Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai hay không?

Bướu cổ đơn thuần là một trong những dạng rất thường gặp của bệnh bướu cổ. Tình trạng này thường xảy ra do cường hormon tuyến giáp. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng từ ít đến nhiều chất lượng cuộc sống hàng ngày, trong đó có thai kỳ. Vậy thì bướu cổ đơn thuần có nên mang thai hay không? Nó có những nguy cơ như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

1. Những thông tin tổng quan về bướu cổ

1.1. Khái quát

Trước khi tìm hiểu bướu cổ đơn thuần có nên mang thai hay không, chúng ta hãy tham khảo qua những thông tin cơ bản về bướu cổ. Bướu cổ (bướu giáp) là sự phình to bất thường của tuyến giáp. Tuyến giáp của bạn là một tuyến hình bướm nằm ở cổ, ngay bên dưới sụn giáp. Mặc dù bướu cổ thường không đau nhưng bướu cổ lớn có thể gây ho và khiến bạn khó nuốt hoặc thở.

Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai hay không?
Bướu tuyến giáp

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh bướu cổ trên toàn thế giới là do thiếu iốt trong chế độ ăn uống. Tại Hoa Kỳ, nơi phổ biến việc sử dụng muối iốt, bướu cổ thường do sản xuất quá mức hormon tuyến giáp. Hoặc do thiếu hormone tuyến giáp hay sự xuất hiện các nốt trong tuyến.

Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai hay không?

Vấn đề điều trị tùy thuộc vào kích thước của bướu cổ, các triệu chứng của bạn và nguyên nhân. Những cục bướu nhỏ không đáng chú ý và không gây ra vấn đề thường không cần điều trị.

1.2. Bướu cổ đơn thuần là gì?

Bướu cổ đơn thuần không độc, là loại phổ biến nhất của bướu tuyến giáp. Nó thường được ghi nhận ở tuổi dậy thì, khi mang thai và mãn kinh. Nguyên nhân tại những thời điểm này thường chưa được xác định rõ ràng. Một số nguyên nhân đã biết bao gồm:

  • Chế độ ăn uống thiếu chất i-ốt.
  • Sự rối loạn quá trình sản xuất hormone tuyến giáp nội tại.
  • Ăn phải thực phẩm có chứa các chất ức chế sự tổng hợp hormone tuyến giáp. Ví dụ như: sắn, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải. Tình trạng này có thể xảy ra ở các nước thiếu iốt phổ biến.
  • Sử dụng các thuốc có thể làm giảm tổng hợp hormone tuyến giáp. Ví dụ: Amiodarone hoặc các hợp chất chứa iốt khác, Lithium,…
  • Tiêu chảy kéo dài, hội chứng thận hư, thai nghén (tăng thải iode qua nước tiểu),… Tất cả những bệnh lý này gây mất i-ốt.
Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai hay không?
Bướu cổ đơn thuần

2. Triệu chứng và chẩn đoán bướu cổ đơn thuần

2.1. Triệu chứng của bướu cổ đơn thuần

Bệnh nhân có thể có tiền sử ăn thiếu i-ốt hoặc ăn quá nhiều thực phẩm có chứa chất ức chế i-ốt. Tuy nhiên, đặc điểm này rất hiếm gặp ở Bắc Mỹ. Trong giai đoạn đầu, bướu cổ thường mềm, đối xứng và nhẵn. Sau đó, bướu có nhiều nốt và u nang có thể phát triển.

Một vài triệu chứng khác có thể gặp thường xuất hiện khi bướu cổ to. Bao gồm: Ho khan, khó nuốt, khó thở, khàn giọng,…

Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai hay không?
Khó nuốt do bướu chèn ép thực quản

2.2. Chẩn đoán bướu cổ đơn thuần

Bác sĩ có thể phát hiện ra tuyến giáp phì đại chỉ bằng cách sờ cổ và nuốt nước bọt khi khám sức khỏe định kỳ. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể cảm nhận được sự hiện diện của các nốt sần.

Việc chẩn đoán bướu cổ đơn thuần cũng có thể dựa vào các xét nghiệm sau:

  • Định lượng hormon tuyến giáp: TSH, FT3, FT4.
  • Siêu âm tuyến giáp.
  • Xét nghiệm định lượng kháng thể có liên quan đến bướu cổ.
  • Chụp tuyến giáp có tiêm chất đồng vị phóng xạ.
  • Sinh thiết bướu giáp.
Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai hay không?
Siêu âm tuyến giáp

3. Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai – sự ảnh hưởng của bướu cổ đến khả năng mang thai

Nếu bạn có một tình trạng tuyến giáp chưa được chẩn đoán, nó có thể gây khó khăn cho việc thụ thai và có thể gây ra một số vấn đề trong thai kỳ. Vì vậy, nếu bạn co một trong các yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Có bất kỳ tiền sử gia đình nào về các rối loạn tuyến giáp.
  • Bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Đã mất hơn 6 tháng để thụ thai

Bạn nên cân nhắc đi xét nghiệm tổng quát, đặc biệt là khoa Nội tiết. Mục đích là để phát hiện sớm các bệnh lý ở tuyến giáp và được điều trị kịp thời.Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp, không có lý do gì khiến bạn không thể mang thai và sinh con khỏe mạnh.

Xem thêm: Bệnh bướu cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải cho bác sĩ biết trước vài tháng về việc đang có ý định có con. Mục đích là để bác sĩ và bạn có thể cùng nhau làm việc nhằm tối ưu hóa kết quả của mình trước và trong khi mang thai. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã thụ thai trước khi nghe lời khuyên của bác sĩ đa khoa, đừng hoảng sợ. Nguy cơ biến chứng của bạn sẽ chỉ cao hơn bình thường một chút. Chỉ cần cho các bác sĩ biết càng sớm càng tốt.

4. Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai – ảnh hưởng của bướu cổ lên thai kỳ

Đối với hầu hết các trường hợp bướu cổ đơn thuần, bệnh nhân thường có tình trạng bình giáp. Có nghĩa là hormon giáp nằm ở mức bình thường. Vì vậy, tình trạng này rất ít khi ảnh hưởng đến thai kỳ. Nó chỉ gây cho thai phụ một vài bất tiện như: buồn nôn nhiều, khó thở, khó nuốt, ho khan,…

Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai hay không?
Người bị bướu cổ đơn thuần có thể mang thai bình thường

Tốt nhất bạn nên lên kế hoạch mang thai và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo tình trạng tuyến giáp. Đồng thời tối ưu hóa các phương pháp điều trị trước khi mang thai và được theo dõi trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện ra mình có thai, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ sắp xếp việc kiểm tra chức năng tuyến giáp của bạn và khả năng thay đổi thuốc.

5. Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai – nồng độ hormon giáp

Trước khi thụ thai, TSH của bạn lý tưởng nên được giữ ở nửa dưới của phạm vi tham chiếu (từ 0,5 đến 2,5 mU / L). Vì điều này có liên quan đến nguy cơ sẩy thai thấp hơn. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, sự phát triển não bộ khỏe mạnh của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào hormone tuyến giáp của người mẹ. Vì vậy, thai phụ cần được theo dõi cẩn thận.

Xem thêm: Bướu giáp có thực sự đáng sợ?

Đối với bướu giáp đơn rải rác với nồng độ TSH > 1mU/L, điều trị levothyroxin có thể được chỉ định. Mục đích là để làm giảm TSH huyết tương xuống đến mức từ 0,5 – 1,0 mU/L. Không nên để giảm thấp hơn mức này. Nếu thể tích tuyến giáp giảm hoặc ổn định có thể tiếp tục điều trị và theo dõi TSH định kỳ.

Các xét nghiệm máu thường xuyên nên được thực hiện trong suốt thai kỳ với nồng độ TSH được đo hàng tháng. Mục đích là để giữ nồng độ hormon giáp của bạn theo yêu cầu trong quá trình mang thai.

6. Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai – vấn đề phẫu thuật bướu giáp

Có ý kiến cho rằng nên phẫu thuật bướu cổ trước khi có thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, không nên phẫu thuật bướu giáp đơn thuần. Bởi vì sau đó có thể dẫn đến suy giáp. Trừ trường hợp nhằm giải phóng sự chèn ép sau khi thất bại với điều trị bằng levothyroxin.

Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai hay không?
Thuốc Levothyroxin

Sau phẫu thuật bướu giáp, tỷ lệ bướu cổ tái phát vào khoảng 10-20% các trường hợp. Biến chứng do phẫu thuật chiếm tỷ lệ 7- 10%. Điều trị dự phòng levothyroxin sau phẫu thuật có thể sẽ không ngăn chặn được sự tái phát bướu cổ đơn thuần.

7. Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai – về chế độ ăn uống

Nói chung, bướu cổ đơn thuần đi kèm với tình trạng bình giáp. Vì vậy, trước và trong khi mang thai, bạn hãy duy trì chế độ ăn uống khoa học. Bao gồm:

  • Chế độ ăn uống giàu các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều chất bột, đường, mỡ động vật vì có thể gây thừa cân béo phì.
  • Tăng cường chất xơ, vitamin tổng hợp từ rau xanh, củ, trái cây.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Tăng cường những thức ăn giàu i-ốt như: Ngao, sò, hải đới, rong biển,…
Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai hay không?
Thực phẩm giàu i-ốt

Nói tóm lại, đối với câu hỏi “Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai hay không?”, câu trả lời là có. Bởi vì bướu cổ đơn thuần đi đôi với tình trạng bình giáp nên rất ít ảnh hưởng đến khả năng mang thai và thai kỳ. Tuy nhiên, chị em cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời đi khám thường xuyên để được các bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống và sinh hoạt và điều trị phù hợp nhất.

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong