc làm tan đờm khác có thể giúp tạm thời giảm sự tích tụ đờm trên khắp đường thở. Khi có nhiều đờm và dùng thuốc không thuyên giảm thì bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị.


Xem thêm: Ho có đờm uống thuốc gì? Tác dụng phụ và những lưu ý khi dùng

Các lưu ý giúp làm giảm sự tích đờm ở cổ họng

Chế độ ăn uống 

Tỏi, củ cải và trái cây có nhiều chất xơ như táo có thể là cách tống đờm ra khỏi cổ họng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tránh các thực phẩm giàu chất béo hoặc sữa vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đờm.

Một số thực phẩm cần tránh khi bị đờm nhiều trong họng:

  • Thực phẩm chứa nhiều histamin: cá ngừ, cá thu, thịt chế biến sẵn, mayonnaise, các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai, bơ và kem, các sản phẩm lên men như rượu, sữa chua và dưa cải bắp, rau chân vịt, cà chua, trái cây họ cam quýt, quả nho, chuối, dâu tây có thể gây kích ứng.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Các chất phụ gia thực phẩm như chất bảo quản có thể gây rối loạn đường ruột và gây ra các vấn đề như phản ứng viêm hoặc bệnh đường ruột; dẫn đến gia tăng lượng đờm trong cổ họng.
  • Sô-cô-la: có thể góp phần làm tăng sản xuất đờm, đặc biệt nếu bạn bị rối loạn trào ngược axit như trào ngược thanh quản hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Cà phê: Caffeine là một chất hóa học khác có thể làm suy yếu cơ thắt thực quản và khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng. Đờm có thể là kết quả của sự kích thích này.
  • Rượu: có thể làm suy yếu cơ vòng thực quản, gây kích ứng và tăng tiết đờm.
  • Đồ uống có ga: Nếu bạn gặp vấn đề về đờm, đồ uống có ga có thể khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Đồ uống có ga chứa đầy khí và nhiều khí hơn có thể dẫn đến kích ứng và có đờm liên quan.
  • Thực phẩm gây trào ngược: đồ chiên, ớt, cà chua, bạc hà, các loại thịt béo như thịt xông khói, phô mai.
Cách tống đờm ra khỏi cổ họng tại nhà hiệu quả
Không ăn đồ ngọt khi bị ho có đờm

Cải thiện lối sống – nghỉ ngơi lành mạnh

Xây dựng lối sống lành mạnh sẽ là cách để tống đờm ra khỏi cổ họng và ngăn ngừa tình trạng này tái phát:

  • Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại, khói bụi, hóa chất,…
  • Thường xuyên xông mũi, xông họng và rửa mũi với nước muối sinh lý.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào hoặc hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc.
  • Tập thể dục ít nhất 3-4 lần/tuần trong khoảng 30 phút và phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Khi bị đờm nhiều tại cổ, bạn có thể kê gối cao để ngủ. Cách này giúp giảm quá trình tích tụ đờm tại cổ họng và để chúng chảy một cách tự nhiên xuống phía sau cổ họng.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến cách tống đờm ra khỏi cổ họng tại nhà hiệu quả. Hy vọng những phương pháp trên giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe hệ hô hấp của mình.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói,…vì chất lượng và sự tận tâm.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như