Bệnh Whipple là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Whipple lần đầu tiên được mô tả vào năm 1907 và tên bệnh như hiện nay đã được đặt theo tên của tác giả tìm ra bệnh. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn rất hiếm gặp với tỷ lệ dưới 1/1.000.000 người. Bệnh này ảnh hưởng chủ yếu trên khớp và hệ tiêu hóa. Vậy bệnh này có cơ chế nhiễm bệnh như thế  nào? Có nguy hiểm hay không? Mời các bạn cùng Youmed tìm hiểu rõ hơn về bệnh này nhé!

1. Khái niệm về bệnh Whipple

Bệnh Whipple là bệnh gây ra do  vi khuẩn Tropheryma whippleii. Bệnh này rất hiếm gặp và ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa của con người. Nó gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, làm sự phân hủy của thức ăn bị suy yếu. Chẳng hạn như chất đường và chất béo, đồng thời khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể bị suy giảm.

Bệnh Whipple là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Bệnh Whipple

Bên cạnh sự ảnh hưởng đến đường ruột, bệnh này còn có thể lây nhiễm sang nhiều cơ quan khác. Những cơ quan ấy có thể là não, tim, mắt và khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng thậm chí gây tử vong.

>> Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích (IBS): Chẩn đoán và điều trị

Theo các chuyên gia y tế, kháng sinh có thể điều trị được bệnh khá nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng kháng sinh và đủ thời gian, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh

Nguyên nhân của bệnh Whipple của là cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Tropheryma Whipplei. Vi khuẩn Tropheryma Whipplei lúc đầu có thể ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của ruột non. Sau đó, những thương tổn nhỏ trong thành ruột sẽ được tạo thành. Theo thời gian, sự nhiễm khuẩn dễ dàng lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Bệnh Whipple là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Vi khuẩn Tropheryma Whipplei

Nhiều nhà khoa học tin rằng: những người bị bệnh có thể bị một khiếm khuyết di truyền. Khiếm khuyết này thường xuất hiện trong hệ thống phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nó làm cho những người ấy dễ bị mắc bệnh khi bị vi khuẩn xâm nhập.

>> Xem thêm: Tắc ruột: Nguyên nhân và điều trị

Theo thống kê dịch tễ học, bệnh này xuất hiện không nhiều (với tỷ lệ ít hơn 1 trong 1 triệu người. Tuy nhiên, số người bị bệnh ngày càng có xu hướng tăng, số trường hợp nặng vẫn không ngừng tăng lên hàng năm.

3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh

Những yếu tố nguy cơ, làm tăng khả năng mắc bệnh bao gồm:

  • Giới tính là nam
  • Những người nằm trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi hoặc cao hơn 60 tuổi (người cao tuổi).
  • Người da trắng, sinh sống ở khu vực Bắc Mỹ và châu Âu.
  • Cơ địa suy giảm miễn dịch, suy giảm sức đề kháng như: tiểu đường, HIV, nghiện rượu,…

4. Triệu chứng của bệnh Whipple

Dấu hiệu và các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Tiêu chảy.
  • Đau quặn bụng, đau có xu hướng nhiều hơn sau các bữa ăn.
  • Sụt cân.
  • Kém hấp thu các chất dinh dưỡng.
Bệnh Whipple là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp của bệnh Whipple

Một số triệu chứng khác thường gặp và liên quan nhiều với bệnh bao gồm:

  • Viêm khớp, đặc biệt là khớp cổ chân, khớp gối và khớp cổ tay
  • Mệt mỏi, uể oải.
  • Thiếu máu.

Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Sốt nhẹ (từ 38 độ C đến 38,5 độ C).
  • Ho khan hoặc ho có đàm.
  • Các hạch bạch huyết phình to.
  • Tình trạng tăng sắc tố tại những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng như các vết sẹo.
  • Khó thở do tình trang viêm màng phổi cấp tính.
  • Tiếng tim mờ do viêm màng ngoài tim.
  • Lách có thể to.

Những dấu hiệu và triệu chứng ở hệ thần kinh có thể gồm có:

  • Khó khăn khi đi đứng.
  • Suy giảm thị lực, thiếu kiểm soát chuyển động của mắt.
  • Động kinh (có thể có).
  • Nhầm lẫn.
  • Giảm trí nhớ.
  • Đau đầu, chóng mặt, thiếu máu não,…

Các triệu chứng của bệnh có xu hướng tiến triển một cách từ từ trong khoảng nhiều năm ở phần lớn những người mắc bệnh này.

5. Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh Whipple bao gồm các thao tác sau:

Khám lâm sàng

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng thông qua hỏi bệnh, thăm khám các triệu chứng. Ví dụ như sụt cân, tiêu chảy, thiếu máu, các biểu hiện thần kinh,…

Sinh thiết

Các bác sĩ sẽ nội soi đường ruột và lấy một mẫu mô ở ruột để tiến hành sinh thiết.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu sẽ được chỉ định để góp phần hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh. Chẳng hạn như tổng phân tích tế bào máu, sinh hóa máu. Kết quả thu được có thể là giảm số lượng hồng cầu, giảm nồng độ protein trong máu.

Thông qua việc hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, cùng các xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định cho bệnh Whipple.

6. Điều trị bệnh

Phần lớn các trường hợp, phương pháp điều trị bệnh Whipple sẽ bắt đầu với việc sử dụng thuốc kháng sinh. Kháng sinh thường được sử dụng là ceftriaxone hoặc penicillin tiêm tĩnh mạch từ 2 tuần đến 1 tháng.

Sau lần điều trị ban đầu, người bệnh có thể sử dụng một đợt kháng sinh Bactrim (Cotrim) trong 1 đến 2 năm. Điều trị kháng sinh trong khoảng thời gian ngắn hơn thường làm cho bệnh dễ tái phát.

Bệnh Whipple là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Thuốc kháng sinh Ceftriaxone

Trong những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh Doxycycline đường uống kết hợp với thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine trong thời gian 12 đến 18 tháng. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào não và hệ thần kinh, người bệnh phải dùng kháng sinh trong thời gian lâu hơn.

>> Xem thêm: Một số thuốc dùng cho tiêu chảy cấp

7. Phòng bệnh

Những biện pháp chính để phòng bệnh Whipple

  • Có lối sống lành mạnh, ăn chín, uống chín.
  • Rửa tay sạch sẽ thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tăng cường rèn luyện cơ thể, tập thể dục, chơi thể thao.
  • Bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng như: ăn trái cây, ăn nhiều rau quả,…
Bệnh Whipple là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Luyện tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh hơn

Trên đây là những nội dung tổng quát về bệnh Whipple mà YouMed muốn chia sẻ đến bạn đọc. Đây là một bệnh khá nguy hiểm và gây tốn kém không hề nhỏ. Vì vậy, các bạn nên chủ động giữ gìn vệ sinh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để không bị nhiễm bệnh nhé!

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang