Bệnh thận đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?

Bệnh thận đái tháo đường là tên được đặt cho những tổn thương thận do bệnh tiểu đường gây ra. Theo thống kê, cứ 5 người bệnh tiểu đường sẽ có 2 người mắc bệnh thận do tiểu đường. Có nhiều cách để giảm

Bệnh thận đái tháo đường là tên được đặt cho những tổn thương thận do bệnh tiểu đường gây ra. Theo thống kê, cứ 5 người bệnh tiểu đường sẽ có 2 người mắc bệnh thận do tiểu đường. Có nhiều cách để giảm nguy cơ phát triển biến chứng này. Ngoài ra, việc phát hiện và can thiệp sớm cũng có thể trì hoãn bệnh tiến triển thành suy thận.

Cùng tìm hiểu căn nguyên, dấu hiệu và cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên thận qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Bệnh thận đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Tiểu đường kiểm soát kém gây ra các biến chứng trên mạch máu lớn và nhỏ của cơ thể. Tổn thương thận do đái tháo đường nằm trong nhóm biến chứng mạch máu nhỏ của đái tháo đường, bên cạnh biến chứng võng mạc và biến chứng thần kinh.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thận và các chức năng cơ bản của thận trong việc loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc trì hoãn biến chứng thận ở người bệnh tiểu đường là xây dựng một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng để kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp cao.

Qua nhiều năm, bệnh thận đái tháo đường dần dần làm hỏng hệ thống lọc của thận có thể dẫn đến hội chứng thận hư và/hoặc suy thận (hay còn gọi là bệnh thận giai đoạn cuối). Điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm tình trạng này xảy ra, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng.

Xem thêm

Tác hại của bệnh tiểu đường với cơ thể là như thế nào?

Phân giai đoạn bệnh thận đái tháo đường

Bác sĩ có thể chia nhỏ các giai đoạn của bệnh thận, tùy thuộc vào độ lọc cầu thận (GFR).

  • Giai đoạn 1: Có tổn thương thận nhưng chức năng thận bình thường và GFR từ 90% trở lên.
  • Giai đoạn 2: Tổn thương thận, thận mất một số chức năng và GFR từ 60–89%.
  • Giai đoạn 3: Mất chức năng từ nhẹ đến nặng và GFR từ 30–59%.
  • Giai đoạn 4: Mất chức năng nghiêm trọng và GFR từ 15–29%.
  • Giai đoạn 5: Suy thận và GFR dưới 15%.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường

Bệnh thận đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?

Trong giai đoạn đầu, bệnh có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Ở giai đoạn sau (4-5), các triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường giai đoạn cuối có thể bao gồm:

  • Huyết áp cao ngày càng khó kiểm soát
  • Sưng bàn chân, mắt cá chân, bàn tay hoặc mắt
  • Nước tiểu có bọt hoặc tiểu ra máu
  • Nhầm lẫn hoặc khó suy nghĩ
  • Hụt hơi
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Ngứa
  • Mệt mỏi, ốm yếu.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh thận đái tháo đường là gì?

Mức đường huyết cao có thể làm tổn thương các mạch máu ở thận dẫn đến bệnh thận đái tháo đường. 

Thận có hàng triệu cụm mạch máu nhỏ gọi là cầu thận. Cầu thận có chức năng lọc chất thải từ máu gồm nước, các chất điện giải, các chất thải trong quá trình chuyển hóa như urê, acid uric,… và một số thuốc. Chất đạm hoặc các chất có khối lượng phân tử lớn sẽ được giữ lại trong máu. Bình thường sẽ không có đạm trong nước tiểu. 

Tổn thương do mức đường huyết cao ở người bệnh tiểu đường khiến mạch máu bị rò rỉ và không thực hiện tốt chức năng của nó. Khi đó, một lượng protein trong máu có thể bị lọc và thải ra qua nước tiểu, gọi là protein niệu. Đây thường là dấu hiệu sớm của bệnh thận. Các tổn thương lâu dần khiến thận mất chức năng và dẫn đến suy thận.

Bệnh thận đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?

Các yếu tố rủi ro

Ở người bệnh tiểu đường, những điều sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận do tiểu đường:

  • Mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài. Biến chứng thận có thể gặp sau 5 năm mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, hoặc vào thời điểm phát hiện tiểu đường tuýp 2. Thời gian dễ mắc nhất là sau 10-20 năm sau khi được chẩn đoán.
  • Lượng đường trong máu cao không được kiểm soát tốt
  • Tăng huyết áp không kiểm soát tốt. Huyết áp cao có thể gây tổn thương thận nặng hơn bằng cách tăng áp lực trong hệ thống lọc của thận.
  • Rối loạn mỡ máu (Cholesterol cao)
  • Tuổi cao
  • Béo phì
  • Hút thuốc
  • Ăn nhiều protein
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường và bệnh thận.

Biến chứng

Bệnh thận đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?

Các biến chứng của bệnh thận đái tháo đường có thể xảy ra từ từ trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, bao gồm:

  • Tích tụ chất lỏng cơ thể, biểu hiện bằng cách triệu chứng như sưng tay và chân, huyết áp cao hoặc phù phổi
  • Tăng kali máu
  • Bệnh tim mạch, ví dụ như nhồi máu cơ tim, đột quỵ
  • Thiếu máu.

Biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối là suy thận không thể phục hồi.

Các bất thường khác ở đường tiết niệu xảy ra cùng với bệnh thận đái tháo đường có thể đẩy nhanh sự suy giảm chức năng thận bao gồm hoại tử nhú, nhiễm toan ống thận loại IV và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bệnh thận đái tháo đường được chẩn đoán thế nào?

Xét nghiệm chức năng thận thường được thực hiện định kỳ trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Các xét nghiệm sàng lọc định kỳ có thể gồm:

  • Xét nghiệm albumin nước tiểu. Albumin là một loại protein trong máu. Bình thường, thận không lọc albumin ra khỏi máu nên không tìm thấy nó trong nước tiểu. Có albumin trong nước tiểu gợi ý việc thận không hoạt động tốt. Ở giai đoạn đầu của bệnh thận tiểu đường, bài tiết albumin qua nước tiểu ở mức 30 đến 300 mg albumin/ngày và được gọi là microalbumin niệu. Sau vài năm, microalbumin niệu tiến triển thành macroalbumin niệu (protein niệu > 300 mg/ngày).
  • Tỷ lệ albumin/creatinin. Creatinin là một chất thải mà thận khỏe mạnh lọc ra khỏi máu. Chỉ số này lớn hơn bình thường cho biết thận đang có vấn đề.
  • Mức lọc cầu thận (GFR). Chỉ số này thấp có nghĩa là thận không hoạt động tốt.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang, siêu âm hoặc sinh thiết thận để đánh giá toàn diện và chính xác hơn các vấn đề thận.

Điều trị bệnh thận đái tháo đường

Bệnh thận đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?

Bước đầu tiên là điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Các bác sĩ luôn đề nghị mức HbA1c mục tiêu cần đạt là 7% và huyết áp mục tiêu là 130/80 mmHg.

Cách điều trị là kết hợp nhiều yếu tố bao gồm chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, tập thể dục và dùng thuốc theo toa. Việc này có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn các ảnh hướng trên thận và các biến chứng khác.

Trong giai đoạn đầu của bệnh thận đái tháo đường, sử dụng thuốc nhằm mục đích kiểm soát các vấn đề sau:

  • Huyết áp cao: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc ức chế thụ thể angiotensin 2.
  • Đường huyết cao: Insulin, metformin, chất chủ vận GLP-1 và chất ức chế SGLT2. Thuốc ức chế SGLT2 hoặc thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 có thể bảo vệ tim và thận khỏi bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Các hướng dẫn mới khuyến cáo sử dụng 2 thuốc này điều trị tiểu đường cho người suy thận.
  • Cholesterol cao: Thuốc nhóm statin được sử dụng để điều trị cholesterol cao và giảm lượng protein trong nước tiểu.
  • Sẹo thận: Finerenone có thể giúp giảm mô sẹo ở bệnh thận đái tháo đường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc có thể làm giảm nguy cơ suy thận, giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim, đau tim và phải đến bệnh viện để điều trị suy tim ở người lớn mắc bệnh thận mạn tính liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Bác sĩ cũng có thể kê đơn vitamin D, vì những người mắc bệnh thận thường có lượng vitamin D thấp. 

Nếu bạn dùng những loại thuốc này, bạn sẽ cần xét nghiệm theo dõi thường xuyên.

Điều trị bệnh thận đái tháo đường tiến triển

Đối với bệnh suy thận (bệnh thận giai đoạn cuối), các lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Chạy thận nhân tạo
  • Thẩm phân phúc mạc
  • Ghép thận hoặc ghép thận-tụy
  • Điều trị hỗ trợ.

Chế độ ăn uống ở người mắc bệnh thận đái tháo đường

Ở người mắc bệnh thận, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng hạn chế các chất sau:

  • Nước: Mặc dù uống nước rất cần thiết nhưng uống quá nhiều nước có thể làm tăng nguy cơ phù và huyết áp cao.
  • Natri (muối): Chất này có thể làm tăng huyết áp.
  • Protein: Đối với người mắc bệnh thận, protein có thể khiến chất thải tích tụ trong máu, gây thêm áp lực lên thận.
  • Phốt pho: Có trong nhiều loại thực phẩm giàu protein và sữa. Quá nhiều phốt pho có thể làm xương yếu đi và gây áp lực lên thận.
  • Kali: Những người mắc bệnh thận có thể có lượng kali cao hơn mức bình thường, điều này có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh.
  • Xem thêm

    Người bệnh thận nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất?
    Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường: Nên ăn gì và kiêng gì?

    Phòng ngừa

    Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh thận đái tháo đường

    Để giảm nguy cơ phát triển bệnh thận tiểu đường, bệnh nhân nên:

    • Tái khám định kỳ nhằm đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết và nhận biết sớm các biến chứng.
    • Cố gắng giữ lượng đường trong máu ở mức mục tiêu. Điều này có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm bệnh thận do tiểu đường.
    • Điều trị huyết áp cao hoặc các bệnh lý khác. 
    • Thận trọng với các thuốc sử dụng. Đối với những người mắc bệnh thận do tiểu đường, một số thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau có thể dẫn đến tổn thương thận.
    • Giảm cân và giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh. 
    • Không hút thuốc vì hút thuốc lá có thể gây tổn thương thận hoặc làm tổn thương thận nặng hơn. 

    Xem thêm

    Nhận biết 7 dấu hiệu của bệnh tiểu đường không kiểm soát

    Biến chứng thận là một biến chứng phổ biến và nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc và tiến triển thành biến chứng của bệnh thận đái tháo đường.

    Đọc bài gốc tại đây.
    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
    Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
    Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
    Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
    Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
    Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
    Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
    Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
    Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
    Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan