Bệnh trĩ sau sinh: Hướng dẫn cho các bà mẹ mới sinh

Bệnh trĩ sau sinh xảy ra ở phụ nữ có rất nhiều nguyên nhân. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cả sức khỏe và tâm lý người mẹ. Thấu hiểu điều ấy, YouMed mong muốn gửi gắm bài viết sau đến các bà mẹ bỉm sữa nói riêng cũng như các chị em phụ nữ nói chung. Với mục đích giúp các mẹ hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh trĩ sau sinh. 

Tổng quan bệnh trĩ

Bệnh trĩ sau sinh: Hướng dẫn cho các bà mẹ mới sinh
Bệnh trĩ sau sinh rất thường gặp ở các chị em phụ nữ

Bệnh trĩ là tình trạng sưng các tĩnh mạch trực tràng dưới và hậu môn.

Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, gây ứ máu liên tục dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ nhô vào lòng ống hậu môn. Đồng thời, ở bệnh nhân lớn tuổi, cấu trúc mô liên kết nâng đỡ càng suy yếu hơn khiến các búi trĩ ban đầu là trĩ nội tụt dần ra khỏi hậu môn (trĩ nội sa).

Theo Mayo Clinic, có khoảng 75% người lớn bị trĩ định kỳ.

Về phân loại, bệnh trĩ được phân thành trĩ nội và trĩ ngoại.

  • Trĩ nội: búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược (đường giữa hậu môn – trực tràng), được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
  • Trĩ ngoại: búi trĩ xuất hiện phía dưới đường lược, được bao phủ bởi biểu mô vảy và nằm dưới lớp da quanh hậu môn.

Phân độ bệnh trĩ: bệnh được phân thành 4 độ:

  • Độ I: búi trĩ nằm hoàn toàn 100% trong ống hậu môn.
  • Độ II: lúc bình thường trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Khi rặn hoặc đi cầu búi trĩ thập thò ra ngoài. Nhưng búi trĩ sẽ tự thụt vào trong khi đi cầu xong đứng dậy.
  • Độ III: xảy ra lúc mới đi cầu hoặc khi đi lại nhiều, khi ngồi xổm hay làm việc nặng như khuân vác. Khi ấy búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này cần nghỉ ngơi một thời gian búi trĩ mới tụt vào trong. Đôi khi bệnh nhân phải dùng tay đẩy vào.
  • Độ IV: búi trĩ gần như thường xuyên nằm bên ngoài ống hậu môn.

Tại sao sau sinh lại mắc bệnh trĩ

Phụ nữ rất dễ bị bệnh trĩ sau sinh do nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là:

  • Tiền căn bị trĩ trước đó.
  • Khi mang thai không chú ý chăm sóc giữ gìn sức khỏe bản thân. Điều này vô tình làm nặng hơn các triệu chứng trĩ và kéo theo các biến chứng chảy máu, thuyên tắc búi trĩ.
  • Rặn đẻ không đúng cách trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Nguyên nhân chủ yếu của trĩ là do tăng áp lực ổ bụng và vùng tiểu khung. Rặn mạnh, sai cách sẽ làm búi trĩ sa ra ngoài.
  • Các chế độ ăn kiêng hậu sản không phù hợp. Một số chị em phụ nữ muốn lấy lại vóc dáng thon thả sau sinh nên giảm cân quá mức, ăn ít rau xanh hơn, uống ít nước đi. Điều này khiến cho bệnh trĩ nặng lên.
  • Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi lớn tháng gây chèn ép và cản trở hồi lưu tĩnh mạch hậu môn. Khiến đám rối tĩnh mạch căng phồng lên gây bệnh trĩ sau sinh.
  • Mắc chứng táo bón sau sinh với tần suất thường xuyên.
  • Ngồi hoặc đứng quá nhiều hay ít vận động trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ sau sinh do cản trở hồi lưu tĩnh mạch.
  • Tiền căn viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, lao động nặng nhọc… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này ở phụ nữ.

Các triệu chứng của bệnh trĩ sau sinh

Các triệu chứng thông thường của bệnh trĩ sau sinh gồm:

Đi cầu thấy máu

Bệnh trĩ sau sinh: Hướng dẫn cho các bà mẹ mới sinh
Mức độ đi cầu ra máu tăng dần theo mức độ nặng của bệnh

Ở giai đoạn đầu của bệnh, tần suất đi đại tiện thấy máu không thường xuyên và lượng máu cũng rất ít. Phụ nữ chỉ có thể phát hiện khi thấy máu dính vào giấy vệ sinh sau khi chùi. Đôi khi có xuất hiện tia máu bắn ra khi đi cầu.

Vào những giai đoạn sau, tình trạng đại tiện ra máu diễn tiến theo chiều hướng xấu đi. Lượng máu chảy ra có xu hướng ngày càng nhiều, đồng thời tần suất trở nên liên tục. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy máu chảy theo tia khi đi cầu rất rõ ràng.

Đôi khi bệnh nhân có thể đại tiện ra máu cục.

Sa búi trĩ

Tùy theo mức độ nặng của bệnh trĩ, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện mức độ sa búi trĩ khác nhau. Đối với bệnh trĩ nhẹ (độ I và II) không gây cản trở nhiều đến sinh hoạt thường ngày. Nhưng đối với búi trĩ sa độ III trở lên, bệnh nhân sẽ rất khó khăn khi đi đại tiện, di chuyển nhiều và lao động nặng.

Ngứa hậu môn

Khi có dấu hiệu mắc bệnh trĩ, hậu môn sẽ trở nên ngứa ngáy và khó chịu. Điều này không chỉ cản trở sinh hoạt thường ngày. Chúng còn khiến chị em phụ nữ thiếu tự tin khi giao tiếp.

Khối sưng đau hậu môn

Đau hậu môn là biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh trĩ sau sinh. Triệu chứng này xảy ra khi có hiện tượng thiếu máu nuôi. Các nguyên nhân thường gặp là do thuyên tắc mạch máu trĩ ngoại, hoặc trĩ nội sa bị nghẹt làm tắc mạch. Biểu hiện là một hay nhiều khối sưng, rất đau như bông hoa quanh hậu môn làm bệnh nhân không thể ngồi hay đi lại bình thường. Thông thường, bệnh nhân than phiền đau do búi trĩ thắt nghẹt đau hơn cả đau khi chuyển dạ.

Hiện tượng thuyên tắc búi trĩ đặc biệt thường gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh do có tình trạng tăng đông. Cục máu đông hình thành gây thuyên tắc, nghẽn mạch, cản trở hồi lưu máu về tim. Đồng thời, các yếu tố thúc đẩy bệnh nặng lên ở phụ nữ mang thai càng khiến cho triệu chứng này trở nên rầm rộ.

Các triệu chứng khác

Một vài triệu chứng khác cũng có thể gặp như:

  • Đau hậu môn kèm táo bón và máu dính phân/dính giấy vệ sinh sau khi chùi: nứt hậu môn.
  • Chảy dịch nhày ở hậu môn trong viêm đại trực tràng, viêm da quanh hậu môn kèm theo.

Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh

Đối với bệnh trĩ sau sinh, điều trị nội khoa luôn là lựa chọn hàng đầu cho chị em phụ nữ. Điều trị ngoại khoa can thiệp bằng phẫu thuật chỉ áp dụng đối với những trường hợp nặng và thất bại sau khi điều trị nội khoa.

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Bệnh trĩ thường sẽ tự khỏi. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của búi trĩ, quá trình này có thể mất từ ​​vài ngày đến vài tuần.

Để đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm nhẹ triệu chứng bệnh trĩ, các chị em phụ nữ cần lưu ý vài điểm sau:

Tránh rặn mạnh khi đại tiện

Căng thẳng khi đi cầu sẽ gây áp lực nhiều hơn lên vùng trực tràng. Để cơ thể có thời gian chữa lành vết thương, hãy lưu ý không rặn, căng, hoặc cúi xuống khi ngồi trên bồn cầu. Cố gắng để trọng lực làm chủ.

Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống

Bệnh trĩ sau sinh: Hướng dẫn cho các bà mẹ mới sinh
Chế độ ăn giàu chất xơ làm giảm táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt

Chất xơ giúp làm mềm phân, đồng thời làm tăng lượng phân. Chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp điều trị và ngăn ngừa táo bón. Táo bón là nguyên nhân khiến cho bệnh trĩ trở nên trầm trọng. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

Uống đủ nước

Trung bình 6 – 8 cốc nước mỗi ngày giúp ngăn ngừa táo bón.

Ngâm mình trong bồn tắm

Ngâm khu vực bệnh vào bồn tắm hoặc chậu nước ấm 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. Những lần ngâm mình này sẽ giảm khó chịu cho bạn.

Chườm đá

Quấn một túi đá vào khăn rồi chườm lên vùng bị sưng. Có thể xen kẽ giữa ngâm mình và chườm đá.

Sử dụng giấy vệ sinh mềm, không mùi

Giúp bệnh nhân hạn chế bị kích ứng thêm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ khi các phương pháp tự điều trị bệnh trĩ sau sinh tại nhà thất bại. Hoặc xuất hiện các triệu chứng đau, ngứa trở nên dữ dội hơn, tĩnh mạch trở nên tím và lớn. Đây có thể là dấu hiệu của thuyên tắc búi trĩ.

Các phương pháp điều trị thường được áp dụng là:

Khăn lau tẩm thuốc

Khăn lau tẩm thuốc, thường chứa cây phỉ, hydrocortisone hoặc lidocain, có thể giúp giảm ngứa, đau và viêm.

Kem bôi trĩ và thuốc đạn

Kem bôi trĩ và thuốc đạn giúp giảm đau và viêm cả bên ngoài và bên trong.

Chất làm mềm phân

Thuốc làm mềm phân giúp làm ẩm phân để phân có thể dễ dàng đi qua ruột.

Bổ sung chất xơ

Nếu điều chỉnh chế độ ăn uống là không đủ, bạn có thể cân nhắc việc bổ sung chất xơ. Thực phẩm bổ sung chất xơ có một số dạng, bao gồm cả hỗn hợp đồ uống. Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.

Can thiệp phẫu thuật

Các bác sĩ có thể tiến hành tiểu phẫu tại phòng khám nếu phát hiện có tình trạng thuyên tắc búi trĩ.

Bệnh trĩ sau sinh là một bệnh rất thường gặp. Bên cạnh các yếu tố thúc đẩy triệu chứng bệnh nặng hơn, tình trạng tăng đông ở phụ nữ hậu sản cũng là một yếu tố nguy cơ rất nguy hiểm. Khi áp dụng các phương pháp điều trị trĩ tại nhà không thành công, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời!

Ths. Bs. CKI. Trần Quốc Phong

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Cách kiềm chế ham muốn ở nam: 4 giải pháp ít ai biết đến!
Nam giới thường có ham muốn tình dục cao hơn nữ giới do sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, ham muốn tình dục cao quá mức có thể gây ra những ảnh
Hình ảnh tin tức Mặt nạ tía tô trị nám: Giải pháp tự nhiên, hiệu quả cho làn da sáng mịn
Nám là tình trạng da liễu phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là các mảng sẫm màu trên da mặt. Nó thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sử dụng
Hình ảnh tin tức Cholesterol toàn phần bao nhiêu là bình thường?
Cholesterol toàn phần là gì và cholesterol toàn phần bao nhiêu là bình thường là những thắc mắc thường gặp khi chúng ta nghe về tình trạng mỡ máu cao.
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc]: Thai chết lưu bao lâu thì ra máu?
Thai chết lưu có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu như thai không máy trong thời gian dài, chuột rút, chảy máu âm đạo… Vậy thai chết lưu bao lâu
Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào