Các loại vắc-xin viêm phổi được sử dụng hiện nay

Viêm phổi là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người nhiễm bệnh. Tiêm vắc-xin là một phương pháp phòng viêm phổi thường được khuyến cáo. Vậy, có các loại vắc-xin viêm phổi nào được sử dụng hiện nay? Đối tượng chỉ định của từng loại vắc-xin ở độ tuổi nào? Cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết dưới đây của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang nhé!

Tầm quan trọng của vắc-xin trong việc phòng ngừa viêm phổi

Viêm phổi là nguyên nhân chiếm 14% tổng số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Trong năm 2019, có 740.180 trẻ em tử vong do viêm phổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em là một phần thiết yếu trong chiến lược giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Chủng ngừa Hib, phế cầu, sởi và ho gà là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa viêm phổi.1

Đã có nghiên cứu chứng minh hiệu quả vắc-xin phòng viêm phổi. Vào những năm 1970, vắc-xin phế cầu khuẩn đã được chứng minh là làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở những người trẻ, khỏe mạnh ở Nam Phi và Papua New Guinea, nơi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cao. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi cũng giảm ở nhóm người được tiêm chủng.2

Các loại vắc-xin viêm phổi được sử dụng hiện nay
Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi là cách phòng bệnh và giảm tỷ lệ tử vong hiệu quả

Các loại vắc-xin viêm phổi được sử dụng hiện nay

1. Vắc-xin phòng ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn

Bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn

Phế cầu khuẩn thường lưu trú trong vị trí hầu họng của người bệnh. Con đường lây truyền nhiều nhất là qua không khí (ho, hắt hơi) hoặc do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cũng có thể do người khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu trong người.3

Viêm phổi do phế cầu là căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng. Người từ 65 tuổi trở lên là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn cao do hệ thống miễn dịch đã suy yếu. Một số vấn đề sức khỏe mãn tính khác cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi do phế cầu khuẩn ở người lớn từ 19 tuổi trở lên so với người lớn khỏe mạnh cùng độ tuổi.4

Theo thống kê từ CDC, viêm phổi do phế cầu gây ra khoảng 150.000 ca nhập viện mỗi năm tại Hoa Kỳ.5

Vắc-xin viêm phổi do phế cầu khuẩn

Vắc-xin Synflorix: được nghiên cứu và phát triển bởi Glaxosmithkline (GSK) – Bỉ. Chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến trước sinh nhật lần thứ 6. Vắc-xin Synflorix giúp phòng ngừa các bệnh có nguyên nhân từ phế cầu khuẩn. Bao gồm: viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp,…6

Vắc-xin Prevenar 13: được nghiên cứu và phát triển bởi Pfizer (Mỹ). Chỉ định cho trẻ em từ 2 tháng tuổi và người lớn. Phòng các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa,…7

Vắc-xin Pneumo 23 (PPSV23): vắc-xin có thể phòng ngừa 23 loại vi khuẩn gây bệnh phế cầu khuẩn. Vắc-xin được khuyến nghị cho người lớn từ 65 tuổi trở lên; người từ 2 tuổi trở lên mắc một số bệnh trạng có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn.8

Một số tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn bao gồm: ban đỏ và đau tại chỗ tiêm, sốt, đau cơ và phản ứng cục bộ nghiêm trọng ít diễn ra hơn. Và các phản ứng toàn thân nghiêm trọng, chẳng hạn như sốc phản vệ, hiếm khi xảy ra.6 7 8

Các loại vắc-xin viêm phổi được sử dụng hiện nay
Prevenar 13 là một trong những loại vắc-xin có thể phòng ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn

Lịch tiêm vắc-xin viêm phổi do phế cầu khuẩn

Loại vắc-xin Đối tượng tiêm chủng Lịch tiêm Lịch tiêm nhắc lại
Vắc-xin Synflorix (Bỉ)6 Trẻ từ 6 tuần tuổi – 6 tháng Mũi 1: lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: cách mũi đầu 1 hoặc 2 tháng

Mũi 3: cách mũi 2 từ 1 đến 2 tháng

Tiêm nhắc lại cách 6 tháng kể từ mũi 3.
Trẻ từ 7 tháng -11 tháng Mũi 1: lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng

Khi trẻ đủ 2 tuổi và cần tiêm cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.
Trẻ từ 12 tháng – Trước sinh nhật thứ 6 Mũi 1: lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng

Vắc-xin Prevenar 137 Trẻ em từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi Mũi 1: lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng

Mũi 3: cách mũi 2 là 1 tháng

Cách 8 tháng kể tử mũi thứ 3.

Với trẻ từ 11 – 15 tháng tuổi thì cách mũi 3 tối thiểu 2  tháng.

Trẻ từ 7 tháng -11 tháng Mũi 1: lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng

Cách mũi 2 ít nhất 6 tháng.

Với trẻ trên 1 tuổi thì mũi nhắc lại có thể cách mũi 2 ít nhất 2 tháng

Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi Mũi 1: lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng

Trẻ em từ 24 tháng trở lên và người lớn Tiêm 1 mũi duy nhất
Vắc-xin Pneumo 238 Người từ 65 tuổi trở lên.

Người từ 2 tuổi trở lên mắc một số bệnh trạng có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn.

Mũi cơ bản: tiêm 1 mũi 0.5 ml. Tiêm nhắc lại sau 3 hoặc 5 năm.

2. Vắc-xin phòng ngừa viêm phổi do virus cúm

Viêm phổi do virus cúm

Tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia, cúm do virus influenza là một bệnh gây ra nhiều bệnh tật như viêm phổi hoặc tim sung huyết, nhập viện và tử vong hàng năm. Cúm theo mùa khiến người lớn từ 65 tuổi trở lên, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người ở mọi lứa tuổi mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường và béo phì.9

Tiêm phòng cúm hàng năm là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa cúm và các biến chứng của nó. Kể từ mùa cúm 2010–2011, ACIP (Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng của Hoa Kỳ) và CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh) đã khuyến cáo rằng tất cả những người từ 6 tháng tuổi trở lên, trừ khi có chống chỉ định về mặt y tế, nên tiêm vắc-xin hàng năm với các chủng cúm mới nhất.9

Các vắc-xin phòng viêm phổi do cúm

  • Vaxigrip Tetra: được nghiên cứu và phát triển bởi Sanofi Pasteur (Pháp). Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn là đối tượng chỉ định của vắc-xin này. Vaxigrip Tetra phòng được các chủng virus cúm sau đây: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria).10
  • Influvac Tetra là loại vắc-xin được nghiên cứu và sản xuất bởi hãng Abbott (Hà Lan). Vắc-xin được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Vắc-xin có thể phòng được bệnh cúm do virus cúm thuộc hai chủng cúm A (H1N1, H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata, Victoria).11
  • Ivacflu-S là vắc-xin được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế IVAC – Việt Nam. Chỉ định cho người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi, không chỉ định tiêm cho phụ nữ mang thai. Ivacflu-S có thể phòng 3 chủng cúm A(H3N2), cúm A(H1N1),và cúm B (Victoria/Yamagata).12
  • GC Flu là vắc-xin phòng các bệnh cúm mùa, được nghiên cứu và sản xuất bởi Green Cross Corporation (Hàn Quốc). Trẻ em trên 3 tuổi và người lớn là đối tượng chỉ định của vắc-xin này.13
Các loại vắc-xin viêm phổi được sử dụng hiện nay
Vaxigrip Tetra là vắc-xin phòng viêm phổi do cúm

Lịch tiêm vắc-xin viêm phổi do cúm

Tên vắc-xin Vaxigrip Tetra (Pháp)10 Influvac Tetra (Hà Lan)11 Ivacflu-S (Việt Nam)12 GC Flu (Hàn Quốc)13
Lịch tiêm Trẻ từ 6 tháng tuổi – 9 tuổi:
  • Lịch tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi đầu tối thiểu 1 tháng.
  • Tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.

Trẻ 9 tuổi:

  • Tiêm 1 mũi duy nhất.
  • Tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.
Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi:
  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi đầu tiên tối thiểu 4 tuần.
  • Tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.

Người từ 9 tuổi trở lên tiêm 1 mũi duy nhất và tiêm nhắc lại hằng năm.

Tiêm 1 mũi duy nhất.

Tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.

Trẻ từ 3 tuổi – 9 tuổi:
  • Lịch tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi đầu tối thiểu 1 tháng.
  • Tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.

Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:

  • Tiêm 1 mũi 0.5ml.
  • Tiêm nhắc lại hàng năm.

3. Vắc-xin phòng viêm phổi do não mô cầu

Bệnh viêm phổi do não mô cầu

Viêm phổi do não mô cầu được coi là ảnh hưởng đến hầu hết người lớn tuổi (trên 50 tuổi). Não mô cầu có thể xâm nhập đường hô hấp, máu và lan truyền thứ cấp mầm bệnh vi khuẩn từ hầu họng đến nhiều vị trí của cơ thể, bao gồm cả phổi.14

Tuy nhiên, viêm phổi do não mô cầu là một bệnh không phổ biến. Theo một nghiên cứu, từ năm 1906 đến 2015 (hơn 100 năm), ghi nhận 344 trường hợp viêm phổi do não mô cầu.15

Các vắc-xin phòng viêm phổi do não mô cầu

  • Vắc xin VA-MENGOC-BC: được nghiên cứu và sản xuất bởi Finlay Institute (Cu Ba). Vắc-xin này được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 45 tuổi để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn Meningococcal tuýp B, C gây ra.16
  • Vắc-xin Meningo AC: được sản xuất bởi Sanofi Pasteur (Pháp). Meningo AC giúp phòng ngừa viêm màng não do Meningococcus nhóm A và C. Tuy nhiên, vắc-xin này không có tác dụng đối với Meningococcus B cũng như đối với các vi khuẩn gây viêm màng não tụ mủ khác (Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae,…).17
  • Vắc xin cộng hợp Menactra được nghiên cứu và phát triển bởi Sanofi Pasteur (Pháp) và sản xuất tại Hoa Kỳ. Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 55 tuổi là đối tượng chỉ định của vắc-xin này. Để tạo miễn dịch chủ động cơ bản và nhắc lại phòng bệnh xâm lấn do N.meningitidis (vi khuẩn não mô cầu) các nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135 gây ra, như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi,…18
Các loại vắc-xin viêm phổi được sử dụng hiện nay
VA-MENGOC-BC chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Lịch tiêm vắc-xin viêm phổi do não mô cầu

Tên vắc-xin Vắc xin VA-MENGOC-BC (Cu Ba)16 Vắc-xin Meningo AC17 Vắc xin cộng hợp Menactra (Mỹ)18
Lịch tiêm cơ bản Lịch tiêm 2 mũi, cách nhau 45 ngày. Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn: tiêm 1 mũi đầu tiên.

Mũi nhắc lại vào 2 đến 4 năm sau mũi đầu.

Trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 3 tháng.

Trẻ em từ 2 tuổi đến người 55: 1 liều duy nhất.

4. Vắc-xin phòng viêm phổi do Hib

Bệnh viêm phổi do Hib

Vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenzae type b) cũng là một trong những nguyên nhân nguy hiểm gây viêm phổi. Hib có thể gây ra một loạt các biểu hiện lâm sàng, bao gồm viêm màng não, viêm phổi, viêm nắp thanh quản, viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng xương và khớp.19

Các vắc-xin phòng viêm phổi do Hib

  • Vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp): được nghiên cứu và phát triển bởi Sanofi Pasteur (Pháp). Trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi là đối tượng được chỉ định. Đây là vắc-xin tích hợp, có thể phòng được 6 loại bệnh, bao gồm: Bạch hầu, ho gà, bạch hầu, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Hib, trong đó có viêm phổi.20
  • Infanrix Hexa (Bỉ): được nghiên cứu và phát triển bởi Glaxosmithkline (GSK) – Bỉ. Chỉ định tiêm Infanrix Hexa cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae type B (Hib) là những bệnh có thể được phòng sau khi tiêm Infanrix Hexa (Bỉ). Đây là vắc-xin tích hợp 6 trong 1. Việc tích hợp sẽ giúp giảm số mũi tiêm, đồng nghĩa với việc hạn chế đau đớn cho bé khi phải tiêm quá nhiều mũi.21
  • Vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim được nghiên cứu và phát triển bởi Sanofi Pasteur (Pháp). Trẻ từ 2 tháng tuổi đến đủ 2 tuổi là đối tượng chỉ định của Pentaxim. Vắc-xin có thể phòng ngừa được 5 loại bệnh, bao gồm: Bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae type B (Hib).22
  • ComBe Five (Ấn Độ): do công ty Biological Ấn Độ sản xuất. ComBe Five được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi. Phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn H.influenzae type B (Hib).23
  • Vắc xin Infanrix IPV+Hib được nghiên cứu và phát triển bởi Glaxosmithkline – Bỉ. Đối tượng chỉ định là trẻ từ 2 tháng tuổi đến trước 5 tuổi. Phòng được 5 loại bệnh trong 1 mũi tiêm, bao gồm: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H. Influenzae týp B (Hib).24
  • Vắc xin Quimi – Hib: được nghiên cứu và phát triển bởi C.I.G.B – Cuba. Chỉ định trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 15 tuổi phòng ngừa bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do tác nhân Haemophilus Influenzae type B gây ra ở trẻ nhỏ.25
  • Vắc-xin DPT-VGB-Hib (SII): được sản xuất bởi công ty Serum Institute of India (Ấn Độ). Tương tự Quinvaxem và ComBE Five, vắc-xin SII có tác dụng phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.26
  • Vắc-xin Hiberix: được sản xuất bởi GlaxoSmithKline. Vắc-xin này được chỉ định cho mọi trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên để tạo miễn dịch chủ động đối với bệnh do Hib gây ra.27
Các loại vắc-xin viêm phổi được sử dụng hiện nay
Các loại vắc-xin tích hợp giúp giảm số mũi tiêm, hạn chế đau đớn cho người tiêm

Lịch tiêm vắc-xin viêm phổi do Hib

Tên vắc-xin Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp)/ Infanrix Hexa (Bỉ)20 21 Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp)/ ComBe Five (Ấn Độ)22 23 Vắc xin Infanrix IPV+Hib (5in1) (Bỉ)24 Vắc xin Quimi – Hib25 Vắc-xin DPT-VGB-Hib (SII)28 Vắc-xin Hiberix27
Đối tượng Trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi Trẻ từ 2 tháng tuổi đến tròn 2 tuổi Trẻ từ 2 tháng tuổi đến trước 5 tuổi Trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 15 tuổi Trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 1 tuổi Trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên
Lịch tiêm cơ bản Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.

Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2.

Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.

Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2.

Mũi 1: Lần đầu tiên.

Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.

Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2.

Mũi 4: 1 năm sau mũi 3 (tối thiểu 6 tháng sau mũi 3).

3 mũi: tiêm cho trẻ ở các thời điểm 2, 4, 6 tháng tuổi. Đảm bảo mũi sau cách mũi trước tối thiểu 8 tuần. Mũi cơ bản: lần tiêm đầu tiên. Trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên: tiêm 3 liều trong 6 tháng đầu đời.

Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi chưa được tiêm ngừa: tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau 1 tháng.

Trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi chưa được tiêm ngừa: tiêm 1 liều.

Lịch tiêm nhắc lại Mũi 4: cách mũi thứ 3 là 12 tháng (cách tối thiểu 6 tháng). Pentaxim (Pháp): tiêm nhắc lại 1 năm sau mũi 3. Mũi tiêm nhắc lại tốt nhất là vào tháng thứ 16.

ComBe Five: tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 12 hoặc 16 tháng tuổi.

Mũi nhắc lại tiêm vào 3 năm sau mũi 4. Mũi nhắc lại cách mũi thứ 3 tối thiểu 2 tháng vào lúc trẻ từ 15 – 18 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại 3 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 12 tháng tuổi: tiêm nhắc lại vào năm trẻ 2 tuổi.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về các loại vắc-xin viêm phổi được sử dụng hiện nay cho bạn đọc. Một trong số các biện pháp phòng ngừa tốt nhất để tránh xa bệnh tật là bạn phải tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như