Các giai đoạn của bệnh giang mai không phải ai cũng biết!

Bệnh lây qua đường tình dục (STDs) – hay nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs) – là những bệnh xảy ra sau những tiếp xúc tình dục như bệnh lậu, giang mai, HIV/AIDS, nhiễm Chlamydia,… Giang mai là một bệnh lây qua đường tình dục phổ biến và là bệnh gây ảnh hưởng toàn thân. Nếu không được chẩn đoán và điều trị, giang mai có thể gây tổn thương lên nhiều cơ quan như cơ quan sinh dục, da, hạch, xương khớp, tim mạch, thần kinh. Cùng tìm hiểu để nhận biết và phòng ngừa bệnh giang mai.

1. Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là bệnh toàn thân do vi khuẩn Treponema pallidum – xoắn khuẩn giang mai gây ra.

Nhờ di động bằng cách xoắn lò xo nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc ngay cả khi niêm mạc đó hoàn toàn nguyên vẹn. Xoắn khuẩn Treponema pallidum chủ yếu gây bệnh ở người qua đường tiếp xúc trực tiếp như tình dục. Ít gặp hơn, vi khuẩn còn có thể lây qua đường khác như hôn, vết xước ở da, qua truyền máu hay dùng chung bơm tiêm. Lây qua quần áo và các đồ dùng thông thường khác vẫn đang còn nhiều tranh cãi.

>> Giang mai là căn bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục. Vậy Giang mai là gì?

Giang mai là bệnh hệ thống, biểu hiện qua nhiều giai đoạn bệnh và ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan khác nhau như da, niêm mạc, hạch ở giai đoạn sớm và các biến chứng lên thần kinh, xương khớp, tim mạch ở giai đoạn trễ. Bệnh giang mai có thể tiềm ẩn lâu với nhiều giai đoạn gây khó khăn cho việc chẩn đoán và nhất là kiểm soát lây lan. Nhiễm giang mai cũng thường đi kèm với các bệnh lây qua đường tình dục khác như HIV, lậu,

Giang mai bẩm sinh là bệnh giang mai ở trẻ do nguồn lây nhiễm từ mẹ.

Phòng ngừa bệnh bằng tình dục an toàn và điều trị sớm là cách tốt nhất để tránh giang mai lây lan và tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Các giai đoạn của bệnh giang mai không phải ai cũng biết!

2. Các giai đoạn của bệnh giang mai

Diễn tiến của giang mai rất khó lường và có thể gây nhầm lẫn với các bệnh khác nên nó còn được gọi là “kẻ giả mạo vĩ đại” (“the greate pretender”). Nếu không được điều trị, giang mai kéo dài nhiều năm và diễn tiến qua các giai đoạn.

  • Giang mai sớm:

Giang mai thời kì I với biểu hiện săng và hạch ở nơi vi khuẩn xâm nhập.

Giang mai thời kì II với biểu hiện phát ban ở da và toàn thân.

Giang mai tiềm ẩn sớm (dưới 2 năm – theo WHO)

  • Giang mai muộn:

Giang mai tiềm ẩn muộn (trên 2 năm – theo WHO)

Giang mai thời kì III biểu hiện là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và gôm giang mai.

2.1. Giang mai thời kỳ 1

Giang mai thời kì I hay giang mai nguyên phát đặc trưng bằng “săng giang mai” đơn độc.

Xoắn khuẩn giang mai rất di động nên dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc. Sau thời kì ủ bệnh khoảng 21 ngày (9 – 90 ngày), tại vị trí vi khuẩn xâm nhập xuất hiện săng giang mai. Săng giang mai điển hình có hình tròn hay bầu dục; bờ rõ, hơi gồ cao; không đau; đáy sạch màu đỏ; nền cứng.

Ở nữ giới, săng giang mai thường thấy ở môi lớn, có thể ở âm đạo hay cổ tử cung. Ở nam giới, săng giang mai thường thấy ở dương vật. Tuy nhiên, cũng có thể thấy săng ở những vị trí khác như vòm miệng, lưỡi hay hậu môn – trực tràng do quan hệ tình dục qua những đường này.

Săng giang mai thường đi kèm với hạch. Hạch xuất hiện sau săng, thường ở vùng bẹn cùng bên, chắc, di động và không đau.

Săng giang mai có thể tự lành trong 3 – 10 tuần mà không được người bệnh phát hiện. Nếu không điều trị, vi khuẩn vào máu và sau 4- 8 tuần kể từ giang mai nguyên phát, bệnh chuyển sang giang mai thời kì II.

2.2. Giang mai thời kỳ II 

Biểu hiện của giang mai thời kì II thương tổn dạng phát ban hay sẩn màu đỏ, nâu xuất hiện ở cả ở da và niêm mạc. Nốt phát ban của giang mai kì II có thể lan rộng và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, nhưng đặc biệt là ban xuất hiện cả ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Phát ban các sẩn màu đỏ hoặc nâu đa dạng, nhiều kích cỡ, thường đối xứng và không đau. Ngoài ra còn có thể có các triệu chứng khác như nổi hạch, sốt, đau đầu, sụt cân, đau cơ và rụng tóc “như mối gặm”.

Ở các vùng da ấm và ẩm ướt hơn, như hậu môn hay cơ quan sinh dục, những mảng thương tổn màu xám hay trắng gờ lên, do sự lan rộng của xoắn khuẩn từ những săng giang mai ban đầu. Những mảng này thường được gọi là condylomata lata, cần phân biệt với sùi mào gà và các bệnh khác.

Những triệu chứng này của giang mai thời kì II cũng sẽ tự biến mất sau 2 đến 6 tuần.

Nếu không được điều trị, bệnh sẽ đi vào giai đoạn Giang mai tiềm ẩn.

Các giai đoạn của bệnh giang mai không phải ai cũng biết!

2.3. Giang mai tiềm ẩn

Giang mai tiềm ẩn có thể kéo dài rất lâu, với đặc trưng là các xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính cho dù bệnh không biểu hiện bất kì triệu chứng hay dấu hiệu nào.

Các triệu chứng vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Giang mai tiềm ẩn thường được chia thành 2 giai đoạn:

  • Giang mai tiềm ẩn sớm: trước 2 năm (theo WHO)
  • Giang mai tiềm ẩn muộn: ít lây hơn giai đoạn sớm, tuy nhiên điều trị ở giai đoạn này thường khó khăn hơn.

Có khoảng 25% bệnh nhân giang mai tiềm ẩn muộn chuyển sang giai đoạn giang mai kì III, giai đoạn di chứng nặng của bệnh giang mai.

2.4. Giang mai thời kỳ III

Giang mai thời kì III có thể kéo dài 10 đến 30 năm và có thể ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan. Biểu hiện chính của giang mai thời kì III là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và gôm giang mai.

Giang mai thần kinh có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của nhiễm trùng , thậm chí ở những tháng đầu. Biểu hiện cấp của các triệu chứng thần kinh bao gồm rối loạn tri giác, viêm màng não, đột quỵ, suy chức năng các dây thần kinh sọ như nhìn mờ, giảm thính lực. Ở những giai đoạn trễ hơn có thể có ảnh hưởng đến tủy sống.

Gôm giang mai là những sang thương dạng hạt, hoại tử nặng nề, thương tổn có thể tìm thấy ở xương khớp, tim mạch, thần kinh, mắt và tai.

Các giai đoạn của bệnh giang mai không phải ai cũng biết!

3. Chẩn đoán và điều trị giang mai

Gặp bác sĩ để được tư vấn, tầm soát và điều trị khi:

  • Bạn có bất kì triệu chứng nào của bệnh giang mai hay các bệnh lây qua đường tình dục khác như vết loét ở bộ phận sinh dục, hậu môn, hầu họng; chảy dịch, chảy mủ cơ quan sinh dục, đau vùng bụng, nổi ban da…
  • Bạn tình của bạn được chẩn đoán mắc giang mai hoặc bất kì STDs nào.
  • Bạn có quan hệ tình dục không an toàn cần được tầm soát bệnh.

>> Ngoài Giang mai, các bệnh lây qua đường tình dục khác cũng không kém phần nguy hiểm. Tìm hiểu ngay!

Khi gặp bác sĩ, bạn sẽ được khám phụ khoa hoặc nam khoa và làm xét nghiệm nhằm chẩn đoán giang mai. Các xét nghiệm thường gặp là:

  • Tìm xoắn khuẩn di động trên kính hiển vi nền đen
  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang từ các sang thương bệnh hay chọc hút hạch.
  • Xét nghiệm máu (xét nghiệm huyết thanh): gồm 2 loại là non -Treponema test và Treponema test. Chẩn đoán giang mai khi cả hai xét nghiệm huyết thanh cùng dương tính.

Tùy thuộc vào kết quả và giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chọn phác đồ kháng sinh phù hợp để điều trị giang mai. Cần thông báo cho bạn tình để được thăm khám và điều trị. Không nên quan hệ tình dục cho đến khi chắc chắn hai người đã điều trị khỏi.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục

Các giai đoạn của bệnh giang mai không phải ai cũng biết!

Giang mai là bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nếu không được điều trị đúng cách . Mỗi người cần tự trang bị cho mình kiến thức về an toàn tình dục để phòng tránh bệnh STDs, bảo vệ cho chính mình và người mình yêu thươn. Đi khám ngay để được tư vấn và điều trị nếu có bất kì triệu chứng nào.

Bác sĩ Lê Mai Thùy Linh 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang