Bệnh vẹo cột sống: Có cải thiện được không ?

Bệnh vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường (sang trái hoặc phải) so với trục xương sống. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh vẹo cột sống ở lứa tuổi học đường đang ngày càng tăng lên. Bệnh vẹo cột sống ảnh hưởng xấu lên lồng ngực, tim, phổi, khung chậu. Không những vậy, nó còn giới hạn sự phát triển chiều cao và thể chất của cơ thể. Nếu phát hiện sớm có thể chữa trị được. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị thông qua bài viết của bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân nhé!

1. Bệnh vẹo cột sống là gì?

Ở người bình thường, cột sống chạy thẳng từ trên xuống ở đường giữa của lưng. Bệnh vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường (sang phải hoặc trái) so với trục xương sống.     

Bệnh vẹo cột sống: Có cải thiện được không ?
Bệnh vẹo cột sống

>> Có thể bạn quan tâm: 

Khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp để thăm khám về bệnh lí Vẹo cột sống, bạn có biết bản thân nên chuẩn bị gì chưa? YouMed sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích giúp cho buổi khám của bạn với bác sĩ diễn ra thật suôn sẻ và hiệu quả thông qua một số bí kíp trong bài viết: “Bỏ túi bí kíp khi đi khám bệnh Vẹo cột sống

2. Cách chẩn đoán bệnh vẹo cột sống

Đây là phương tiện rẻ tiền, đơn giản. Trên phim X quang, bác sĩ sẽ đo góc Cobb cột sống.

Nếu góc Cobb > 10o, nghĩa là bạn có tình trạng bệnh 2vẹo cột sống.

3. Các phương pháp điều trị bệnh vẹo cột sống?

Phụ thuộc vào nguyên nhân, thời điểm phát hiện mà có những kế hoạch điều trị bệnh vẹo cột sống khác nhau. Những biện pháp điều trị hiện nay là:

  • Tiếp tục theo dõi diễn tiến.
  • Mang áo nẹp chỉnh hình.
  • Phẫu thuật chỉnh hình.
  • Các bài tập hỗ trợ.
  • Thay đổi thói quen.
Bệnh vẹo cột sống: Có cải thiện được không ?
Các phương pháp điều trị bệnh vẹo cột sống?

4. Theo dõi diễn tiến bệnh vẹo cột sống

Nếu góc vẹo ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần theo dõi và tái khám thường xuyên. Hình dáng cơ thể sẽ thay đổi vào tuổi dậy thì, có thể không tiến triển thêm hoặc nặng hơn.

5. Mang áo nẹp chỉnh hình

Chỉ định mang áo nẹp khi tình trạng vẹo cột sống còn tiếp tục tiến triển và góc Cobb từ 25 – 40 o. Áo nẹp sẽ không làm thẳng cột sống nhưng nó sẽ ngăn chặn sự tiến triển của vẹo cột sống.

Áo nẹp cần được mang 16 – 23 giờ/ngày cho đến khi vẹo cột sống ngừng tiến triển. Tái khám mỗi 3 tháng. 6 tháng chụp X-quang kiểm tra một lần.

6. Phẫu thuật chỉnh hình

Chỉ định phẫu thuật khi

  • Góc vẹo lớn hơn 40o
  • Ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan khác

7. Các bài tập hỗ trợ lên cột sống

Bạn sẽ được kê đơn các bài tập tác động lên cột sống. Việc tập luyện đòi hỏi sự kiên trì và liên tục. Hãy tạo cho bản thân một động lực để tập luyện chăm chỉ nhé!

7.1 Bài tập nâng tay chân

  • Chống hai bàn tay, hai gối vuông góc với sàn nhà. Giữ đầu, lưng thẳng trục với cột sống.
  • Nâng tay trái lên, duỗi thẳng ra phái trước. Đồng thời nâng chân phải và duỗi thẳng sau sau. Giữ tay, thân mình và chân thành đường thẳng.
  • Giữ trong vòng 5 giây, sau đó đổi bên. Lặp lại 8 -12 lần. Bài tập này giúp ổn định cột sống, khung chậu.

7.2 Bài tập kéo dãn bằng khăn

  • Tư thế nằm nghiêng một bên
  • Tay duỗi thẳng qua đầu
  • Cuộn 1 chiếc khăn đặt giữa lồng ngực và vùng hông
  • Giữ tư thế này 3 đến 5 phút.

7.3 Bài tập kéo giãn với bóng

  • Đặt một quả bóng lớn dưới vùng hông của bạn
  • Nằm nghiêng về phía mặt lồi của đường cong cột sống
  • Duỗi hai tay để kéo dãn được sâu hơn
  • Giữ vị trí này trong 20 – 30 giây. Thực hiện 2 – 3 lần. Có thể thực hiện hàng ngày.

7.4 Bài tập kéo giãn cơ lưng

  • Tư thế ngồi xếp bằng, lưng thẳng.
  • Cúi người ra trước, vươn tay thẳng
  • Cố gắng cúi gập xuống, chạm tay xuống đất
  • Lưu ý mông không rời khỏi gót chân

7.5 Bài tập hít thở

  • Tư thế nửa nằm nửa ngồi
  • Hai tay đặt ở dưới cơ hoành
  • Hít thở sâu và thở ra từ từ
  • Bài tập này cải thiên chức năng hô hấp và tim mạch, tăng cường độ giãn nở của lồng ngực.

7.6 Bài tập với thanh xà

  • Tư thế đứng đối diên với thanh xà
  • Dùng hai tay đu lên thanh xà
  • Giữ tư thế này từ 15 – 20 giây
  • Sau đó từ từ trở về vị trí ban đầu
  • Lặp lại khoảng 20 lần

7.7 Bài tập tăng cường cơ lưng

  • Tư thế ngồi xếp bằng, giữ một trái bóng trên đầu
  • Nâng thẳng tay lên, giữ lại 15 giây.
  • Lặp lại 10 lần.

8. Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Tăng cường luyện tập thể thao: xà đơn, bơi lội
  • Tư thế ngồi học đúng
  • Kích thước bàn ghế phù hợp
  • Không mang vác nặng

Có nhiều phương pháp điều trị vẹo cột sống tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc nguyên nhân, mức độ, độ tuổi phát hiện. Việc phát hiện sớm  giúp điều trị hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết cung cấp được những thông tin cơ bản về các phương pháp điều trị vẹo cột sống. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu