Bệnh thận ứ nước ở trẻ em: Bố mẹ không nên chủ quan

Thận là một cơ quan tuy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng của cơ thể. Do đó khi có bất kì tổn thương nào liên quan đến thận cũng khiến không ít người cảm thấy lo lắng. Bệnh thận không chỉ xảy ra ở người lớn mà nó còn gặp ở trẻ em. Vì thế hãy cùng YouMed tìm hiểu về bệnh thận ứ nước ở trẻ em trong bài viết ngày hôm nay do ThS.BS Trần Quốc Phong biên soạn. 

Bệnh thận ứ nước là gì?

Thận ứ nước là tình trạng nước tiểu bị ứ đọng ở bể thận. Vì lí do nào đó, nước tiểu không thể đến bàng quang đúng cách sẽ gây ra tình trạng này.

Mỗi người bình thường đều có hai quả thận. Mỗi quả thận được nối với bàng quang qua ống niệu quản. Thận ứ nước không phải là một bệnh chính. Đây là hậu quả do một số bệnh lý khác. Điều này xảy ra do tắc nghẽn hoặc khiếm khuyết giải phẫu không cho nước tiểu thoát ra ngoài.

Trong đa số trường hợp xảy ra, chỉ có một quả thận bị ảnh hưởng. Được gọi là thận ứ nước một bên và thường không gây các vấn đề nghiêm trọng. Vì một quả thận còn lại vẫn có khả năng hoạt động bình thường. Tuy nhiên, sự việc nghiêm trọng hơn khi cả hai thận đều bị ảnh hưởng. Lúc này sẽ nguy hiểm hơn do cơ thể không thể loại trừ các chất thải thông qua việc sản xuất nước tiểu của thận.

Thận ứ nước có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh thận ứ nước ở trẻ em có thể được chẩn đoán trong trong thời kì sơ sinh. Đôi khi được phát hiện trong quá trình siêu âm trước khi trẻ ra đời. Nó ảnh hưởng đến 1/100 số trẻ sơ sinh ra đời.

Bệnh thận ứ nước ở trẻ em: Bố mẹ không nên chủ quan
Bệnh thận ứ nước ở trẻ em

Nguyên nhân trẻ mắc thận ứ nước

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thận ứ nước ở trẻ em. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất đó chính là sự tắc nghẽn trong đường tiết niệu. Có thể tắc nghẽn giữa thận và niệu quản hoặc niệu quản và bàng quang. Trường hợp nhân đôi niệu quản, khi có hai niệu quản nối một trong hai thận với bàng quang. Khi đó, đầu dưới của một trong các niệu quản này có khả năng cao sẽ bị tắc nghẽn. Tình trạng này xảy ra ở 1% trẻ sơ sinh. Thận loạn sản đa nang, xảy ra khi thận hình thành không giống như bình thường. Quả thận này không thể hoạt động như bình thường do bên trong nó chứa một lượng lớn các u nang.

>> Xem thêm “Tắc nghẽn niệu quản là gì và làm phiền bạn như thế nào?” để biết thêm về một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thận ứ nước

Trào ngược niệu quản cũng là một trong các nguyên nhân của bệnh thận ứ nước ở trẻ em. Nó xảy ra khi van ở niệu quản đổ vào bàng quang không hoạt động bình thường. Lúc đó, nước tiểu sẽ di chuyển ngược lên niệu quản và đến thận mà không có yếu tố nào ngăn nó lại. Nguyên nhân do di truyền cũng là một trong các lí do gây bệnh thận ứ nước ở trẻ em.

Làm sao bạn biết trẻ đang mắc bệnh?

Các triệu chứng của bệnh thận ứ nước thường không rõ ràng. Nó thường được phát hiện trong quá trình kiểm tra những bệnh lý khác. Hầu hết trẻ em không xuất hiện dấu hiệu hay triệu chứng gì đặc hiệu khi bị thận ứ nước một bên. Trước đây, phổ biến nhất của bệnh thận ứ nước là tình trạng nhiễm trùng đường niệu. Trẻ lớn có thể có sốt cao, khó tiểu, đau khi đi tiểu, nước tiểu đục hay có máu. Ngoài ra trẻ sẽ có triệu chúng đau ở vùng hông hoặc vùng lưng.

Đối với trẻ nhỏ, triệu chứng đôi không nhất thiết rõ ràng khi có nhiễm trùng niệu. Trẻ có thể sốt cao, cáu gắt và chậm phát triển. Đối với trẻ còn trong bụng mẹ, có thể phát hiện thận ứ nước qua siêu âm từ tuần thứ 20 của thai kì. Thận ứ nước thường không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho em bé hoặc người mẹ trong suốt quá tình mang thai.

Hiện nay, đa số trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh thận ứ nước trên phim chụp cắt lớp vi tính. Điều quan trọng là các triệu chứng xảy ra cần phải được điều tra cẩn thận. Để giúp xác định nguyên nhân của vấn đề có phải do bệnh thận ứ nước không.

Bệnh thận ứ nước ở trẻ em: Bố mẹ không nên chủ quan
Trẻ sốt có thể do nhiễm trùng đường niệu

Cách điều trị bệnh thận ứ nước ở trẻ như thế nào?

Việc điều trị bệnh thận ứ nước ở trẻ em sẽ khác nhau ở từng độ tuổi phát hiện và nguyên nhân bệnh.

Đối với trẻ được phát hiện thận ứ nước trước khi sinh, khi ra đời sẽ được yêu cầu siêu âm. Trong một số tình huống nhất định, việc dùng kháng sinh phòng ngừa sẽ giúp giảm mức độ nhiễm trùng.

Trong trường hợp bệnh thân ứ nước ở trẻ em do nguyên nhân tắc nghẽn. Trẻ sẽ được yêu cầu phẫu thuật để cải thiện sự dẫn lưu thận. Nếu triệu chứng thận ứ nước không phải do tắc nghẽn sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác.

Ví dụ, liên quan đến thận đa nang, có thể theo dõi xem thận có thể tự co lại không. Nếu thận vẫn lớn dần và xuất hiện tăng huyết áp sẽ cần cắt bỏ thận. Bố mẹ không cần phải quá lo lắng khi nghe bác sĩ yêu cầu cắt bỏ thận của con mình. Vì chỉ cần thận còn lại hoạt động bình thường, điều này sẽ không gây vấn đề cho sức khoẻ và thể trạng của trẻ.

Bệnh thận ứ nước ở trẻ em: Bố mẹ không nên chủ quan
Trong trường hợp tắc nghẽn trẻ có thể cần phẫu thuật để cãi thiện dẫn lưu thận

Bệnh thận ứ nước nếu không được điều trị có thể làm tăng nhiễm trùng đường tiết niệu. Từ đó có dẫn đến ảnh hưởng khả năng hoạt động của thận. Thận có thể tổn thương vĩnh viễn nếu không được điều trị.

Bố mẹ cần làm gì để phòng bệnh cho trẻ?

Bố mẹ cần chú ý đế tình trạng sức khoẻ thường ngày của trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện gì bất thường hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Nếu mẹ đang mang thai, hãy có lịch trình kiểm tra thai định kì theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc phát hiện sớm tình trạng của trẻ sẽ giúp bác sĩ có kế hoạch điều trị tốt nhất.

Tóm lại, bệnh thận ứ nước có thể gặp ở mọi lứa tuổi dù là người lớn hay trẻ em. Bố mẹ cần quan tâm để ý đến con cái thường xuyên để phát hiện ra bất thường sớm. Duy trì cho con thói quen thường xuyên tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh và khám sức khoẻ định kì để gia đình luôn có cuộc sống khoẻ mạnh bạn nhé.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm