Bệnh thận có di truyền không? Đây là câu trả lời của bác sĩ!

Hiện nay, xã hội phát triển nhanh, càng có nhiều căn bệnh xuất hiện. Các bệnh này không những chỉ xảy ra trên các cá thể riêng lẻ mà nó còn có tính di truyền. Nhiều đứa trẻ khi vừa sinh ra đã mắc các bệnh này. Các cơ quan đều có các bệnh di truyền của nó. Thông thường bệnh di truyền không chỉ xảy ra ở một cơ quan. Nó được tạo ra bởi sự tương tác của nhiều cơ quan. Bệnh thận có di truyền không? Bài viết dưới đây của ThS.BS Trần Quốc Phong sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn.

Bệnh thận có di truyền không

Bệnh thận có di truyền không? Từ lâu, các bác sĩ đã cho rằng bệnh thận mang tính di truyền. Điều đó có nghĩa là một số thành viên trong một gia đình có nguy cơ mắc cao hơn gia đình khác. Nghiên cứu gen của các gia đình này có nhiều hơn một người mắc bệnh thận.

Một dự án nghiên cứu gần đây đã xem xét tác động của gen đối với nguyên nhân gây bệnh thận. Tiến sĩ Sun Woo Kang, một nhà nghiên cứu về thận học cho biết: “Ông tôi bị tăng huyết áp trong 45 năm”. “Bố tôi bị tiểu đường và tăng huyết áp đã 25 năm. Ông ấy đã được phẫu thuật bắc cầu tim. Sau đó, gần đây bác sĩ đã phát hiện ra rằng tôi cũng có các bệnh lý về tim mạch hoặc thận có thể mắc tương tự họ. Tôi càng quan tâm nhiều hơn về vấn đề di truyền liên quan đến bệnh thận.”

Nghiên cứu của tiến sĩ Kháng được thực hiện. Ông đã xét nghiệm mẫu máu và DNA của bệnh nhân suy thận. Sau khi nghiên cứu, ông nói: “Trong số những người bị tăng huyết áp, có một nhóm nhỏ có nguy cơ cao phát triển bệnh thận do tăng huyết áp về mặt di truyền”. Vì vậy nhóm này sẽ được điều trị chuyên sâu hơn để giảm sự khởi phát căn bệnh này.

Việc hiểu ra bệnh thận có di truyền không giúp đưa ra những phương pháp điều trị mới. Ngoài ra, biết những người nào mang gen bệnh thận sẽ cho phép bác sĩ tìm ra những người mắc bệnh sớm hơn. Nếu như phát hiện sớm sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng suy thận mạn tính.

Bệnh thận có di truyền không? Đây là câu trả lời của bác sĩ!
Nếu gia đình có người mắc bệnh thận thì bạn có nguy cơ di truyền căn bệnh này

Những điều bạn cần lưu ý nếu người trong gia đình mắc bệnh thận

Như đã giải thích ở trên, đối với câu hỏi bệnh thận có di truyền không thì câu trả lời là có. Nếu bạn có bị bệnh tiểu đường và người thân trong gia đình bị bệnh thận do tiểu đường thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ giống họ. Khả năng này cao hơn rất nhiều người cũng bị đái tháo đường như bạn. Các gen có thể là một phần lý do khiến người Mỹ gốc Phi mắc bệnh cao hơn so với những người gốc khác. Ngoài ra người Tây Ban Nha, người dân đảo Thái Bình Dưỡng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao tương tự.

Các thành viên trong gia đình của những người bị bệnh thận nên nói với bác sĩ của mình. Bác sĩ sẽ hiểu hơn về tiền căn và giúp bạn tầm soát bệnh sớm. Các chuyên gia cho rằng nếu trong gia đình có một thành viên suy thận thì tất cả thành viên trên 18 tuổi nên được làm xét nghiệm về thận.

Cho bác sĩ biết về tiền sử sức khoẻ của bạn. Điều đặc biệt bác sĩ cần biết:

  • Bạn có người thân bị bệnh thận hoặc suy thận không.
  • Về các bệnh nguy cơ có thể dẫn đến bệnh thận như suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp,…
Bệnh thận có di truyền không? Đây là câu trả lời của bác sĩ!
Hãy cho bác sĩ biết về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình

Ngoài tiểu đường, các bệnh thăng huyết áp và tim mạch có thể là những yếu tố dự báo mạnh mẽ bệnh thận mạn. Tiền sử gia đình một lần nữa giúp bác sĩ xác định được nguy cơ của bạn. Nếu ai đó trong gia đình bạn bị bệnh tim, bạn cần nói bác sĩ. Họ sẽ cho bạn làm những xét nghiệm về bệnh thận.

Nên làm gì khi gia đình có tiền sử bệnh thận

Biết được vấn đề bệnh thận có di truyền không rất quan trọng, nhưng sau khi biết được vấn đề đó bạn nên có những việc làm đúng đắn thay vì lo sợ. Khi gia đình có tiền sử bệnh thận, bạn cần phải nói rõ cho bác sĩ biết tình trạng của mình. Các bệnh lý đi kèm mà bạn đang mắc phải. Ngoài ra, bạn còn cần nói rõ những thói quen sinh hoạt của bạn cho bác sĩ. Thói quen sinh hoạt, môi trường sống có thể là yếu tố giúp yếu tố di truyền phát triển thành bệnh.

Ngoài ra, bạn cũng cần yêu cầu bác sĩ của mình thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu dành cho mình để phát hiện sớm bệnh. Thực hiện thăm khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên để biết mức độ của mình. Trò chuyện, ổn định tình thần vì không phải chắc chắn rằng bạn sẽ mắc bệnh thận. Bạn sẽ là người có yếu tố nguy cơ cao hơn so với những người còn lại không có nghĩa chắc chắn bạn sẽ mắc bệnh thận.

Bệnh thận có di truyền không? Đây là câu trả lời của bác sĩ!
Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt để phát hiện bệnh thận sớm.

Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi bệnh thận có di truyền không là có. Bạn cần phải thăm khám sức khoẻ định kỳ. Duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý hơn. Tập thể dục điều độ, tránh căng thẳng stress. Tránh các thức ăn có thể gây bệnh lý tiểu đường và tăng huyết áp. Đồng thời nói rõ với bác sĩ về những điều mà mình lo lắng.

Ths. Bs. CKI Trần Quốc Phong. 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong