Bị táo bón lâu ngày: Nguyên nhân do đâu?

Bị táo bón lâu ngày có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về đường tiêu hóa. Để phòng tránh biến chứng này xảy ra, chúng ta cần biết nguyên nhân nào khiến cho tình trạng táo bón kéo dài, cũng như khi bị táo bón lâu ngày phải làm sao để khắc phục.

Táo bón có thể được xác định bằng các đặc điểm như giảm số lần đi ngoài, có cảm giác đau, khó khăn khi đi ngoài, đi ngoài không trọn vẹn hoặc hình dạng phân nhỏ, cứng. Trong đó, dựa vào số lần đi ngoài để xác định bệnh là dễ nhất.

Các nguyên nhân khiến bạn bị táo bón lâu ngày

Bị táo bón lâu ngày: Nguyên nhân do đâu?

Nếu bạn bị táo bón lâu ngày, điều đó có thể xuất phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây:

Chế độ ăn uống

Táo bón là một dấu hiệu cho thấy đường ruột đang có bất đồng với lối sống của bạn. Chế độ ăn uống kém và lười hoạt động thể chất là những nguyên nhân phổ biến nhất gây táo bón.

Nguy cơ táo bón tăng cao nếu bạn đang có một chế độ ăn nhiều thịt, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo và nhiều đường; thiếu hụt các loại thực phẩm giàu chất xơ; không nạp đủ nước và các chất lỏng khác vào cơ thể. Lạm dụng quá nhiều rượu hoặc thức uống có chứa caffeine cũng có thể khiến bạn bị táo bón.

Suy giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở phía trước cổ, khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng dẫn đến việc sản xuất không đủ hormon có thể sẽ tác động mạnh đến sự trao đổi chất của cơ thể. Quá trình trao đổi chất diễn ra chậm khiến toàn bộ quá trình tiêu hóa cũng bị chậm lại, từ đó gây táo bón.

Các triệu chứng của suy giáp thường phát triển chậm theo thời gian. Ngoài bị táo bón lâu ngày, người bệnh còn có thể gặp phải một vài biểu hiện như mệt mỏi, tăng nhạy cảm với ánh sáng, khô da, tăng cân, trí nhớ kém, tóc mỏng, móng tay yếu,…

Đái tháo đường

Tương tự như suy giáp, bệnh đái tháo đường cũng là một vấn đề có liên quan đến nội tiết tố. Cơ chế của bệnh lý này là do cơ thể không sản xuất đủ hormon insulin để phân hủy lượng đường trong máu.

Khi lượng đường trong máu tăng cao có thể làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Trong đó, nếu tổn thương các dây thần kinh kiểm soát đường tiêu hóa sẽ dẫn đến táo bón. Bệnh đái tháo đường bắt buộc phải được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt vì các triệu chứng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị phù hợp.

Bị táo bón lâu ngày do đâu? Có thể là do hội chứng ruột kích thích

Bị táo bón lâu ngày cũng có thể là kết quả của hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt). Nguyên nhân chính xác của hội chứng này vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng có sự liên quan giữa não và ruột. Triệu chứng điển hình của tình trạng này bao gồm đau bụng, táo bón, chuột rút, đầy hơi, phân lỏng,…

Lo lắng

Khi bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng, cơ thể sẽ có xu hướng kích hoạt các chức năng ưu tiên như thần kinh, tuần hoàn và nội tiết. Tiêu hóa không phải là chức năng ưu tiên, có nghĩa là quá trình tiêu hóa sẽ bị đình trệ và có thể gây ra tình trạng bị táo bón lâu ngày.

Trường hợp cảm giác lo lắng không biến mất, đôi khi được gọi là chứng rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và dẫn đến táo bón kéo dài.

Trầm cảm

Một nguyên nhân khác cũng khiến cơ thể bị táo bón lâu ngày, đó là trầm cảm. Bệnh trầm cảm có thể gây ra táo bón vì nhiều lý do. Những người bị trầm cảm luôn cảm thấy mệt mỏi, có thể nằm trên giường cả ngày và ít vận động. Họ cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống, ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều đường và chất béo, hoặc là ăn quá ít. Những thay đổi lối sống và chế độ ăn uống như vậy đều có thể dẫn đến táo bón.

Mang thai

Táo bón là hiện tượng rất thường gặp khi mang thai. Cứ trong 5 phụ nữ mang thai sẽ có 2 người bị táo bón lâu ngày. Nguyên nhân là do cơ thể sản xuất nhiều hormone progesterone, có thể khiến cho cơ ruột khó co lại hơn.

Đối với phụ nữ đang mang thai, bạn hãy hỏi bác sĩ những cách điều trị táo bón an toàn mà không gây hại cho thai nhi.

Thuốc cũng có thể khiến bạn bị táo bón lâu ngày

Đôi khi, bị táo bón lâu ngày có thể không phải do các vấn đề về sức khỏe mà là do các loại thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng khác. Dưới đây là các thuốc có khả năng gây táo bón:

  • Thuốc giảm đau opiat, như codeine và morphine
  • Thuốc chẹn kênh canxi điều trị bệnh cao huyết áp và bệnh tim
  • Thuốc kháng cholinergic được sử dụng để điều trị co thắt cơ
  • Thuốc dùng để điều trị bệnh động kinh
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc kháng axit cho dạ dày, đặc biệt là thuốc kháng axit có chứa nhiều canxi
  • Thuốc bổ sung canxi hoặc sắt
  • Thuốc chống tiêu chảy

Nếu nhận thấy sự thay đổi về tần suất hoặc chất lượng đi tiêu của mình sau khi bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, hãy nói với bác sĩ. Bạn có thể được điều chỉnh thuốc hoặc chuyển sang một loại thuốc mới để kiểm soát tình trạng táo bón.

Bị táo bón lâu ngày phải làm sao?

Bị táo bón lâu ngày: Nguyên nhân do đâu?

Táo bón không chỉ khiến bạn cảm thấy đau bụng, khó chịu mà bên cạnh đó việc chữa táo bón cũng rất tốn thời gian và tốn công sức. Vậy khi bị táo bón lâu ngày phải làm sao để khắc phục? Để giải quyết câu hỏi trên, bạn cần lưu ý “6 chìa khóa vàng” dưới đây:

  • Tập luyện việc đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi sáng. Hãy biến điều này thành thói quen, vì ruột kết hoạt động tốt nhất là vào thời điểm này.
  • Hãy lắng nghe cơ thể, đừng bỏ qua sự thôi thúc phải đi ngoài. Phân lưu lại trong ruột càng lâu sẽ càng cứng do nước được tái hấp thu nhiều hơn, càng khó tống ra ngoài. Cảm giác muốn đi đại tiện thường tăng lên sau khi ăn, vì vậy hãy tận dụng các tín hiệu của cơ thể.
  • Giữ tâm trạng thoải mái bởi vì căng thẳng có thể cản trở sự thư giãn của toàn bộ cơ thể, bao gồm cả ruột. Các chuyên gia cho biết có nhiều bệnh nhân không thể rặn đúng cách vì họ quá gấp gáp và căng thẳng.
  • Bổ sung nước. Bạn nên uống ít nhất tám ly nước (tốt nhất là nước lọc) mỗi ngày. Uống nhiều hơn vào những ngày nóng và khi bạn đang tập thể dục.
  • Thiết lập lại chế độ ăn uống. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng tốt trong việc giảm tình trạng bị táo bón lâu ngày. Cám lúa mì là chất xơ hiệu quả nhất, do tạo thêm khối lượng cho phân và tăng tốc độ di chuyển của phân qua ruột.
  • Nói chuyện với bác sĩ về các thuốc đang sử dụng. Thuốc nhuận tràng có thể giúp giảm táo bón, nhưng chúng phải được dùng cẩn thận và dùng trong thời gian ngắn. Hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Đặc biệt, nếu thay đổi chế độ ăn uống và lối sống không giúp ích được cho bạn thì hãy đến gặp bác sĩ. Mặc dù bị táo bón lâu ngày không có nghĩa là bạn đang có một bệnh lý tiềm ẩn khác, nhưng bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để có nhận định chính xác hơn về tình trạng táo bón.

Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ và nói với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào khác mà bạn gặp phải, chẳng hạn như mệt mỏi, tóc mỏng hoặc sự thay đổi về cân nặng. Bên cạnh đó, đừng lo lắng nếu bạn được chẩn đoán mắc một vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ sẽ sớm đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Bị táo bón lâu ngày chắc chắn là một tình trạng gây cản trở rất nhiều trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Táo bón kéo dài mà không có giải pháp điều trị kịp thời còn có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Vì thế, mỗi người nên chủ động bảo vệ cơ thể bằng cách thay đổi lối sống cũng như là chế độ ăn uống.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Cách kiềm chế ham muốn ở nam: 4 giải pháp ít ai biết đến!
Nam giới thường có ham muốn tình dục cao hơn nữ giới do sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, ham muốn tình dục cao quá mức có thể gây ra những ảnh
Hình ảnh tin tức Mặt nạ tía tô trị nám: Giải pháp tự nhiên, hiệu quả cho làn da sáng mịn
Nám là tình trạng da liễu phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là các mảng sẫm màu trên da mặt. Nó thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sử dụng
Hình ảnh tin tức Cholesterol toàn phần bao nhiêu là bình thường?
Cholesterol toàn phần là gì và cholesterol toàn phần bao nhiêu là bình thường là những thắc mắc thường gặp khi chúng ta nghe về tình trạng mỡ máu cao.
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc]: Thai chết lưu bao lâu thì ra máu?
Thai chết lưu có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu như thai không máy trong thời gian dài, chuột rút, chảy máu âm đạo… Vậy thai chết lưu bao lâu
Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào