Bóc tách động mạch vành tự phát: cấp cứu tim mạch hiếm gặp và những điều cần biết

Hiện nay bệnh lý mạch vành là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý tim mạch. Phổ biến nhất là nhồi máu cơ tim cấp. Tổn thương trên động mạch vành còn gây nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về một bệnh ít gặp hơn: bóc tách động mạch vành tự phát. Bóc tách động mạch vành là một bệnh tim hiếm gặp thường xảy ra ở phụ nữ trẻ. Bệnh khó chẩn đoán và khó dự phòng. Cùng tìm hiểu để có thể có thái độ xử trí phù hợp.

Động mạch vành là gì?

  • Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng quả tim. Tuần hoàn động mạch vành là tuần hoàn dinh dưỡng tim.
  • Mỗi quả tim của chúng ta có hai động mạch vành: động mạch vành phải và động mạch vành trái. Các động mạch vành này xuất phát từ gốc động mạch chủ qua các trung gian là các xoang Valsalva.
Bóc tách động mạch vành tự phát: cấp cứu tim mạch hiếm gặp và những điều cần biết
Bóc tách động mạch vành
  • Động mạch vành trái chạy một đoạn ngắn (1 – 3cm) sau đó chia thành 2 nhánh lớn là động mạch liên thất trước và động mach mũ. Đoạn ngắn đó được gọi là thân chung động mạch vành. Như vậy, hệ thống động mạch vành có ba nhánh lớn làm nhiệm vụ nuôi dưỡng tim. Chúng là: động mạch liên thất trước, động mach mũ và động mạch vành phải.
  • Từ ba nhánh lớn này cho ra rất nhiều các nhánh động mạch nhỏ hơn. Ví dụ như các nhánh vách, nhánh chéo, nhánh bờ… Chúng có nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ động mạch chủ đi nuôi dưỡng các cấu trúc trong tim. Khi bị bệnh lý động mạch vành, dòng máu từ động mạch vành tới cơ tim giảm sút. Do đó cơ tim không nhận đủ oxy và xuất hiện triệu chứng cơn đau thắt ngực.
Bóc tách động mạch vành tự phát: cấp cứu tim mạch hiếm gặp và những điều cần biết
Hệ thống động mạch vành

Bóc tách động mạch vành tự phát là gì?

  • Bóc tách động mạch vành tự phát (SCAD) là một tình trạng cấp cứu tim mạch hiếm gặp. Nó xảy ra khi một vết rách hình thành trong động mạch vành. Bóc tách động mạch vành có thể làm chậm lại hoặc ngăn chặn lưu lượng máu đến tim. Điều này gây ra một cơn đau tim, rối loạn nhịp tim hoặc đột tử. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng hầu hết các trường hợp xảy ra ở phụ nữ độ tuổi 40 và 50.
  • Người bị bóc tách động mạch vành tự phát thường không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim. Chẳng hạn như huyết áp cao, cholesterol cao hoặc tiểu đường.
Bóc tách động mạch vành tự phát: cấp cứu tim mạch hiếm gặp và những điều cần biết
Diễn tiến bóc tách động mạch vành

Yếu tố nguy cơ gây bóc tách động mạch vành tự phát

Những đối tượng sau có nguy cơ cao bị bóc tách động mạch vành tự phát:

  • Nữ giới. Bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
  • Sinh đẻ. Một số phụ nữ có bóc tách động mạch vành tự phát khi mới sinh con. Tình trạng này xuất hiện thường xuyên nhất trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh.
  • Những bệnh lý mạch máu. Một số bất thường của mạch máu tiềm ẩn có liên quan đến bệnh. Phổ biến nhất là tình trạng sợi cơ loạn sản (FMD). Điều này gây ra sự phát triển bất thường các tế bào trong thành của một hoặc nhiều động mạch. Từ đó có thể làm suy yếu thành động mạch, dẫn đến tắc nghẽn, rách hoặc phình mạch. Sợi cơ loạn sản cũng có thể gây huyết áp cao, đột quỵ và vết rách trong các mạch máu. Loạn sản sợi cơ xảy ra thường xuyên ở nữ giới hơn nam giới.
  • Tập thể dục quá sức. Tập thể dục quá mức làm huyết áp tăng cao làm tăng áp lực lên thành mạch máu. Điều này làm mạch máu dễ tổn thương hơn.
  • Căng thẳng cảm xúc nghiêm trọng. Xúc cảm quá mạnh cũng làm tăng huyết áp đột ngột.
  • Bệnh mô liên kết di truyền. Bệnh di truyền gây ra vấn đề với mô liên kết của cơ thể như hội chứng mạch máu Ehlers-Danlos và hội chứng Marfan tìm thấy ở những người bị bóc tách động mạch vành tự phát.
  • Huyết áp rất cao. Tăng huyết áp nghiêm trọng không được điều trị lâu ngày có thể gây áp lực lên mạch máu. Điều này làm tăng nguy cơ bóc tách động mạch vành tự phát.
  • Sử dụng các chất ma túy. Ma túy có thể làm tăng nguy cơ bị bóc tách động mạch vành tự phát.

Biến chứng của bóc tách động mạch vành tự phát

  • Khi các lớp bên trong của động mạch vành tách khỏi các lớp bên ngoài, máu có thể đọng lại ở khu vực giữa các lớp. Áp lực của máu dồn lại có thể làm cho vết rách dài hơn nhiều. Máu bị kẹt giữa các lớp có thể tạo thành cục máu đông.
  • Bóc tách động mạch vành tự phát có thể làm chậm lưu lượng máu qua động mạch. Điều này khiến cơ tim yếu đi. Hoặc lưu lượng máu qua động mạch có thể ngừng hoàn toàn, gây chết cơ tim (nhồi máu cơ tim).
  • SCAD có thể tái phát nhiều lần, mặc dù đã điều trị thành công. Nó có thể tái phát ngay sau đợt ban đầu hoặc nhiều năm sau đó. Những người bị SCAD cũng có thể có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim khác. Ví dụ như suy tim do tổn thương cơ tim do các đợt thiếu máu cục bộ.

Triệu chứng của bóc tách động mạch vành tự phát

Các dấu hiệu và triệu chứng của SCAD có thể bao gồm:

  • Đau ngực. Triệu chứng thường xảy ra bất ngờ và đạt tối đa rất nhanh. Có theeer
  • Nhịp tim nhanh hoặc cảm giác hồi hộp.
  • Khó thở
  • Vã mồ hôi
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
Bóc tách động mạch vành tự phát: cấp cứu tim mạch hiếm gặp và những điều cần biết
Đau ngực là triệu chứng thường gặp

Chẩn đoán bóc tách động mạch vành tự phát

Chẩn đoán bóc tách động mạch vành tự phát cần kết hợp bác triệu chứng và một số xét nghiệm. Các xét nghiệm được sử dụng tương tự như xét nghiệm đánh giá các cơn đau thắt ngực khác. Ví dụ như: điện tâm đồ và xét nghiệm máu để phát hiện tổn thương cơ tim. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

CHỤP MẠCH VÀNH

  • Thủ thuật đưa dây dẫn vào động mạch, tiêm thuốc cản quang. Sau đó dùng tia X để tái hiện cấu trúc mạch máu và mức độ được tưới máu. Chụp mạch vành giúp chẩn đoán xác định tổn thương trên mạch vành và loại trừ nhiều bệnh khó chẩn đoán khác. Ngoài ra còn có thể kết hợp điều trị can thiệp trong khi chụp mạch vành.
Bóc tách động mạch vành tự phát: cấp cứu tim mạch hiếm gặp và những điều cần biết
Chụp mạch vành

SIÊU ÂM NỘI MẠCH

  • Trong quá trình thông tim, một đầu dò siêu âm đặc biệt có thể được đưa vào động mạch. Nó giúp tạo ra hình ảnh mạch máu trực tiếp. Điều này có thể được tiến hành cùng với chụp động mạch vành để giúp bác sĩ xác nhận SCAD và lập kế hoạch điều trị.

CHỤP CẮT LỚP MẠCH MÁU QUANG HỌC

  • Một ống thông được trang bị ánh sáng đặc biệt có thể được đưa vào động mạch. Các bức ảnh dựa trên ánh sáng. Các bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm này sau khi chụp động mạch vành. Hình ảnh có thể cho thấy những bất thường trong động mạch. Có thể giúp bác sĩ xác nhận chẩn đoán và thu thập thông tin để hướng dẫn điều trị.

CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH (CT) ĐỘNG MẠCH VÀNH

  • Tái tạo hình ảnh mạch vành một cách gián tiếp. Xét nghiệm này thường được dử dụng khi chưa có chỉ định chụp mạch vành.

Điều trị bóc tách động mạch vành tự phát

Mục tiêu của điều trị bóc tách động mạch vành tự phát  là khôi phục lưu lượng máu đến tim. Đôi khi động mạch vành được tái tưới máu tự nhiên. Ở những người khác, có thể phải khôi phục lưu lượng máu bằng thông động mạch bằng bóng hoặc stent. Phẫu thuật bắc cầu cũng có thể được sử dụng.

Các phương pháp điều trị thích hợp nhất sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ cho chỉ định phù hợp:

ĐẶT MỘT STENT ĐỂ GIỮ ĐỘNG MẠCH MỞ

  • Đặt stent có thể giúp khôi phục lưu lượng máu đến tim. Stent có nguồn gốc kim loại sẽ chống đỡ cấu trúc mạch máu. Ngoài ra còn che lấp đoạn mạch vành bị bóc tách. Tia X được sử dụng để giúp bác sĩ xem vị trí đặt ống thông. Tuy nhiên, stent được coi là vật lạ trong cơ thể. Nên quá trình điều trị sau đặt stent là lâu dài và cần tuân thủ tốt.
Bóc tách động mạch vành tự phát: cấp cứu tim mạch hiếm gặp và những điều cần biết
Đặt stent động mạch vành

PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH BỊ TỔN THƯƠNG

Bác sĩ sẽ lấy mạch máu tại vị trí khác của cơ thể để tạo một lối tắt qua vịt trí tổn thương. Thường thì sẽ có nguồn gốc mạch máu chân.

ĐIỀU TRỊ THUỐC

  • Aspirin có thể ngăn ngừa các vấn đề về bệnh tim mạch sau bóc tách động mạch vành tự phát
  • Thuốc kháng tiểu cầu. Thuốc làm giảm số lượng và hoạt động tiểu cầu đông trong máu. Do đó có thể làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong động mạch bị rách.
  • Thuốc huyết áp. Giảm huyết áp làm giảm nhu cầu máu của tim, giảm áp lực trong động mạch bị tổn thương.
  • Thuốc để kiểm soát cơn đau ngực. Những loại thuốc này (nitrat và thuốc chẹn kênh canxi) có thể giúp điều trị cơn đau ngực có thể gặp phải sau SCAD .
  • Thuốc giảm cholesterol. Những người có mức cholesterol bất thường và các yếu tố nguy cơ khác có thể cần dùng thuốc để kiểm soát mức cholesterol của họ. Rối loạn mỡ máu có thể làm xơ vữa mạch máu. Tăng nguy cơ tái phát bệnh và suy yếu động mạch.

Theo dõi sao bóc tách động mạch vành tự phát

Cần tái khám định kỳ để theo dõi bất kỳ thay đổi nào trong tình trạng của tim. Bác sĩ cũng có thể đề nghị các hình thức chăm sóc khác để giúp bạn phục hồi và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác. Chúng có thể bao gồm:

  • Phục hồi chức năng tim. Phục hồi chức năng tim là một chương trình tập luyện và giáo dục tùy chỉnh được thiết kế riêng. Mục đích để giúp bạn phục hồi sau tình trạng tim nghiêm trọng. Phục hồi chức năng tim thường bao gồm tập thể dục theo dõi, tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ tinh thần và giáo dục.
  • Xem xét lịch sử y tế gia đình của bạn. Một số tình trạng di truyền, chẳng hạn như hội chứng Marfan bệnh mô liên kết, đã được phát hiện là xảy ra ở những người đã bị SCAD . Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia tư vấn di truyền để xem xét lịch sử y tế gia đình của bạn và xác định xem xét nghiệm di truyền có thể phù hợp với bạn hay không.
  • Tuân thủ y lệnh bác sĩ không tự bỏ thuốc. Các thủ thuật điều trị của bóc tách động mạch vành tự phát đều cần thuốc duy trì lâu dài.

Bóc tách động mạch vành tự phát là cấp cứu tim mạch hiếm gặp nhưng độ nguy hiểm tương tự nhồi máu cơ tim. Bệnh có thể được điều trị tốt nếu được can thiệp kịp thời. Tuy nhiên mấu chốt là quá trình điều trị sau đợt tổn thương cấp. Tuân thủ y lệnh bác sĩ, tái khám đúng hẹn và xây dựng lối sống lạnh mạnh là cách để cải thiện tiên lương bóc tách động mạch vành tự phát.

Bác sĩ Lương Sỹ Bắc

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan