Các cách chữa đau mắt đỏ được sử dụng hiện nay

Đau mắt đỏ là là một căn bệnh thường gặp. Đau mắt đỏ có thể gây lây nhiễm cho người xung quanh khi tiếp xúc với các dịch ở mắt của người bệnh và có thể ảnh hưởng đến thị lực người bệnh. Vậy, cách chữa đau mắt đỏ như thế nào? Cùng tìm hiểu về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang nhé!

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng viêm màng trong suốt, lót mí mắt và nhãn cầu (hay còn gọi là kết mạc). Đau mắt đỏ xảy ra khi các mạch máu nhỏ trong kết mạc sưng lên và sẽ bị kích thích làm cho lòng trắng của mắt có màu hồng hoặc đỏ. Do đó, đau mắt đỏ thường được gọi là viêm kết mạc.

Đau mắt đỏ thường xảy ra do nhiễm virus, đôi khi do vi khuẩn. Ngoài ra, bệnh có thể xảy ra do mắt bị dị ứng với các hóa chất bắn vào mắt, dị vật vào mắt,…1

Các dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể xảy ra khi bị đau mắt đỏ là:1

  • Đỏ ở một mắt hoặc hai mắt.
  • Ngứa ở một mắt hoặc cả hai mắt.
  • Cảm giác cộm ở một hoặc 2 mắt.
  • Chảy dịch ở một hoặc cả 2 mắt tạo thành lớp vẩy trong đêm khiến mắt khó, ở vào buổi sáng.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
Các cách chữa đau mắt đỏ được sử dụng hiện nay
Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc – lớp màng trong suốt, lót mí mắt và nhãn cầu

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi bị viêm kết mạc kèm theo các dấu hiệu sau đây, người bệnh cần liên hệ bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị:2

  • Đau trong mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc nhìn mờ không cải thiện khi dịch tiết chảy ra từ mắt.
  • Đỏ dữ dội trong mắt.
  • Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện.
  • Khi người bệnh có hệ thống miễn dịch suy yếu, ví dụ do nhiễm HIV, điều trị ung thư hoặc các điều kiện hoặc phương pháp điều trị y tế khác.
  • Đặc biệt, trẻ sơ sinh có triệu chứng viêm kết mạc nên được bác sĩ khám ngay.

Các cách chữa đau mắt đỏ được sử dụng hiện nay

Đau mắt đỏ có thể gây ra khó chịu cho người bệnh cũng như ảnh hưởng đến thị lực. Do đó, để giảm bớt tình trạng viêm và khô mắt do viêm kết mạc, một số cách chữa đau mắt đỏ dùng đã được sử dụng. Do đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như virus, vi khuẩn hay các chất kích ứng. Mỗi nguyên nhân sẽ có những loại thuốc sử dụng để điều trị khác nhau.

1. Đau mắt đỏ do virus2

Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ do virus đều nhẹ. Nhiễm trùng thường sẽ hết sau 7 đến 14 ngày mà không cần điều trị và thường không gây ra hậu quả lâu dài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm kết mạc do virus có thể mất từ ​​​​2 đến 3 tuần hoặc hơn để khỏi.

Với đau mắt đỏ do virus, bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus để điều trị các dạng viêm kết mạc nghiêm trọng hơn. Ví dụ, viêm kết mạc do virus herpes simplex hoặc virus varicella-zoster gây ra.

Mặt khác, thuốc kháng sinh sẽ không cải thiện tình trạng đau mắt đỏ do virus, vì những loại thuốc này không có hiệu quả chống lại virus.

2. Đau mắt đỏ do vi khuẩn2

Viêm kết mạc do vi khuẩn thể nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị bằng kháng sinh và không gây ra biến chứng. Bệnh thường cải thiện trong 2 đến 5 ngày nhưng có thể mất 2 tuần để biến mất hoàn toàn.

Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thường dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Thuốc kháng sinh có thể giúp rút ngắn thời gian nhiễm trùng, giảm biến chứng và giảm lây lan sang người khác. Thuốc kháng sinh có thể cần thiết trong các trường hợp sau:

  • Có tiết dịch/mủ.
  • Người bệnh có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.
  • Khi nghi ngờ một số vi khuẩn.

3. Đau mắt đỏ do dị ứng2

Tình trạng viêm kết mạc do chất gây dị ứng (phấn hoa, lông động vật,…) thường được cải thiện bằng cách loại bỏ chất gây dị ứng khỏi môi trường sống của người bệnh.

Thuốc dị ứng và một số loại thuốc nhỏ mắt (thuốc kháng histamine, thuốc co mạch tại chỗ) cũng có thể giúp giảm viêm kết mạc dị ứng.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp nhiều loại thuốc để cải thiện triệu chứng.

4. Đau mắt đỏ do một số nguyên nhân khác

  • Nấm: có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt Natamycin,…
  • Chất kích thích: dùng nước rửa chất đó ra khỏi mắt.
Các cách chữa đau mắt đỏ được sử dụng hiện nay
Tùy vào từng nguyên nhân đau mắt đỏ mà bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh,… cho người bệnh

Những lưu ý khi điều trị đau mắt đỏ

Trong thời gian điều trị đau mắt đỏ, người bệnh cũng nên lưu ý và thực hiện một số cách sau để giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh, cũng như tránh tình trạng làm bệnh nghiêm trọng hơn. Bao gồm:3 4

  • Không chạm hoặc dụi mắt bị nhiễm trùng bằng tay mà nên sử dụng khăn giấy.
  • Giữ đôi mắt luôn sạch sẽ. Khi bị đau mắt đỏ, dịch từ mắt sẽ tiết ra nhiều lần trong ngày, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Để bảo vệ mắt, dùng bông gòn hoặc khăn giấy mới thấm dịch tiết từ mắt để lau mắt và vứt bỏ miếng bông gòn hoặc khăn giấy đó. Sau đó, rửa tay lại bằng xà phòng và nước ấm để hạn chế lây lan.
  • Đặt một miếng gạc ấm hoặc khăn ấm lên mắt trong vài phút, thực hiện 3 – 4 lần một ngày. Điều này làm dịu cơn đau và giúp phá vỡ một số lớp vảy có thể hình thành trên mi mắt.
  • Không trang điểm mắt hoặc đeo kính áp tròng cho đến khi khỏe lại.
  • Tránh khói bụi, đeo kính cho đến khi mắt bạn lành lại. Làm sạch mắt kính và hộp đựng kính
  • Hạn chế nhỏ mắt. Không sử dụng thuốc nhỏ trong thời gian dài trừ khi có chỉ định của bác sĩ khoa Mắt.
  • Không dùng các vật dụng bịt mắt vì có thể làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng.
  • Bảo vệ mắt bạn khỏi bụi bẩn và những thứ khác gây kích ứng mắt.
  • Rửa mắt ít nhất 2 lần/ngày, bằng khăn ấm hoặc bông, lau xong vứt bỏ.
  • Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
  • Cần được nghỉ ngơi, cách ly và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
  • Không đắp các loại lá vào mắt khi chưa có bằng chứng chứng minh về công dụng của lá đó.
Các cách chữa đau mắt đỏ được sử dụng hiện nay
Không dùng các loại băng, gạc, vải,… để bịt mắt khi bị viêm kết mạc

Các biện pháp ngăn ngừa lây lan

Một số trường hợp đau mắt đỏ có thể lây truyền giữa người với người. Các loại thường lây bao gồm: đau mắt đỏ do virus, đau mắt đỏ do vi khuẩn. Trong thời gian điều trị đau mắt đỏ cần phải có một số lưu ý để tránh lây lan viêm kết mạc:

  • Không chạm tay vào mắt.
  • Cần phải rửa tay thường xuyên.
  • Giặt hoặc thay vỏ gối mỗi ngày cho đến khi hết nhiễm trùng. Hãy giặt sạch drap trải giường, vỏ gối và khăn tắm trong nước nóng và chất tẩy rửa.
  • Dùng riêng khăn tắm, khăn mặt và gối với người khác hoặc có thể sử dụng khăn giấy.
  • Không dùng chung đồ trang điểm mắt, mắt kính, kính áp tròng, thuốc nhỏ mắt,… chung với người khác.

Hy vọng qua bài này, bạn đọc và gia đình đã có thêm thông tin về cách chữa đau mắt đỏ. Nếu có bất kỳ sự khó chịu, ảnh hưởng đến thị lực hoặc các tác dụng phụ xảy ra trong thời gian điều trị đau mắt đỏ, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần
Hình ảnh tin tức Nên đeo bao cao su lúc nào khi quan hệ? Cách đeo bao cao su đúng cách
Sử dụng bao cao su để ngừa thai và bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục là một phương pháp phổ biến. Nhưng nên đeo bao cao su