Bệnh thận lupus: biểu hiện, chẩn đoán và điều trị

Bệnh thận lupus là một loại bệnh thận do lupus ban đỏ hệ thống gây ra. Lupus là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào và cơ quan của chính cơ thể. Bệnh thận lupus có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và dẫn đến suy thận. Nếu thận bị suy sẽ cần chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

1. Thận có chức năng gì?

Chức năng chính của thận là lọc máu và loại bỏ chất thải ra khỏi máu để tạo thành nước tiểu. Để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường, thận sẽ cân bằng muối và khoáng chất như canxi, phốt pho, natri và kali lưu hành trong máu. Ngoài ra, thận cũng tiết ra các hormone giúp kiểm soát huyết áp, kích thích tủy xương tạo tế bào hồng cầu.

Bệnh thận lupus: biểu hiện, chẩn đoán và điều trị
Chức năng của thận

Có thể bạn muốn tham khảo thêm: Thận và những thông tin có thể bạn chưa biết

2. Bệnh thận lupus là gì?

Có hai loại lupus. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một dạng bệnh lupus có thể gây tổn thương cho da, khớp, thận và não và có thể gây tử vong. Một dạng khác của bệnh lupus được gọi là lupus ban đỏ dạng đĩa, chỉ ảnh hưởng đến da.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) nếu ảnh hưởng đến thận được gọi là bệnh thận lupus. Lupus là một bệnh tự miễn, có nghĩa là hệ thống miễn dịch bình thường bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, lại quay lại chống lại cơ thể. Tình trạng này làm tổn thương cho các cơ quan và mô bao gồm cả thận.

Bệnh thận lupus: biểu hiện, chẩn đoán và điều trị
Biểu hiện của Lupus ban đỏ hệ thống

Có thể bạn muốn tham khảo thêm: Bệnh Lupus ban đỏ là gì? Có chữa khỏi được không?

Bệnh thận lupus gây viêm các mạch máu nhỏ lọc chất thải bên trong thận, còn được gọi là cầu thận. Hệ thống miễn dịch tấn công chúng như thể tấn công một căn bệnh.

Bệnh thường phát triển trong vòng 5 năm đầu tiên sau khi các triệu chứng của bệnh lupus bắt đầu. Nó thường ảnh hưởng đến những người từ 20 đến 40 tuổi. Trong giai đoạn đầu của bệnh, thường không có biểu hiện triệu chứng gì rõ ràng. Thường thì các triệu chứng đầu tiên là tăng cân do phù ở bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân, bàn tay và mí mắt. Ngoài ra, nước tiểu có thể có bọt hoặc tiểu màu đỏ. Tuy nhiên, các dấu hiệu đầu tiên của bện thường chỉ thấy khi xét nghiệm phân tích nước tiểu có bất thường.

Người ta ước tính rằng có tới 60% tất cả những người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) sẽ phát triển bệnh thận lupus, đặc trưng bởi các biến chứng thận cần được đánh giá và điều trị. Có đến 25% những người mắc bệnh này sẽ phát triển thành bệnh thận giai đoạn cuối (suy thận).

3. Lupus ban đỏ hệ thống và bệnh thân lupus phổ biến như thế nào?

Lupus thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới và thường xảy ra nhất ở độ tuổi sinh sản. Cứ 10 người thì có 9 người bị lupus là phụ nữ. Lupus cũng phổ biến hơn ở những người gốc Phi hoặc Châu Á. Người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Á có nguy cơ mắc bệnh lupus cao hơn người da trắng khoảng 2 đến 3 lần. Tại Hoa Kỳ, cứ 250 phụ nữ Mỹ gốc Phi thì có 1 người mắc bệnh lupus.

Tổn thương thận là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến do bệnh lupus gây ra. Ở người lớn mắc bệnh lupus, cứ 10 người thì có tới 5 người bị bệnh thận. Ở trẻ em bị lupus, 8 trong số 10 trẻ sẽ bị bệnh thận.

Người Mỹ gốc Phi, người gốc Tây Ban Nha / người Latinh và người Mỹ gốc Á có nhiều khả năng bị viêm thận lupus hơn người da trắng. Viêm thận lupus thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.

4. Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm thận lupus?

Hiện nay nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ. Các chuyên gia cho rằng tiền sử gia đình và  môi trường sống như bị viêm nhiễm, vi rút, hóa chất độc hại hoặc tiếp xúc với chất ô nhiễm (khói xe, khói nhà máy) có thể đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh. Đàn ông và phụ nữ ở mọi lứa tuổi và chủng tộc đều có thể mắc bệnh lupus. Tuy nhiên, khoảng 90% những người được chẩn đoán mắc bệnh lupus là phụ nữ.

5. Các triệu chứng của bệnh thận lupus là gì?

Bệnh thận lupus có thể gây ra nhiều triệu chứng và khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Có máu trong nước tiểu ( tiểu ra máu ): Tổn thương cầu thận có thể làm cầu thận rò rỉ máu vào nước tiểu. Nước tiểu có thể có màu hồng hoặc màu nâu nhạt.
  • Protein trong nước tiểu (protein niệu): Bình thường có rất ít protein trong nước tiểu. Khi cầu thận bị tổn thương, sẽ rò rỉ protein từ dòng máu vào nước tiểu. Protein trong nước tiểu quá nhiều sẽ biểu hiện tiểu bọt.
  • Phù: Do tụ dịch bên trong cơ thể, thường bệnh nhân sẽ phù ở những vùng như bàn chân, mắt cá chân, mí mắt.
  • Tăng cân
  • Huyết áp cao

6. Các biến chứng của bệnh bệnh thận lupus là gì?

Hiện nay, việc điều trị tích cực có tác dụng kiểm soát tốt bệnh thận lupus vì vậy đã hạn chế biến chứng xảy ra.

Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, từ 10 đến 30 phần trăm những người bị bệnh này phát triển thành suy thận.

Dạng bệnh thận lupus nghiêm trọng nhất, được gọi là viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa, có thể hình thành sẹo ở thận. Sẹo sẽ tồn tại vĩnh viễn, càng nhiều sẹo hình thành thì chức năng thận càng suy giảm. Mặc dù vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa tổn thương lâu dài.

Những người bị bệnh này có nguy cơ cao bị ung thư, chủ yếu là ung thư hạch bạch huyết tế bào lympho B — tế bào của hệ thống miễn dịch. Họ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

7. Những xét nghiệm để chẩn đoán bệnh cầu thận?

7.1 Xét nghiệm phân tích nước tiểu:

Thận lọc chất thải của cơ thể ra bên ngoài qua nước tiểu. Do đó, xét nghiệm phân tích nước tiểu có thể cho thấy bất kỳ vấn đề nào về cách hoạt động của thận.

Bệnh thận lupus: biểu hiện, chẩn đoán và điều trị
Thận lọc chất thải của cơ thể ra bên ngoài qua nước tiểu. Do đó, xét nghiệm phân tích nước tiểu có thể cho thấy bất kỳ vấn đề nào về cách hoạt động của thận

7.2 Xét nghiệm máu:

Xét nghiệm creatinine máu, ure máu để đánh giá chức năng thận. Creatinine máu được xem như là chất thải và thận sẽ loại bỏ ra ngoài cơ thể. Khi nồng độ creatine trong máu tăng cao, chứng tỏ chức năng thận bị suy giảm. Nồng độ creatinine máu tăng tỉ lệ thuận với sự suy giảm chức năng thận.

Kiểm tra các kháng thể kháng phospholipid và kháng thể kháng hạt nhân (ANA) ít nhất một lần trong thời gian mắc bệnh.

7.3 Sinh thiết thận:

Đây là thủ thuật sẽ đâm một cây kim rất mỏng và dài qua da ở sau lưng và đâm đến thận. Từ đây sẽ lấy một mẫu mô ở thận để kiểm tra dưới kính hiển vi giúp xác định mức độ viêm hoặc sẹo của thận.

Bệnh thận lupus: biểu hiện, chẩn đoán và điều trị
Đây là thủ thuật sẽ đâm một cây kim rất mỏng và dài qua da ở sau lưng và đâm đến thận. Từ đây sẽ lấy một mẫu mô ở thận để kiểm tra dưới kính hiển vi giúp xác định mức độ viêm hoặc sẹo của thận

8. Điều trị bệnh lupus như thế nào?

Lupus được điều trị bằng các loại thuốc ngăn chặn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng bao gồm các loại thuốc như steroid (corticosteroid) và thuốc chống sốt rét. Thông thường, điều trị viêm thận lupus bao gồm:

  • Corticosteroid (thường được gọi là “steroid”)
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Thuốc ức chế men chuyển và ARB
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thay đổi chế độ ăn uống

Corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch: Những loại thuốc này được sử dụng để làm giảm hệ thống miễn dịch và ngăn nó tấn công làm tổn thương cầu thận.

Thuốc ức chế ACE và ARB: Đây là những loại thuốc hạ huyết áp được sử dụng để giảm mất protein trong máu và kiểm soát huyết áp.

Thuốc lợi tiểu: Nhóm loại thuốc này giúp cơ thể bớt tích tụ dịch, nó cũng được dùng để hạ huyết áp.

Thay đổi chế độ ăn uống:  bao gồm chế độ ăn giảm muối (natri) và giảm đạm để giảm tải chất thải cho thận.

9. Các phương pháp điều trị này có tác dụng phụ không?

Mỗi loại thuốc trong bất kỳ phương pháp điều trị nào đều có thể có tác dụng phụ riêng. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường không đáng kể với hầu hết bệnh nhân.

Nếu bạn là một phụ nữ bị bệnh thận lupus và muốn có con, nên cần được tư vấn của bác sỹ về ảnh hưởng của việc điều trị trong quá trình mang thai.

Hầu hết bệnh nhân khi được điều trị và kiểm soát đều có tuổi thọ sống gần như bình thường. Tuy nhiên, có thể cần dùng thuốc trong nhiều năm. Với những người có bệnh lupus ít bùng phát hoặc ít triệu chứng cũng cần nên đi khám sức khỏe định kỳ.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan