Bệnh thủy đậu: Biến chứng, điều trị và phòng ngừa

Thủy đậu là bệnh ngoài da do vi rút gây nên, bệnh rất lây và có khả năng gây thành dịch. Bệnh thủy đậu tương đối lành tính nhưng đôi khi gây ra những biến chứng trầm trọng và có thể khiến tử vong.

Cả trẻ em và người lớn đều có thể bị thủy đậu, nhưng các trường hợp nặng thường xảy ra ở người trưởng thành. Khi bị thủy đậu, cách chăm sóc bệnh rất quan trọng để hạn chế biến chứng xảy ra và để bệnh có thể hồi phục tốt mà không để lại sẹo. Phần trước YouMed đã trình bày những thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán bệnh. Phần tiếp theo trình bày ngay sau đây, YouMed sẽ nói về các biến chứng có thể xảy ra cũng như các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Biến chứng của bệnh thủy đậu?

Bệnh thủy đậu: Biến chứng, điều trị và phòng ngừa

Theo diễn tiến của bệnh thì thủy đậu trải qua 4 giai đoạn và người bệnh sẽ hồi phục, vì thế thủy đậu là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp thì người bệnh sẽ bị những biến chứng không mong muốn và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Những biến chứng mà bệnh có thể gây ra bao gồm:

  • Bội nhiễm: đây là biến chứng thường xảy ra nhất. Các mụn nước thủy đậu bị vỡ do động tác cào gãi của người bệnh cộng với không giữ vệ sinh sạch sẽ làm cho nhiễm các vi khuẩn khác gây nên lở loét và thường để lại sẹo.
  • Viêm phổi: biến chứng này hiếm xảy ra ở trẻ em và thường gặp nhiều hơn ở người lớn. Viêm phổi do thủy đậu xuất hiện vào giai đoạn người bệnh nổi các mụn nước mới trên da và có các biểu hiện như sốt cao, ho ra máu, khó thở, đau ngực…rất nguy hiểm.
  • Viêm não: biến chứng này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn với các biểu hiện sốt cao, co giật, hôn mê…và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Dị tật bẩm sinh: là biến chứng nguy hiểm cần được lưu ý đối với phụ nữ đang mang thai bị thủy đậu. Nếu mẹ bị thủy đậu vào 3 tháng cuối của thai kì thì trẻ sinh ra có thể bị sẹo thủy đậu, teo cơ, bất thường ở mắt, co giật, chậm phát triển tâm thần trí tuệ. Khi mẹ bị thủy đậu vào 5 ngày trước khi sinh thì trẻ sinh sơ sinh bị tổn thương phổi nặng có thể dẫn đến tử vong.

>> Xem thêm: Chuẩn bị những gì khi đi khám bệnh Thủy đậu?

2. Điều trị bệnh thủy đậu?

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính và có thể điều trị khỏi. Khi được điều trị đúng cách, người bệnh sẽ mau chóng hồi phục và hạn chế lây lan.

Nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu bao gồm:

  • Dùng kháng vi rút trong giai đoạn sớm.
  • Phòng ngừa bội nhiễm và các biến chứng khác xảy ra.
  • Nghỉ ngơi tại nhà, cắt đứt nguồn lây lan cho cộng đồng.

Điều trị cụ thể bao gồm:

  • Vệ sinh da sạch sẽ bằng cách:
  • Mặc quần áo trộng rãi, thoáng mát.
  • Tắm bằng nước ấm và xà phòng hay các dung dịch sát khuẩn.
  • Sát khuẩn các mụn nước bằng dung dịch eosin, milan…
  • Không cào gãi, cạy vỡ các mụn nước để tránh bị bội nhiễm và lây lan.
  • Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt khi có sốt. Tuy nhiên không sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ em trong trường hợp này.
  • Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nặng hay các biến chứng để có phương pháp điều trị kịp thời.

3. Phòng ngừa bệnh thủy đậu?

Bệnh thủy đậu: Biến chứng, điều trị và phòng ngừa

Mặc dù bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, tuy nhiên bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nên việc phòng ngừa bệnh là rất quan trọng. Mặc khác, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có tính lây nhiễm cao, có thể trở thành dịch nên biện pháp dự phòng hiệu quả không chỉ ngăn ngừa bệnh xảy ra ở một cá nhân mà có lợi ích cho một cộng đồng.

Các biện pháp dự phòng bệnh thủy đậu hiệu quả bao gồm:

  • Tiêm ngừa vắc xin thủy đậu: tin vui là bệnh thủy đậu đã có vắc xin phòng ngừa và đây là biện pháp phòng bệnh an toàn và có hiệu quả lâu dài. Lịch tiêm ngừa cụ thể là:
  • Đối với trẻ từ 12 tháng đến 13 tuổi: tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng.
  • Đối với trẻ trên 13 tuổi và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1tháng. Riêng với phụ nữ, nên hoàn tất lịch tiêm ít nhất 3 tháng trước khi có thai để phòng ngừa dị tật thai nhi.
  • Cách ly người bệnh thủy đậu để hạn chế lây nhiễm cho người xung quanh bằng cách:
  • Nghỉ ngơi tại nhà cho đến khi mụn nước khô và bong vảy.
  • Vệ sinh sạch sẽ, không cào gãy, cạy vỡ mụn nước.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị thủy đậu.

Bệnh thủy đậu tương đối lành tính, tuy nhiên có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và gây tử vong. Vì thế khi bị thủy đậu cần có các phương pháp điều trị phù hợp để hạn chế biến chứng xảy ra. Các biện pháp dự phòng bệnh rất hiệu quả không chỉ riêng cho cá nhân mà còn cho cộng đồng.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm
Hình ảnh tin tức Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?
Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa? Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi đối mặt với tình trạng gàu xuất hiện liên tục trên da đầu dù đã
Hình ảnh tin tức Cho con bú uống rau má được không? Những lưu ý cần nhớ
Trong những ngày oi bức, một ly nước rau má mát lạnh hoặc một chén canh rau má tôm tươi có thể giúp thanh nhiệt, mát gan hiệu quả. Nhờ có đặc tính hàn