Bướu máu ở trẻ sơ sinh: Những điều cần biết

Nhiều trẻ sinh ra đời kèm theo một cái bớt đỏ ở một vị trí bất kì trên cơ thể. Đó là hình ảnh thường gặp của bướu máu ở trẻ sơ sinh. Đa số trường hợp, bướu máu thường lành tính và không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của trẻ.

Bướu máu ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Bướu máu ở trẻ sơ sinh (Hemangiomas) là sự tăng sinh của nhiều mạch máu tại một vị trí của cơ thể. Bướu máu thường không diễn tiến thành ung thư. Đây là tình trạng thường được phát hiện ở ngoài da. Một số có thể được tìm thấy trong mắt, đường tiêu hóa hoặc các cơ quan khác của cơ thể. 

Bướu máu ở trẻ sơ sinh: Những điều cần biết
Bướu máu ở trẻ sơ sinh là sự tăng sinh của nhiều mạch máu tại một vị trí của cơ thể.

Hầu hết bướu máu xuất hiện khi trẻ vừa mới sinh hoặc trong vòng một đến hai tuần sau đó. Diễn tiến tự nhiên của bướu máu là thường tăng kích thước trong 6 tháng đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, sau đó chúng nhỏ dần và biến mất khi trẻ được 3 đến 5 tuổi. Mỗi trẻ thường chỉ có 1 bướu máu.

Tại sao trẻ sơ sinh bị bướu máu?

Nguyên nhân chính xác của bướu máu ở trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Xu hướng thường xuất hiện ở trẻ liên quan đến thành viên trong gia đình từng có bướu máu. Thường gặp ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai và nguy cơ cao hơn ở trẻ sinh non. Ngoài ra, không có thực phẩm, thuốc hoặc hoạt động nào trong thai kỳ được chứng minh gây ra bướu máu ở trẻ sơ sinh.

Các triệu chứng bướu máu ở trẻ sơ sinh

Vị trí thường gặp của bướu máu là ở ngoài da. Chúng có màu đỏ tươi hoặc tím, ấn mềm, nổi gồ phía trên bề mặt da và sần sùi. Bướu máu có thể nhỏ như đầu ngón tay hoặc có kích thước đến 20 cm. Chúng thường có giới hạn rõ ràng và hoàn toàn không làm trẻ đau. 

Bướu máu thường xuất hiện nhiều nhất trên đầu, ngực hoặc lưng. Một số trẻ có bướu máu ở sâu hơn dưới da. Bạn có thể thấy da trẻ có màu xanh nhạt hoặc hồng với đường viền không rõ.

Bướu máu có thể hình thành như một vết sưng nhỏ màu đỏ nhưng sau đó nhanh chóng lớn dần. Khi trẻ được 12 đến 18 tháng tuổi, bướu máu có thể bắt đầu chuyển sang màu hồng nhạt. Đây là một dấu hiệu cho thấy chúng đang dần biến mất. Nếu bướu máu bị tổn thương có thể gây chảy máu kéo dài và nhiễm trùng thành vết loét nếu không vệ sinh sạch sẽ.

Bướu máu có thể ở các cơ quan bên trong cơ thể và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Chúng thường được tình cờ tìm thấy khi trẻ làm những xét nghiệm vì một vấn đề khác. Khi bướu máu có kích thước lớn, có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Đau bụng, đặc biệt ở phía trên rốn hoặc bên hông phải. Nếu bướu máu ở xương, có thể khiến trẻ đau khi vận động.
  • Sờ thấy một khối u tại vị trí có bướu máu.
  • Bướu máu ở đường hô hấp có thể chèn ép vào đường thở, khiến trẻ khó thở.
Bướu máu ở trẻ sơ sinh: Những điều cần biết
Bướu máu ở trẻ em được phát hiện khi siêu âm

Trẻ được chẩn đoán bằng cách nào?

Hầu hết trẻ có thể được Bác sĩ chẩn đoán khi thăm khám mà không cần phải làm thêm bất kỳ xét nghiệm nào. Bác sĩ có thể cần chỉ định những xét nghiệm để xác định chẩn đoán và kiểm tra các bướu máu ở vị trí khác bên trong cơ thể, nếu con bạn là một trong những trường hợp sau:

  • Bướu máu rất lớn gây đau hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày của trẻ.
  • Trẻ có hơn 2 đến 3 bướu máu trên da.

Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Siêu âm bụng.
  • CT scan ngực hoặc bụng.
  • Sinh thiết bướu máu: trẻ sẽ được lấy một mẫu mô nhỏ để xét nghiệm tính chất của bướu máu.

Có những phương pháp điều trị nào?

Hầu hết các bướu máu sẽ có xu hướng giảm kích thước và cuối cùng biến mất mà không cần điều trị. Đôi khi, con bạn có thể cần điều trị bằng thuốc, laser để thu nhỏ bướu máu hoặc phẫu thuật để loại bỏ nó nếu:

  • Bướu máu quá lớn gây ảnh hưởng đến trẻ. Bướu máu lớn ở miệng, mũi, mắt hoặc tai khiến trẻ gặp khó khăn với việc ăn uống, thở, nhìn hoặc nghe.
  • Bướu máu chảy máu thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ hoặc gây đau.

Biến chứng phổ biến nhất của phẫu thuật cắt bỏ bướu máu là chảy máu. Ngoài ra, bướu máu có thể tái phát sau phẫu thuật, tùy thuộc vào tính chất và vị trí của nó.

 

Những lời khuyên dành cho bạn

Bạn hãy hỏi Bác sĩ để được tư vấn những thông tin quan trọng sau nhé:

  • Sẽ mất bao lâu để sức khỏe của trẻ hồi phục.
  • Những hoạt động trẻ nên tránh và khi nào trẻ có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
  • Cách chăm sóc trẻ tại nhà.
  • Những triệu chứng hoặc vấn đề bạn nên theo dõi và cách xử trí nếu con bạn gặp phải.
  • Khi nào trẻ cần quay lại để Bác sĩ kiểm tra.

Nó có thể làm bạn và chính trẻ khó chịu nếu bướu máu ảnh hưởng đến vẻ ngoài của con bạn. Bác sĩ sẽ tư vấn giúp cha mẹ và trẻ khi tiếp xúc với người lạ, đặc biệt là trước khi con bạn bắt đầu đi học.

Bướu máu ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh khó điều trị. Đa số trường hợp bướu máu tự biến mất khi trẻ đến tuổi đi học. Bạn nên đưa trẻ đến khám Bác sĩ chuyên khoa ngay từ khi có dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và tư vấn về cách chăm sóc trẻ an toàn nhé.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan