Bị tiêu chảy nên làm gì? Tất tần tật "bí kíp" giúp trị tiêu chảy hiệu quả

Tiêu chảy là 1 triệu chứng của bệnh viêm ruột, ngộ độc thực phẩm… Ngoài ra, đây cũng là triệu chứng thường gặp, có thể mắc phải do ăn thức ăn không hợp vệ sinh, nhiễm khuẩn, dị ứng thức ăn, hay đơn giản là do bạn không hợp với loại thức ăn nào đó. Về cơ bản, cách điều trị tiêu chảy là bổ sung nước để bù vào lượng nước đã mất cho cơ thể và nghỉ ngơi đầy đủ. Những triệu chứng tiêu chảy sẽ được cải thiện và khỏi hẳn trong vòng 1 – 2 ngày.

Vậy bị tiêu chảy nên làm gì để mau hết bệnh? Người bệnh nên ăn gì và kiêng gì? Hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau để bỏ túi ngay những “bí kíp” trị bệnh tiêu chảy nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!

Bị tiêu chảy nên làm gì? Nên chú ý đến việc uống nước!

1. Uống nhiều nước

Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong việc điều trị tiêu chảy. Hãy uống ít nhất một cốc nước sau mỗi lần đi tiêu lỏng. Bổ sung nước lọc, nước dừa tươi và nước oresol hay nước khoáng là những lựa chọn tốt nhất. Dung dịch oresol có chứa lượng muối, đường với nồng độ phù hợp, giúp đường ruột hấp thu nước và các chất điện giải tối đa. Ngoài ra, nếu bé nhỏ bú mẹ thì sữa mẹ là nguồn cung cấp nước và điện giải tốt nhất.

2. Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc nổi tiếng với tác dụng điều trị các bệnh về tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, viêm loét, tiêu chảy… Hãy ngâm một túi lọc trà hoa cúc hoặc 1 thìa (2g) lá hoa cúc khô vào khoảng 240ml nước nóng trong khoảng 5 phút và uống khi nước trà còn ấm.

3. Không uống nước ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp

Hãy uống nước ở nhiệt độ phòng hoặc hơi ấm. Việc uống nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ra tình trạng khó chịu, buồn nôn. Uống nước ấm sẽ giúp cơ thể thấy dễ chịu, đỡ mệt mỏi hơn.

4. Bị tiêu chảy nên làm gì? Không tiêu thụ thức uống có caffeine hoặc rượu

Tuyệt đối không tiêu thụ thức uống chứa caffeine và rượu. Vì các loại thức uống này có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và làm bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì? 6 lưu ý cần nhớ

1. Thực hiện chế độ ăn BRAT

Bị tiêu chảy nên làm gì? Tất tần tật "bí kíp" giúp trị tiêu chảy hiệu quả

Nếu bạn còn băn khoăn không biết là khi bị tiêu chảy nên làm gì giúp nhanh giảm triệu chứng khó chịu thì hãy thử ngay chế độ ăn BRAT nhé! Chế độ ăn này gồm 4 loại thực phẩm như: chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng. Đây là chế độ ăn ít chất xơ, không chứa nhiều gia vị, dễ tiêu hóa và đặc biệt là giàu tinh bột sẽ giúp bù đắp lại các chất dinh dưỡng bị mất và làm chắc phân. Ngoài ra, theo các chuyên gia sức khỏe, khi bị tiêu chảy, người bệnh cũng có thể thử khoai tây luộc, bánh quy giòn (loại lạt) hoặc cà rốt nấu chín để giảm nhẹ triệu chứng.

2. Ăn nhiều bữa nhỏ và chỉ ăn khi đói

Với người bệnh tiêu chảy nếu ăn quá nhiều trong 1 bữa ăn sẽ kích thích đường tiêu hóa hoạt động nhiều hơn và làm trầm trọng tình trạng bệnh. Vì thế, hãy ăn 5 đến 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp đường ruột tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Ngoài ra, không nên ép bản thân ăn vì điều này sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Bạn chỉ nên ăn khi cảm thấy đói và ăn một lượng vừa đủ.

3. Bị tiêu chảy nên làm gì? Không ăn đồ chiên

Hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu protein và không mỡ như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà (bỏ da) và chế biến bằng cách hấp hoặc nướng hay áp chảo. Tuyệt đối không ăn đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ vì việc tiêu thụ thức ăn được chế biến theo các phương pháp này sẽ làm bệnh tiêu chảy thêm trầm trọng.

4. Không ăn trái cây và rau quả gây đầy hơi

Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ vì sẽ khiến người bệnh bị đầy hơi. Vì thế, người bệnh hãy tránh các loại trái cây, rau quả như: các loại quả mọng nước, đậu Hà Lan, bông cải xanh, ngô và các loại rau lá xanh. Ngoài ra, các loại thực phẩm ngọt như bánh quy hoặc bánh ngọt cũng nên đưa vào “danh sách đen” đối với những người đang mắc bệnh tiêu chảy.

5. Lựa chọn sản phẩm sữa phù hợp

Chứng không dung nạp đường lactose cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy. Tuyệt đối không tiêu thụ những sản phẩm sữa vì có thể làm cho triệu chứng của bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chọn, pho mát hoặc sữa chua loại ít béo. Theo một bài nghiên cứu được đăng tải bởi PubMed Health cho rằng: một số sản phẩm sữa lên men có chứa probiotic giúp rút ngắn đáng kể thời gian mắc bệnh như sữa chua, phô mai, kefir. Vì thế, người bệnh nên chọn những loại sản phẩm sữa chứa probiotic để giúp bệnh tiêu chảy nhanh hết. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn các loại sữa hạt, sữa đậu bổ sung dinh dưỡng, tránh mất nước và không chứa đường lactose.

6. Cân nhắc bổ sung probiotic

Bị tiêu chảy nên làm gì? Tất tần tật "bí kíp" giúp trị tiêu chảy hiệu quả

Probiotics chứa lợi khuẩn, là những vi sinh vật đặc biệt có thể giúp khôi phục lại sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do tiêu chảy gây ra. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng men vi sinh dành cho đường ruột có chứa các lợi khuẩn Bifidobacterium bifidum, Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces boulardii giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy

Bị tiêu chảy nên làm gì? Đừng quên 4 “bí kíp” sau

1. Rửa tay

Chúng ta có thể dễ dàng lây nhiễm bệnh tiêu chảy khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Vì thế, hãy rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh gây tiêu chảy. Theo một bài nghiên cứu cho biết, việc rửa tay có thể làm giảm nguy cơ tiêu chảy khoảng 30%. Hãy rửa tay đúng cách hoặc dùng nước rửa tay có nồng độ cồn không dưới 60% để giúp cho tay luôn sạch sẽ.

2. Hãy đến bác sĩ khi các triệu chứng trở nặng

Bị tiêu chảy nên làm gì? Tất tần tật "bí kíp" giúp trị tiêu chảy hiệu quả

Tiêu chảy gây khó chịu và có thể diễn tiến xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đi khám ngay để được điều trị sớm và đúng cách:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày
  • Đau bụng dữ dội hoặc cảm thấy đau vùng trực tràng
  • Bị mất nước trầm trọng hoặc yếu, lả người
  • Sốt từ 39 độ C trở lên
  • Phân có máu hoặc màu đen…

3. Bị tiêu chảy nên làm gì? Hãy cân nhắc việc sử dụng thuốc

Thuốc không kê đơn có chứa bismuth-subsalicylate (như Pepto-Bismol hoặc Kaopectate) có thể giúp giảm viêm ruột và tiêu diệt các vi khuẩn gây tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn không nên dùng loperamide (Imodium) vì làm chậm quá trình tiêu chảy bằng cách ngăn sự di chuyển của đường tiêu hóa. Đôi lúc, hãy cứ để cơ thể tống xuất hết độc tố ra ngoài bằng cách đi tiêu sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

4. Đừng tập thể dục quá sức

Việc tập thể dục quá sức gây ra tình trạng mất nước, đau dạ dày, buồn nôn và ợ chua. Những tình trạng này làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiêu chảy. Vì thế, hãy tránh việc tập luyện cho đến khi bệnh tiêu chảy khỏi hẳn.

Trên đây là những thông tin mà NT BacGiang tổng hợp được để trả lời cho câu hỏi “Bị tiêu chảy nên làm gì?”. Nếu cảm thấy các triệu chứng ngày càng trở nặng, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ càng sớm càng tốt bạn nhé.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm
Hình ảnh tin tức Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?
Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa? Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi đối mặt với tình trạng gàu xuất hiện liên tục trên da đầu dù đã