Cách phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ không chỉ gây nhiều triệu chứng khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Vậy điều trị bệnh trĩ và phòng ngừa như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng ThS.BS Lê Châu Hoàng Quốc Chương tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Tổng quan về bệnh trĩ

Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Trĩ nội được tạo thành do sự giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ trong. Trĩ ngoại được hình thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch ngoài.1 2

Tùy mức độ sa nhiều hay ít, trĩ nội được phân ra 4 mức độ:1 2

  • Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: Lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi đại tiện búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
  • Trĩ độ 3: Mỗi lần đi đại tiện hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm hay làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
  • Trĩ độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn, các búi trĩ độ 4 khá to, thường liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Triệu chứng bệnh trĩ1 2

Bệnh trĩ rất thường gặp. Lúc mới bắt đầu, bệnh thường không có triệu chứng. Về sau, khi búi trĩ to ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: tiêu ra máu, ngứa hậu môn, đau/khó chịu vùng hậu môn. Trong một số trường hợp, có thể có chất tiết nhầy từ hậu môn.

Các yếu tố nguy cơ2

Các yếu tố có thể dẫn đến bệnh trĩ gồm:

  • Đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như những người bán hàng, thợ may, tài xế,…
  • Táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, hội chứng ruột kích thích.
  • Rặn kéo dài và lặp lại khi đi tiêu, nâng vật nặng hoặc vận động mạnh gây tăng áp lực lên ổ bụng.
  • Mang thai và sinh thường, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ.
  • Quan hệ tình dục qua hậu môn, cơ chống đỡ bị suy yếu do lớn tuổi hoặc di truyền.
  • Các khối u vùng hậu môn trực tràng và vùng lân cận: ung thư trực tràng, ung thư tử cung, u xơ tử cung… Khi đó, khối u sẽ chèn ép làm cản trở đường về tim của máu tĩnh mạch, làm cho các đám rối tĩnh mạch căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong trường hợp này, trĩ được tạo thành do nguyên nhân từ bệnh lý khác và được gọi là trĩ triệu chứng.

Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Để điều trị bệnh trĩ hiệu quả, cần phối hợp giữa việc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ gây ra trĩ và việc điều trị nội khoa (dùng thuốc) hoặc các phương pháp điều trị ngoại khoa (điều trị thủ thuật hoặc phẫu thuật).

1. Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trĩ3 4

Chế độ ăn uống

  • Uống đủ nước (8-10 ly nước) mỗi ngày để giữ cho phân mềm. Tránh thức uống có cồn vì sẽ gây mất nước, làm phân bị khô và đi tiêu khó khăn.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ, như trái cây, rau xanh, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt để làm phân mềm và tăng khối phân, giúp không cần rặn nhiều lúc đi tiêu, để không làm nặng thêm tình trạng trĩ hiện có. Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn một cách từ từ để tránh các vấn đề về tích tụ hơi như đầy hơi, ăn không tiêu,…
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn một cách hợp lý

Chế độ sinh hoạt

  • Duy trì thói quen đi vệ sinh tốt.
  • Tránh việc rặn và ngồi quá lâu trên bồn cầu.
  • Không nhịn đi tiêu, vào nhà vệ sinh ngay khi có nhu cầu đi tiêu. Tuy nhiên không cố rặn trừ khi thật sự cần thiết.
  • Tập thói quen đại tiện đúng giờ giấc.
  • Tập thể dục đều đặn để tránh bị táo bón, chơi thể thao vừa sức.
  • Tránh ngồi lâu một chỗ, tránh đi lại nhiều, tránh thức khuya.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Người bệnh nên hạn chế ngồi quá lâu một chỗ

Chế độ làm việc

  • Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi lâu thì nên đứng dậy vận động, đi lại sau mỗi 60-90 phút.

Điều trị các rối loạn đại tiện

  • Đa số bệnh nhân mắc bệnh trĩ có rối loạn đại tiện do viêm đại tràng mạn tính, do hội chứng ruột kích thích, nên điều trị các bệnh lý này trước khi điều trị bệnh trĩ.

Điều trị các bệnh mạn tính (nếu có)

  • Bệnh mạn tính thường có là viêm phế quản, đặc biệt là ở người lớn tuổi, tăng huyết áp, đái tháo đường,…

2. Điều trị nội khoa (dùng thuốc)4 6

Dùng các thuốc có tác dụng:

  • Tăng cường thành mạch: các chất có chứa flavonoid như troxerutin, rutoside, diosmin, hesperidin,…
  • Trong 1 bài tổng quan các nghiên cứu lâm sàng cho thấy phối hợp GB-T-H là sự phối hợp của Ginkgo biloba có nguồn gốc thực vật (chiết xuất từ lá bạch quả), Troxerutin, và Heptaminol được dùng trong điều trị bệnh trĩ cấp tính giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của đợt trĩ cấp như chảy máu trĩ, ngứa hậu môn, đau rát, đau châm chích hậu môn, và giảm tỉ lệ bệnh nhân tái phát các đợt trĩ cấp.5 Tất nhiên bệnh nhân cần được khuyên kết hợp dùng thuốc với thay đổi lối sống (sinh hoạt, chế độ ăn).
  • Theo Hiệp hội Đại Trực Tràng của Pháp, chất tăng cường trương lực thành tĩnh mạch có hiệu quả đối với các triệu chứng cấp tính liên quan đến bệnh trĩ nội (độ I); làm giảm nguy cơ tái phát sau 6 tháng, nên được khuyến cáo kê đơn để điều trị ngắn hạn bệnh trĩ cấp (chảy máu và đau) (độ I).6
  • Giảm đau và chống ngứa: menthol và các dẫn xuất của cocaine.
  • Chống phù nề: ngồi vào chậu nước ấm, thuốc alpha chymotrypsine,…
  • Corticosteroid, như betamethasone, hydrocortisone, prednisolone, fluocortolone, triamcinolone (dùng đơn lẻ hoặc phối hợp), làm giảm viêm và sưng.
  • Chống nhiễm trùng: kháng sinh và các oxit kim loại.
  • Chống tắc mạch: heparin,…

Các thuốc được dùng dưới nhiều dạng:

  • Thuốc uống.
  • Thuốc chích.
  • Thuốc mỡ bôi ngoài da quanh lỗ hậu môn, lên các búi trĩ ngoại, bôi lên các búi trĩ sa, bôi trong lòng ống hậu môn cho trĩ nội.
  • Đạn đặt hậu môn.

3. Điều trị thủ thuật2

  • Thắt trĩ: Các búi trĩ có kích thước nhỏ và trung bình được cột lại ở phần gốc bằng dây thun, ngăn cung cấp máu đến vị trí này, làm cho búi trĩ co lại và rụng đi trong vòng vài ngày.
  • Chích xơ: Dung dịch làm xơ hóa (hóa chất) như (polidocanol, natri tetradecyl sulfate) được tiêm vào mô để gây co búi trĩ.
  • Quang đông hồng ngoại: Một dụng cụ chuyên biệt có dùng tia hồng ngoại được dùng để đốt các mô của búi trĩ.

4. Điều trị bằng phẫu thuật2

Phẫu thuật có thể được chỉ định để loại bỏ búi trĩ quá lớn hoặc trĩ nội hoặc trĩ ngoại nghiêm trọng. Các kĩ thuật phẫu thuật hiện tại thường được sử dụng như:

  • Phẫu thuật Longo.
  • Phẫu thuật trĩ bằng laser.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân

1. Khi nào đi khám bác sĩ?

  • Các triệu chứng không cải thiện sau 1 tuần chăm sóc tại nhà.
  • Đau nghiêm trọng ở hậu môn.
  • Chảy máu trực tràng nhiều, choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

2. Phòng ngừa bệnh trĩ

Cách tốt nhất để phòng ngừa trĩ là đi tiêu đều đặn và làm cho phân mềm.

Chế độ ăn uống

  • Uống đủ nước mỗi ngày để giúp cho phân mềm.
  • Tránh thức uống có cồn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn một cách hợp lý.

Chế độ sinh hoạt

  • Giữ thói quen đi vệ sinh tốt, tránh việc rặn và ngồi quá lâu trên bồn cầu.
  • Không nên nhịn đi tiêu, vào nhà vệ sinh khi có nhu cầu.
  • Tập thể dục đều đặn để tránh bị táo bón.

Trên đây là thông tin về cách phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh “khó nói” này. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường, bạn đừng e ngại mà hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị phù hợp nhé.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan