Bệnh tế bào mast hệ thống: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Tế bào mast bình thường đóng vai trò bảo vệ bạn khỏi bệnh tật. Tuy nhiên, đôi khi số lượng tế bào mast xuất hiện quá nhiều lại gây hại. Một trong những bệnh gây tăng sản quá mức tế bào mast là bệnh tế bào mast hệ thống. Vậy, bệnh này có nguy hiểm không? Bạn hãy cùng Youmed tìm hiểu nhé.

1. Bệnh tế bào mast hệ thống là gì?

Bệnh tế bào mast hệ thống là một rối loạn mà số lượng tế bào mast trong cơ thể quá nhiều. Thông thường, tế bào mast sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ chữa lành vết thương bằng cách giải phóng các chất như histamine và leukotrienes.

Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh, các tế bào mast dư thừa tích tụ trong da, tủy xương, đường tiêu hóa và xương. Khi chúng được kích hoạt, những tế bào mast này giải phóng các chất khắp cơ thể. Hậu quả là các triệu chứng như đỏ bừng mặt, ngứa, nhịp tim nhanh, đau bụng, chóng mặt hoặc thậm chí mất ý thức. Các tác nhân gây kích hoạt các tế bào mast này gồm rượu, thay đổi nhiệt độ, thức ăn cay và một số loại thuốc nhất định.

Bệnh tế bào mast hệ thống: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
                                                      Rượu bia có thể làm bùng phát đợt bệnh

Bệnh tế bào mast hệ thống có một số thể. Thể bệnh thường gặp nhất là bệnh tế bào mast hệ thống không ổn định – tiến triển chậm.

Thể bệnh thường gặp tiếp theo là bệnh tế bào mast hệ thống kết hợp với một bệnh lí về máu thứ phát. Một thể bệnh khác, bệnh tế bào mast hệ thống rất nặng, phát triển nhanh chóng và thường có tổn thương các cơ quan. Ung thư tế bào bạch cầu mast và sarcoma là những thể bệnh cực kỳ hiếm của bệnh tế bào mast hệ thống.

2. Triệu chứng gồm những gì?

Một số triệu chứng có thể gặp gồm:

  • Da: đau, đỏ, phát ban, đổ mồ hôi
  • Mắt: đỏ, chảy nước mắt
  • Mũi: ngứa mũi, chảy nước mũi, khò khè
  • Miệng và họng: đỏ, sưng lưỡi và sưng môi, sưng nề vùng họng nên khó thở
  • Phổi: khó thở, khò khè
  • Tim mạch: huyết áp thấp, nhịp tim nhanh
  • Dạ dày và ruột: quặn đau, tiêu chảy, buồn nôn
  • Hệ thần kinh trung ương: đau đầu, choáng váng, lú lẫn và cực kì mệt mỏi

Bệnh tế bào mast hệ thống: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Người bệnh thường có triệu chứng mũi, họng

Trong một số ca bệnh nặng, người mắc có thể bị đe dọa tính mạng do shock phản vệ. Khi đó, huyết áp tụt nhanh, mạch yếu và tắc nghẽn đường thở. Đây là một tình trạng cần phải nhập cấp cứu khẩn.

3. Các yếu tố nguy cơ làm bùng phát đợt bênh tế bào mast hệ thống:

Mỗi đợt bệnh thường do một yếu tố kích hoạt lên. Tuy vậy, để tìm ra nguyên nhân gây bùng phát đợt bệnh đôi khi rất khó để xác định.

Một số yếu tố kích hoạt gồm:

  • Yếu tố dị ứng nguyên. Như là bị côn trùng đốt hay một số loại thức ăn
  • Một số thuốc. Như thuốc kháng sinh, ibuprofen, thuốc tê
  • Những yếu tố gây căng thẳng tâm lí. Ví dụ lo lắng, bị chấn thương, thay đổi nhiệt độ đột ngột, tập thể dục, mệt mỏi quá mức hay nhiễm trùng
  • Mùi hương, ví dụ như mùi nước hoa
  • Thay đổi hormone. ví dụ khi phụ nữ tới kì kinh.
  • Tăng sản tế bào mast, đây là tình trạng bệnh hiếm gặp, xuất hiện khi mắc ung thư và bệnh nhiễm trùng mạn tính.
  • Một số trường hợp vô căn

4. Chẩn đoán bệnh tế bào mast hệ thống như thế nào?

Bệnh đôi khi rất khó để chẩn đoán vì nhiều triệu chứng chồng lắp lẫn nhau. Các tiêu chuẩn chẩn đoán gồm:

  • Triệu chứng bệnh ở ít nhất 2 hệ cơ quan, xuất hiện tái đi tái lại và không do nguyên nhân khác gây ra
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu mỗi đợt bệnh ghi nhận một số marker cao hơn bình thường
  • Thuốc ức chế sản sinh tế bào mast sẽ giúp điều trị triệu chứng

Và để đưa ra chẩn đoán, bác sĩ sẽ ghi nhận lại loạt các bệnh lí bạn từng được chẩn đoán trước đây, khám lâm sàng cẩn thận và làm xét nghiệm khác.

5. Những phương pháp nào dùng để điều trị?

Điều trị cho bệnh tế bào mast hệ thống (SM) dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng hiện diện ở mỗi người. Ví dụ như các loại thuốc sau đây có thể dùng để điều trị các triệu chứng khác nhau liên quan đến bệnh:

  • Thuốc kháng histamin H1 hoặc H2. Vai trò của chúng giúp ức chế vai trò của histamin, một chất do tế bào mast sản sinh.
  • Ổn định tế bào mast. Chúng giúp ức chế tế bào mast giảm tiết các chất
  • Thuốc Antileukotrienes. Thuốc giúp ức chế leukotrienes, cũng là một chất do tế bào mast tiết ra
  • Corticosteroids. Thường dùng để điều trị những đợt phù phổi cấp hoặc khò khè

Một số trường hợp nặng, như shock phản vệ, bạn cần dùng epinephrine đường tiêm. Epinephrine có thể được tiêm ngay khi bệnh nhân nhập cấp cứu. Ở một số nước, người bệnh có thể tự tiêm tại nhà nhờ một bút tiêm EpiPen được bán phổ biến trên thị trường. Ngoài ra, người bệnh cũng nên có một tấm thẻ ghi lại thông tin cá nhân và tình trạng bệnh bản thân, yếu tố kích hoạt lên.

Nói tóm lại, bệnh tế bào mast hệ thống là một bệnh lí mà cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào mast. Hệ quả là các triệu chứng xuất hiện ở hàng loạt hệ cơ quan trong cơ thể người mắc. Chúng có thể triệu chứng ở da như phát ban, vã mồ hôi, đỏ mắt, chảy nước mũi… Đôi khi thậm chí có thể xuất hiện shock phản vệ nếu cơ thể phản ứng với dị ứng nguyên quá mạnh. Do đó, khi bạn nghi ngờ bản thân mắc bệnh tế bào mast, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm thêm những xét nghiệm cần thiết.

Bác sĩ VŨ THÀNH ĐÔ

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Đau dạ dày uống gì? 10 thức uống giúp giảm cơn đau dạ dày hiệu quả
Đau dạ dày (hay đau bao tử) là một triệu chứng tương đối phổ biến. Tình trạng này thường được mô tả là cơn đau âm ỉ, nóng rát và tức tại vùng thượng
Hình ảnh tin tức Giải mã: Bà bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái?
Trong dân gian tồn tại rất nhiều mẹo đoán giới tính thai nhi khác nhau, chẳng hạn như thèm chua sinh con trai, thèm ngọt sinh con gái, nghén lạnh đẻ
Hình ảnh tin tức Đang cho con bú uống collagen được không? Cách uống an toàn, hiệu quả
Sau khi sinh, phụ nữ thường gặp nhiều vấn đề không mong muốn với làn da, tóc, móng tay, xương khớp… Việc uống collagen có thể giúp cải thiện những
Hình ảnh tin tức 10 cách khắc phục trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho hiệu quả
Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho là tình trạng khá phổ biến, nhất là với những bé có sức đề kháng yếu. Vậy, vì sao bé có đờm ở cổ nhưng không
Hình ảnh tin tức 6 cách nấu hạt chia thành món giải nhiệt ngon lành, hấp dẫn
Theo nghiên cứu, hạt chia là loại thực phẩm dinh dưỡng. Hạt chia không chứa gluten, là nguồn chất xơ, protein và chất béo tốt. Ngoài ra, đây cũng là