Cách chữa bệnh trĩ tại nhà: 7 thói quen vô cùng đơn giản

Bệnh trĩ là căn bệnh tế nhị. Người bệnh thường rất ngại đi khám. Trĩ không phải một bệnh hiểm nghèo nhưng nó gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách thì có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Vậy điều trị như thế nào là hiệu quả? Có thể điều trị tại nhà không? Bài dưới đây đề cập đến chủ đề cách chữa bệnh trĩ tại nhà. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu. 

7 cách chữa bệnh trĩ tại nhà

Bệnh trĩ theo dân gian gọi là bệnh dòi lom. Bệnh trĩ đã được biết đến từ rất lâu. Do đó, không khó để tìm hiểu những cách trị bệnh trĩ từ thiên nhiên. Dưới đây là 7 cách chữa bệnh trĩ tại nhà phổ biến mà mang lại hiệu quả nhất:

Cây phỉ chữa bệnh trĩ (Witch hazel)

Sử dụng cây phỉ là cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả. Trong thành phần của loại cây này có chứa nhiều tanin cùng flavonoid. Các hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Nhờ đó làm giảm các triệu chứng đau rát, ngứa và lòi búi trĩ.

Cách vệ sinh hậu môn bằng nước cây phỉ:

Với cách này thì người bệnh sẽ tận dụng hạt phỉ khô. Nấu chúng với nước sôi khoảng 15 phút để tinh chất tan ra trong nước. Sau đó dùng vải gạc bôi vào vùng trĩ trong khoảng 3 phút để vệ sinh. Việc này cũng giúp tinh chất thấm sâu vào búi trĩ và phát huy công dụng của cây phỉ.

Sử dụng dầu dừa

Với những trường hợp khô hậu môn, đau rát và ngứa rát, bạn có thể sử dụng dầu dừa để cải thiện triệu chứng. Dầu dừa có hàm lượng axit béo và các khoáng chất dồi dào. Chúng có tác dụng dưỡng ẩm, ngăn ngừa nứt nẻ và giảm ngứa rát nhanh chóng. Bên cạnh đó các hợp chất thực vật trong dầu dừa còn có khả năng chống oxy hóa, chống cái gốc tự do và chống oxy hóa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch hậu môn và lau khô bằng khăn mềm
  • Lấy một ít dầu dừa thoa lên búi trĩ và đợi khô hoàn toàn.

Có thể áp dụng phương pháp này trước khi đi đại tiện để giảm tình trạng đau rát và chảy máu.

Ngoài ra có thể dùng dầu dừa kết hợp với một số nguyên liệu khác để chữa bệnh trĩ. Chẳng hạn:

  • Dùng dầu dừa nguyên chất làm thuốc bôi.
  • Kết hợp dầu dừa với nghệ.
  • Thêm dầu dừa vào trong chế độ ăn trị bệnh trĩ từ bên trong.
  • Dùng dầu dừa làm viên đặt trực tràng.
  • Dùng dầu dừa kết hợp với mật ong.

Nha đam chữa bệnh trĩ

Một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà là sử dụng nha đam. Bởi trong nha đam có chứa enzyme bradykinase có khả năng kháng viêm, giảm đau. Bên cạnh đó, trong gel nha đam còn có chứa anthraquinon. Đây là hoạt chất có khả năng kích thích nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Có thể sử dụng nha đam theo những cách sau:

  • Sử dụng nước ép nha đam.
  • Kết hợp nha đam với khoai tây.
  • Kết hợp nha đam với chanh.
  • Kết hợp trà, nha đam và dầu oliu.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà: 7 thói quen vô cùng đơn giản
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng nha đam

Dùng lá diếp cá

Diếp cá là loại rau gia vị quen thuộc đối với người Việt. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hoạt chất decanoyl acetaldehyde trong rau diếp cá. Chúng có khả năng ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ.

Có thể sử dụng lá diếp cá như cách chữa bệnh trĩ tại nhà như sau:

  • Rửa sạch một nắm lá diếp cá và để ráo nước.
  • Sau đó cho một ít muối vào và giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng hậu môn.
  • Có thể dùng khăn bọc lại và giữ nguyên trong lúc ngủ và rửa lại vào sáng hôm sau.

Ngoài ra, bạn nên bổ sung lá diếp cá vào thực đơn hằng ngày để hỗ trợ làm tăng độ bền của mao mạch. Đồng thời cũng giảm sưng viêm, cải thiện táo bón và hỗ trợ điều trị.

Chườm lạnh

Chườm lạnh và ngâm nước mát là cách chữa bệnh trĩ tại nhà giảm nhanh cơn đau. Nhiệt độ lạnh có thể cải thiện tình trạng sưng nóng, viêm đỏ và đau nhức. Đồng thời nó còn có thể giúp sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Tuy nhiên trước khi chườm lạnh, bạn nên vệ sinh hậu môn với nước sạch để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Tắm nước ấm với muối Epsom

Epsom là loại muối có chứa Magiê và Sulfat. Muối Epsom được nghiên cứu chỉ ra rằng  dễ dàng hấp thụ qua da.

Tắm với nước ấm đặc biệt là có thêm Epsom sẽ giúp dịu cơn đau và giảm sưng rất tốt. Ngoài ra, có thể thêm giấm táo vào nước tắm để gia tăng khả năng kháng viêm của dung dịch muối Epsom.

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà: 7 thói quen vô cùng đơn giản
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng sản phẩm tắm muối Epsom

Thuốc bôi không kê đơn

Sử dụng một số thuốc bôi không kê đơn cũng là cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả. Thuốc không kê đơn là loại thuốc mà bạn không cần có toa thuốc của bác sĩ mà vẫn có thể tìm mua ở các nhà thuốc. Một số loại thuốc bôi không kê đơn trong trị bệnh trĩ là:

  • Thuốc mỡ bôi trĩ Preparation Horointment.
  • Thuốc bôi trĩ chữ A dạng gel của Nhật.
  • Kem bôi Fissure Ointment – Hemorrhoid.
  • Kem bôi giảm đau, giảm ngứa Soothing Relief Anti Itch Cream.

Dù các thuốc bôi có nhiều loại không cần kê đơn, nhưng bạn cũng cần đi khám bệnh trĩ trước và xin từ vấn của bác sĩ nếu muốn dùng thuốc.

Bạn cũng nên đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Đa số các sản phẩm thuốc bôi có thành phần tự nhiên. Do đó, bạn có thể test thuốc trên da vùng khuỷu tay trước để tránh bị kích ứng.

Phòng ngừa bệnh trĩ

Ngoài cách chữa bệnh trĩ tại nhà thì việc phòng ngừa bệnh trĩ cũng rất được quan tâm. Bởi dân gian có câu nói rất đúng là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Bệnh trĩ chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Do đó chúng ta cần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn có thể tham khảo biện pháp phòng ngừa sau:

  • Xây dựng thực đơn khoa học: ăn nhiều rau xanh, vitamin để giúp thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón.
  • Uống nhiều nước.
  • Tập thói quen ăn uống đúng giờ. Việc bỏ bữa, ăn uống thất thường dễ dẫn đến chứng khó tiêu và táo bón. Đây là yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ.
  • Đi vệ sinh đúng cách. Bạn nên tập thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày.  Không nên nhịn đại tiện và tránh dùng các thiết bị điện tử khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế ngồi nhiều đứng lâu. Nhiều đặc thù công việc phải ngồi nhiều dễ gây áp lực cho hậu môn. Từ đó làm cho các tĩnh mạch hậu môn giãn ra và gây trĩ. Nếu công việc của bạn ít di chuyển thì bạn nên vận động nhẹ mỗi 1 – 2 tiếng để giúp máu lưu thông dễ dàng.
  • Tập thể dục thường xuyên. Việc vận động thường xuyên sẽ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả, tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi. Từ đó làm giảm nguy cơ bệnh trĩ.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý liên quan. Các bệnh lý tăng áp lực vùng hậu môn và áp lực lên tĩnh mạch như bệnh lỵ, bệnh viêm phế quản có nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ. Do đó khi mắc các bệnh này cần điều trị triệt để.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà: 7 thói quen vô cùng đơn giản
Tránh sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh là cách phòng ngừa bệnh trĩ

Khi nào chúng ta cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu gặp các vấn đề sau:

  • Chảy máu từ trực tràng. Chảy máu trực tràng lượng ít hoặc nhiều đều là tình trạng cần can thiệp y tế.
  • Đau dữ dội hoặc đau tái phát ở vùng hậu môn.
  • Thấy có bất thường ở hậu môn như đau rát, ngứa, có khối cục lòi ra ngoài hậu môn.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã “bỏ túi” cho mình những cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả. Tuy có thể thực hiện tại nhà, nhưng nếu sau khoảng 1 tháng chưa đạt hiệu quả bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng xử trí tiếp theo.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai
Hình ảnh tin tức Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?
Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân viêm phế
Hình ảnh tin tức Bật mí 2 cách làm tắc ngâm đường phèn ai cũng làm được
Khi gặp các về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, khò khè… nhiều người thường áp dụng các phương pháp dân gian như dùng tắc ngâm đường phèn hay ngâm
Hình ảnh tin tức Giải đáp thắc mắc: Chị em khi đi khám phụ khoa cần chuẩn bị gì?
Vì sao chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa, khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì là những băn khoăn rất thường gặp của không ít chị em khi lần đầu đi