Béo phì ở Việt Nam – tình trạng đáng báo động

Theo thống kê, số người béo phì có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở khu vực Đông Nam Á. Trong đó, tỷ lệ béo phì ở Việt Nam hiện đang dẫn đầu. Đây là hồi chuông báo động do béo phì gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Hãy cùng YouMed tìm hiểu về bệnh lý này và những cách phòng tránh béo phì hiệu quả. 

Thế nào là béo phì?

Béo phì được định nghĩa là hiện tượng tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức, có thể làm suy giảm sức khỏe người bệnh.

Chỉ số cơ thể (BMI) được xem là thang đo tốt nhất để phân loại tình trạng béo phì. BMI được tính bằng cách lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao của bệnh nhân. Nếu kết quả thỏa các tiêu chuẩn dưới đây, bạn sẽ được chẩn đoán béo phì.

Với người trưởng thành

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người béo phì có BMI từ 30 trở lên. Nếu BMI của bạn lớn hơn hoặc bằng 25, bạn chỉ đang ở mức thừa cân. Tuy nhiên, theo thang đánh giá béo phì ở châu Á, BMI từ 25 trở lên đã được bác sĩ chẩn đoán béo phì. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do thể trạng người châu Á vốn thấp bé hơn so với người châu Âu hoặc châu Mỹ.

Béo phì ở Việt Nam – tình trạng đáng báo động
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người béo phì sẽ có BMI từ 30 trở lên

Với trẻ em

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến khích nên đánh giá béo phì ở trẻ em dựa vào:

  • Chỉ số cân nặng/chiều cao.
  • Chỉ số BMI theo từng độ tuổi khác nhau dựa trên bảng tra riêng.

Do đó, để có kết quả chính xác, ba mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ như:

  • Tăng cân quá nhanh hàng tháng.
  • Mặt tròn, má phính xệ, cổ ngấn mỡ, mỡ dày ở vùng bụng hoặc vùng đùi, bẹn, nách,…
  • Thường đổ nhiều mồ hôi khi chạy nhảy.

Thực tế, béo phì không chỉ là vấn đề về mặt thẩm mỹ. Tình trạng béo phì lâu ngày có thể làm người bệnh tăng nguy cơ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Một số vấn đề phổ biến có thể kể đến như:

  • Bệnh tim mạch.
  • Đái tháo đường.
  • Tăng huyết áp.
  • Một số bệnh ung thư.

Nguyên nhân gây béo phì

Có rất nhiều nguyên nhân gây béo phì. Theo các bác sĩ, khi có sự mất cân bằng về năng lượng nạp vào và tiêu thụ, tình trạng béo phì sẽ xuất hiện. Song vấn đề béo phì ở Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác.

Do tính chất di truyền

Nếu cha hoặc mẹ mắc béo phì, 80% con cũng sẽ bị béo phì trong tương lai. Theo các nghiên cứu, chỉ có 7% người béo phì có cha mẹ bình thường.

Do thần kinh nội tiết

Một số bệnh lý cũng có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở bệnh nhân.

  • Tổn thương vùng dưới đồi.
  • Cường vỏ thượng thận – hội chứng Cushing.
  • Suy giáp.
  • U tụy nội tiết.
  • Hội chứng phì sinh dục.
  • Các bệnh lý rối loạn nội tiết và chuyển hóa như rối loạn chuyển hóa đường, rối loạn mỡ máu,…

Chế độ dinh dưỡng

Thông thường, các trường hợp béo phì ở Việt Nam chủ yếu xảy ra do chế độ ăn không phù hợp. Hiện nay, các thực phẩm giàu chất béo và chứa hàm lượng đường cao đang trở nên rất phổ biến. Do cuộc sống bận rộn, nhiều người thường lựa chọn thức ăn nhanh thay cho việc tự nấu ăn. Những loại thức ăn này là lý do chính làm cân nặng của nhiều người tăng không kiểm soát.

Béo phì ở Việt Nam – tình trạng đáng báo động
Nhiều người thường lựa chọn các loại thức ăn nhanh thay vì tự nấu

Hoạt động thể lực

Theo nhiều thống kê, tần suất tập thể dục đã suy giảm đáng kể trong những năm vừa qua. Do sự phát triển của công nghệ, mọi người có thể tiếp cận với các tiện ích thông qua các thiết bị điện tử. Do vậy, chúng ta dành nhiều thời gian ở nhà và ngày càng hạn chế đi lại.

Các yếu tố môi trường khác

Thiếu ngủ cũng là một trong những lý do dẫn đến béo phì. Khi thiếu ngủ, cơ thể có xu hướng tăng sự đói và thèm ăn.

Ngoài ra, việc ngưng hút thuốc lá cũng có thể làm cân nặng tăng trung bình từ 4-5 kg. Do đó, những người có nhu cầu cai thuốc cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Tỷ lệ béo phì ở Việt Nam

Trên thực tế, tỷ lệ béo phì ở Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động. Một số báo cáo cho thấy Việt Nam là nước có số người béo phì tăng nhanh nhất tính đến năm 2014, với mức 38%.

Trong đó, tình trạng trẻ béo phì ở Việt Nam cũng là nỗi lo của rất nhiều phụ huynh. Ở các đô thị lớn, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi là 9.7%. Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình của châu Á và các nước đang phát triển khác.

Theo các chuyên gia, những thay đổi về kinh tế, xã hội đã dẫn đến những thay đổi về lối sống và khẩu phần ăn của người Việt Nam. Thực đơn của mọi người có xu hướng giảm chất bột nhưng tăng chất đạm và chất béo. Điều này đã làm tăng nguy cơ thừa dinh dưỡng và gây hiện tượng béo phì.

Cách phòng tránh béo phì

Để ngăn ngừa béo phì, bạn nên áp dụng những lời khuyên như sau:

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Việc lựa chọn những thực phẩm phù hợp là yếu tố tiên quyết giúp ngăn ngừa béo phì. Một số nguyên tắc chung như sau:

Với trẻ em

Một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì ở Việt Nam là do cách chăm sóc con trẻ chưa phù hợp. Ba mẹ có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây để giúp con kiểm soát cân nặng.

  • Cho trẻ ăn đúng khẩu phần.
  • Động viên con ăn đa dạng các loại trái cây, rau củ từ khi còn bé.
  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho cả gia đình.
  • Khuyến khích con ăn chậm và chỉ ăn khi đói.
  • Hạn chế để các thực phẩm “không lành mạnh” ở nhà.
  • Đảm bảo con trẻ được ngủ đủ giấc.

Với người trưởng thành

  • Hạn chế những chất béo “xấu”, tăng cường sử dụng các chất béo “tốt”.
  • Tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn và đồ ngọt.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn hằng ngày.
  • Lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ngũ cốc, lúa mạch, bột yến mạch,…
  • Luôn uống đủ nước.
  • Xây dựng thực đơn cho người béo phì theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

Tăng cường vận động

Việc tập thể dục đều đặn có thể giúp bạn duy trì hoặc giảm cân hiệu quả. Các tổ chức y tế uy tín khuyến khích nên dành ra 150 phút để tập luyện ở cường độ vừa phải. Nếu không đủ thời gian, bạn nên dành ít nhất 30 phút để vận động nhẹ nhàng.

Béo phì ở Việt Nam – tình trạng đáng báo động
Bạn nên tập thể dục đều đặn nên ngăn ngừa béo phì

Thay đổi lối sống

Stress có thể để lại nhiều hậu quả với sức khỏe của bạn, trong đó có vấn đề tăng cân. Do đó, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng.

Bệnh béo phì hiện là vấn đề chung của khá nhiều quốc gia trên thế giới. Song tình trạng béo phì ở Việt Nam hiện đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm vừa qua. Do đó, để kiểm soát cân nặng, bạn nên tự xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm thế nào ổn định tâm lý sau khi đã đẩy lùi ung thư vú giai đoạn sớm?
Người bệnh ung thư vú có thể gặp phải các vấn đề tâm lý vì một số lý do như không chắc chắn về hiệu quả điều trị, các triệu chứng thực thể, sợ tái
Hình ảnh tin tức 4 lưu ý người bệnh cần biết sau điều trị ung thư vú giai đoạn sớm
Ung thư vú là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ trên toàn cầu. Theo
Hình ảnh tin tức Giải đáp nhanh băn khoăn về cách “thích ứng” với những thay đổi của cơ thể và lịch thăm khám sau điều trị ung thư vú
Sau khi kết thúc thời gian điều trị, người bệnh ung thư vú sẽ dần quay lại với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hồi phục sau
Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai